I. Mặt nạ có từ khi
nào?
Câu hỏi (cái
gì đó) “có từ khi nào” rất thường gặp. Và
trong phần lớn trường hợp, các
em học sinh
(cả người “lớn” nữa)
tự hào
trả lời: “Từ khi
có Đảng!”. Từ khi
có Đảng có
thêm rất nhiều thứ. Cũng
nhiều thứ có
trước đó
không còn nữa. Vậy nên
câu trả lời thường là
đúng!
Một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng có lần kể câu chuyện sau (câu chuyện có thật, nhưng vì ông nổi tiếng hài
hước, nên
nhiều người tưởng
ông bịa).
Một lần ông
cùng với Ban
giám đốc Sở một tỉnh nọ đến dự giờ Tiếng Việt của một cô
giáo dạy giỏi. Là
chuyên gia ngôn ngữ, ông giật thót mình khi nghe cô đặt câu hỏi:
Tiếng Việt ta có từ khi
nào? Lại giật mình hơn nữa vì cả lớp giơ tay cái “roạt”! Cô giáo chỉ định một em
phát biểu, và
em dõng dạc trả lời: “Tiếng Việt ta
có từ khi
có Đảng”. Cả cô
giáo lẫn Ban
giám đốc Sở rất tự hào
vì trình độ học sinh
của
mình.
Lần này,
trước câu
hỏi Mặt nạ có từ khi
nào, tôi rất muốn được “tự hào” trả lời “Mặt nạ có từ khi
có Đảng”.
Tiếc là
không thể nói vậy. Có
“tự hào”
đến mấy cũng
chỉ dám
nói : “Có từ thời Hùng Vương”. Trả lời thế vừa đủ tự hào,
vừa an
toàn: ai mà bắt bẻ được? Ai
biết thời Hùng
Vương …có từ khi
nào?
Nhiều nhà
khảo cổ học cho
rằng,
người
Neanderthal đã biết dùng mặt nạ cách đây 35.000 năm, khi tìm thấy phiến đã đẽo hình
giống mặt người. Nói
thế cũng
có phần
khiên cưỡng, vì
chắc gì
người
neanderthal đã dùng cái đó để làm mặt nạ? Nhưng chí ít mặt nạ cũng
đã có từ cách
đây 9000 năm, theo hiện vật lưu giữ ở bảo tàng Musée
Bible et Terre Sainte (Paris),
và Israel Museum (Jerusalem).
Như thế, chắc mặt nạ phải có trước thời Hùng Vương.
II. Mặ nạ dùng
làm gì?
Tất nhiên là để che cái gì đó. Có lẽ những người đầu tiên
biết dùng
cái gì đó để che
là Adam và Eva, sau khi ăn phải trái cấm. Có
điều cái
họ che lại
không phải là mặt, nên
họ không
được vinh
danh là những người sáng
tạo ra mặt nạ!
Nhưng trước khi trở thành món trang sức trong lễ hội như
ngày nay thì công dụng của mặt nạ có lẽ vẫn thế: nó thường được dùng để che mặt trong hoặc sau khi làm cái gì đó có thể bị cấm.
Mấy anh hề trong chèo Việt thường đeo
(hoặc vẽ mặt) để có thể mạnh dạn hơn
khi công kích cái xấu ở đời, biến quan lại thành trò hề. Làm như thế, người phê phán có được cái vỏ bọc “vô nhân xưng”. Không ông quan nào dám “đôi co” với anh
hề, để khỏi tự biến mình
thành trò hề!
Điều
tương tự cũng
thường thấy ở nhiều nước. Chẳng hạn Hàn
Quốc đến nay
còn lưu giữ truyền thống đó
trong kịch Talchum, còn Nhật Bản thì
có kịch Noh. Ở ta, có lẽ Tuồng cũng thuộc loại đó.
Như vậy, mặt nạ là vũ khí của kẻ yếu. Và xã hội lành mạnh từ xưa đã chấp nhận điều đó, để kẻ yếu có thể phê phán kẻ mạnh, góp phần làm xã hội lành mạnh hơn.
Ngày
nay, một số người thuộc
“phái mạnh” lại
thích dùng mặt nạ. Phái mạnh đây không hiểu theo
nghĩa “ có mày râu”,
mà theo nghĩa có “có quyền lực”. Dùng
mặt nạ, tức là
không “xưng danh” thật khi xung trận. Mà “trận địa” đây đâu đã phải là súng đạn, mới chỉ là “bút trận” thôi!
Công dụng của mặt nạ ngày
nay đã thay đổi rồi sao?
Hay mặt nạ thì vẫn thế, mà phái mạnh đã không còn là phái có quyền lực? Ít nhất thì
cũng trong lĩnh vực “bút trận”.
Ngày
xưa người mạnh
cũng có khi dùng mặt nạ. Đó là các hiệp sĩ đeo mặt nạ sắt để bảo vệ khi xung trận. Nhưng thường trước khi đánh nhau, họ lật mặt nạ cho
nhau nhìn mặt, hoặc nói
rõ tên họ. Hiệp sĩ
thì không so đao với kẻ vô danh (xem Ivanhoe của Walter Scott thì rõ).
Hà Huy Khoái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét