Chắc chắn nước Nhật không chọn một tay tâm thần lên làm bộ trưởng.
Bản thân ông chắc chắn cũng không bị ai đầu độc hay uống nhầm thuốc khi thốt ra
những lời này, mà xuất phát từ sự tự ý thức sâu sắc về thực tế hiển nhiên của
người Nhật. Điều trớ trêu ở đây chỉ có thể là chức vị của ông.
Nói ra những điền này để thấy rằng thắng chưa chắc được, thua
chưa chắc mất. Nước Nhật thực tế đã đánh đổi cả cuộc chiến đẫm máu để được sự
thịnh vượng ngày nay. Họ đã thua người Mỹ nhưng thắng chính bản thân.
Ở một xứ khác, sau một cuộc chiến cũng rất đẫm máu với chính
những người anh em, sau vài chục năm, người thắng vẫn không biết mình thắng gì và
mất gì.
Họ đã thắng nhưng không phải cách thắng của người Mỹ. Giờ họ thua
nhưng cũng không phải cách thua của người Nhật.
Còn sau đây là comment của mình:
Vì "họ đã thắng nhưng không phải cách thắng của người Mỹ. Giờ
họ thua nhưng cũng không phải cách thua của người Nhật" cho nên họ hết lạy
lục phương Bắc với tuyên bố 10 điều lại cầu cứu phương Tây với tuyên bố 9 khoản
hầu cứu sống cái nền kinh tế nát bét, huhuhu.
Cheers.
stt của facebooker Thái Lâm Phạm
27/7 : TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ MỘT! DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT!
Trả lờiXóaĐã là chiến tranh, bao giờ cũng có "bên này", "bên kia", nhưng bên nào cũng là con người. Chiến tranh trong một quốc gia (còn gọi là nội chiến) thì "bên này" hay "bên kia" cũng đều là người cùng một nhà cả, cũng họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần, họ Võ, v,v,... Có ai nghĩ đến những người lính thua thiệt trong chiến tranh, nhưng không được gọi là thương binh, liệt sĩ?
- Hoàng Nghĩa Thắng -
Sông Quê chia sẻ ảnh của Hoàng Nghĩa Thắng.
Tôi có một người bạn, anh là một người lính lại là thương binh, năm nào đến ngày 27/7 anh cũng đều xót xa, thương cảm cho những người bên kia chiến tuyến thương tật suốt đời mà không một ngày được nhắc tới.
Còn tôi, tôi thương tất cả người lính ở cả hai bên chiến tuyến. Tôi xin nói tiếng nói tự đáy lòng mình, , từ lâu tôi hằng mong ước có một ngày nhà nước (chính quyền của một cấp nào đó cũng được) tổ chức lễ cầu siêu cho tất cả những người lính QĐNDVN và VNCH, cho tu sửa cả nghĩa trang Biên Hòa nữa. Muốn chính quyền đứng ra tổ chức chứ làm lễ cầu siêu cho những người lính đã bỏ mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới phía bắc 1979 thì dân thường chúng tôi cũng đã có làm rồi.
Chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm mà nỗi đau của cuộc chiến tranh vẫn còn hiện hữu, nhưng thời gian qua đi cũng đã cho ta hiểu ra được nhiều điều: Đối với nhân dân thì dù là người lính của QĐNDVN hay VNCH thì cũng đều là đồng bào ta cả, máu chảy ruột mềm.
Tôi đã nhiều lần rơi nước mắt về những người lính của cả hai phía ...
Hôm nay vừa đọc một bài thơ nói về người phế binh VNCH và bây giờ nhìn tấm hình này tôi lại thêm một lần nghẹn ngào không cầm được nước mắt.
Mẹ Việt Nam ơi!
NGỒI XUỐNG ĐÂY
Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai nầy biết có gặp nữa không
Nợ trần gian nợ
cơm áo chất chồng
Tao bươn chải đời long đong vô định
Ngồi xuống đây giữa tâm tình người lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mầy từng vượt những gian nan
Đã sống chết - Lầm than - Và tủi nhục
Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu
Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi
Thôi mầy ạ ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng tư đen
Tao với mầy chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách
Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục
- Sông Quê -
Ngày nào một bên còn tư nhận mình la chính nghĩa, yêu nước. Bên kia là nguỵ là bán nước thì ngày ấy còn đau thương, còn cách biệt.
Trả lờiXóa