Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Về một bức thư của Hồ Chí Minh gửi I.V Stalin


    Vừa rồi trên mạng xã hội (FB) có đăng một bức ảnh chụp thư được cho là của Hồ Chí Minh gửi I.V Stalin bằng tiếng Nga. Đây là một trong các hiện vật của Cuộc triển lãm tài liệu lịch sử "Sự hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật của Liên Xô-Việt Nam từ năm 1950 - 1990".

   Khi đưa hình ảnh này NGƯỜI BUÔN GIÓ có đặt vấn đề: Sao bác lại phải '' xin chỉ thị '' của đồng chí Stalin. Sao bác lại ký tên mà không ghi danh chủ tịch rồi mới HCM nhỉ. Chả lẽ Stalin là cấp trên của bác kính yêu sao? Chắc là thư giả rồi , bác làm gì mà nói năng hèn thế.

Thinh Phan Tri cho rằng phải ký tên - Ho Chi Minh - như thế này mới đúng người Việt, Ký bằng tiếng Nga và tiếng Tàu thì không phải VN. Mình nghi thư này là thư giả. Hihihi

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

G.s J.London: “Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”


  

 Hôm qua, 27/04/2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng  tại Quảng Ngãi đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có giáo sư Jonathan London, Trường Đại học Hồng Kông.

Ông J. London đến dự hội thảo để trình bày một tham luận viết chung với chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt. Điều mà hai tác giả nhấn mạnh đó là, để được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam một mặt phải quảng bá nhiều hơn nữa các bằng chứng pháp lý và lịch sử, nhưng mặt khác phải chấp nhận cải cách chính trị trong nước, thực thi dân chủ và nhân quyền. Từ Quảng Ngãi, giáo sư London trả lời phỏng vấn RFI:

Ai cũng biết là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp và Việt Nam hiện nay dù có những cơ sở pháp lý mạnh hơn so với Trung Quốc nhiều, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được sự ủng hộ của quốc tế. Nhiều khi Việt Nam không tỏ ra hiệu quả lắm về vấn đề quảng bá những thông tin về tranh chấp ở Biển Đông, nên tôi đề nghị là trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào việc làm rõ về những bằng chứng mà Việt Nam hiện có về tranh chấp Biển Đông.

Trong bài mà tôi viết cùng Vũ Quang Việt, chúng tôi nhấn mạnh là vấn đề tranh chấp Biển Đông có liên quan đến chính trị trong nước. Để nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế và để khai thác sự ủng hộ của quốc tế đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước, như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận... Những vấn đề nhân quyền ấy là những trở ngại, tức là không ai mà muốn ủng hộ Việt Nam, hoặc ít người ủng hộ, nếu họ thấy là hành vi của các lãnh đạo Việt Nam không hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Liêm sỉ và... xã hội đen


Con người vốn là động lực phát triển, nhưng cũng là... mầm mống tai họa xã hội.
Những ngày này, thế giới vừa chứng kiến một chấn động mạnh của nước Mỹ. Hai anh em nhà Tsarnaev- nghi phạm đánh bom khủng bố tại Boston, kẻ bị chết, kẻ bị bắt và nay mai sẽ phải hầu tòa. Giờ là lúc dư luận lắng xuống bởi những câu hỏi, chuyển từ "kẻ nào" sang"tại sao"? Trước một vụ việc tội ác, động cơ kẻ phạm tội bao giờ cũng được đặt ra.
Còn trước sự suy thịnh, hưng vong của xã tắc, quốc gia, phẩm cách con người bao giờ cũng được đề cập đến.
Những tháng năm thật buồn...
Mới đây, Cổng TTĐT Chính phủ có bài viết của GS. TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ mà chủ đề bài viết khiến dư luận giật mình, quan tâm sâu sắc: Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ.

Liêm sỉ, theo Hán Việt từ điển giản yếu (Đào Duy Anh- NXB Văn hóa- Thông tin, 2005) là "liêm khiết, biết điều sỉ nhục", là bản tính trong sạch quyết không làm điều phải xấu hổ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Như Ý- NXB Giáo dục), liêmsỉ là bản chất trong sạch, ko vướng vào điều tủi hổ.
Đương nhiên, đối ngược với liêm sỉ là vô liêm sỉ, là con người ta làm những điều đáng hổ thẹn, nhưng không hề hổ thẹn. Nói theo cách nói của giáo dục, là mất nhân cách, không coi trọng danh dự, không biết hổ thẹn là gì.
Suy ngẫm kỹ, thấy cái chủ đề bài viết Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ là... hơi muộn. Vì liêm sỉ- biết xấu hổ, phải là ý thức, là thái độ sống con người được dạy dỗ từ bé thơ cho đến khi trưởng thành. Không chỉ bằng những tấm gương của các bậc tiền nhân, bằng trang sách, mà còn bằng những câu thành ngữ của trang đời, của cha ông tự ngàn xưa để lại, thâm thúy và thấm thía: Đói cho sạch/ rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề; Thật thà là cha quỷ quái...
Thế nhưng vì sao, bài viết của vị GSTS Hội đồng Lý luận TƯ lại xới lên một vấn đề tưởng chừng như nằm sâu trong ý thức sống của người Việt? Bởi liêm sỉ hiện đang là của quý và hiếm? Hay bởi xã hội hiện đại ngày nay, có những "đồng dao" còn tuyệt vời hơn cả... liêm sỉ: Tiền là Tiên, là Phật/ Là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già/ Là đà cho danh vọng/ Là lọng của nịnh thần/ Là cán cân công lý/ Tiền là hết ý...

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Giữa Việt Nam và Trung Quốc không truyền thống hữu nghị, cũng không tương đồng về ý thức hệ.



Nguyn Trng Vĩnh
 Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

Trong chuyến thăm Trung Quc tháng 10/2011 ca đoàn Vit Nam do TBT Nguyn Phú Trng dn đu, TBT H Cm Đào nói vi TBT Nguyn Phú Trng câu: “Truyn thng hu ngh gia 2 Đng và 2 nước là tài sn quý báu cn gìn gi và truyn cho các thế h mai sau”… và t trước đến nay trong các cuc gp g cp cao hai bên, phía Trung Quc thường nhc li: “Hai nước chúng ta sông núi lin nhau, văn hóa tương đng, hai đng cùng chúng ý thc h là cơ s ca tình hu ngh bn vng…”.
Da trên din biến thc tế, th phân tích xem có đúng thế không?
Khách quan mà nói, tình hu ngh Vit – Trung có biu hin trong hai thp k t 1950 đến 1970. Trong thi gian đó, Trung quc giúp ta khá ln v nhiu mt. Trong s giúp đ đó, có li ích trước mt và đng cơ sâu xa ca h, va giúp ta va hn chế thng li ca ta. Dù sao ta cũng công nhận là có tình hu ngh Trung  – Vit. Còn ra thì sao?

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?


Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Lễ hội làng Cưỡng Chế


(tái bản, có bổ sung)


   Vùng đất này nguyên trước đây có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải phòng, vốn là một bãi biển hoang vu, không một mái nhà. Các cụ cao niên kể lại rằng sau đó có một người tên là Đoàn Văn Vươn đã xin khai hoang lấn biển hàng chục năm trời, làm nhà sinh sống tại đây, và từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập ấp, lâu dần tạo nên một vùng dân cư trù phú như ngày nay. Người dân vì thế thường gọi ông là Kỳ tài Đoàn Văn Vươn.


 

        Lễ hội làng Cưỡng Chế - đăng báo xuân năm 2112 

   

Tấm bia đá tại đình làng Cưỡng Chế có ghi lại vào năm thứ hai triều nhà Nguyễn Phú, bọn cường hào ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây, khởi đầu là việc cưỡng chế đất khai hoang của Kỳ tài Đoàn Văn Vươn, như là trường hợp răn đe điển hình. Nhưng không chịu khuất phục, người nông dân hiền lành này đã dám đứng lên cùng với các anh em họ hàng của mình tổ chức chống lại bọn tham quan bằng mìn tự chế và súng hoa cải. Việc tuy không thành, nhưng  cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai. 


Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

TÔN-GIÁO NÀO TỐT NHẤT ?

Đây là một mẩu đối-thoại ngắn với Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma , nhà Thần-học người Brazil , Leonardo Boff kể lại :
Tại một cuộc hội-thảo bàn tròn về “Tôn-giáo và tự-do” có Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma và tôi cùng tham-dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh-nghịch vừa tò-mò :

“Thưa ngài, tôn-giáo nào tốt nhất? ”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói:
“Phật-giáo Tây-tạng” hoặc
“Các tôn-giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma trầm-ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…
Điều này làm tôi ngạc-nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.

Ngài trả lời:
“Tôn-giáo tốt nhất là tôn-giáo đưa anh đến gần Đấng tối-cao nhất. Là tôn-giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

Để giấu sự bối-rối của tôi trước 1 câu trả-lời đầy khôn-ngoan như thế, tôi hỏi:
“Cái gì làm tôi tốt hơn? ”

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Chuyện chỉ có ở Việt Nam


 Khi nhà ngôn ngữ làm nghiên cứu khoa học


ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM MATXCƠVA


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Góp ý về “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992


“Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”  và  “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” đã được hiến định!

Điều 45 (HP 1992)
    Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.

Điều 70 ( sửa đổi, bổ sung Điều 45 HP 1992)
    Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
                                                                (hết trích)

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Trung Quốc đánh bài ngửa ở Triều Tiên phục vụ mưu đồ lớn?


Quân đội Trung Quốc đang được đặt vào trạng thái sẵn sàng cấp độ 1, mức độ cao nhất ở biên giới với Triều Tiên.

Xưa nay, Trung Quốc có quan hệ gần gũi và thân thiết nhất với Triều Tiên, là bạn hàng, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho Bình Nhưỡng trong những thập kỷ qua. Hai nước cũng ký kết hiệp ước quân sự lâu đời mà theo đó Bắc Kinh sẽ viện trợ cho Bình Nhưỡng trong trường hợp bị tấn công. Nói chung là, nhất cử nhất động gì của Triều Tiên, Trung Quốc đều rất rành rọt.


Quân đội Trung Quốc “ùn ùn” kéo về biên giới, sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên?

Trong việc khơi mào chiến tranh với Mỹ, Hàn, Nhật mặc dù Triều Tiên là nước ra mặt nhưng cả thế giới ai cũng hiểu, Trung Quốc là kẻ đứng phía sau lưng thị uy, ra lệnh? Tuy nhiên, Trung Quốc không thừa nhận và trong lúc cả thế giới phản đối Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng nhoi nhoi nói là “phản đối” hòng che đậy cái giã tâm thâm độc.

Công an TP HCM lên tiếng về thu hồi đất


Trong đợt góp ý Dự thảo Luật đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng công an tại đây đã đề nghị Nhà nước không can thiệp vào chuyện thu hồi đất cho “các dự án phát triển kinh tế –xã hội”.
Ý kiến được trang web BấmCông an TPHCM hôm 2/4/2013 đăng tải, nói cán bộ chiến sỹ công an thành phố đã nêu ý kiến:
“Cần tránh việc lợi dụng danh nghĩa thu hồi đất để trục lợi cá nhân, tổ chức và chủ đầu tư dự án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quyền lợi về tài sản đất đai của người dân.”
Trong khi Hải Phòng đang diễn ra vụ xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn “chống người thi hành công vụ” trong vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng hồi đầu năm 2012, các ý kiến mà trang Công an TPHCM nêu ra một cách chính thức là điều đáng chú ý dù xảy ra ở một địa phương khác.
Cảnh sat cơ động tham gia cưỡng chế tại Tiên Lãng, Hải Phòng.

Tránh lợi ích nhóm

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Tổ chức hưu trí trong xã hội tư bản giãy chết


  Vừa rồi trên mạng Bauxitevn có cho đăng hai bài về hưu trí  với ngụ ý nói không nên tiếc cái hưu trí cấp bởi nhà nước XHCN. Để đóng góp vào chủ đề này, tôi xin có vài lời về tổ chức hưu trí trong xã hội tư bản giãy chết nơi tôi đang sống (Canada), để đồng bào bên nhà có thể làm so sánh xem có nên dứt khoát Không luyến tiếc cởi bỏ cái áo (quan) CS. Trong các nước tư bản tiến bộ, tất cả những ai đi làm đều phải đóng bảo hiểm về hưu trí (assurance vieillesse) mà các công ty phải trừ tự động trong lương của nhân viên lãnh mỗi hai tuần một để nộp cho sở thuế . Với những người mới sang di dân nhập quốc tịch thì điều kiện tối thiểu phải là đã sống được mười năm ở nước sở tại, lúc được 65 tuổi. Những người ở tuổi hưu nhưng chưa hội đủ điều kiện để hưởng tiền già như nêu trên thì cũng được chánh phủ cho hưởng trợ cấp xã hội cho khỏi chết đói trong khi chờ hội đủ điều kiện.
Minh họa: Đỗ Đức