Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Cuba và Singapore



Nghe thật khó tin, nhưng vào năm 1959 khi Fidel Castro giành chính quyền ở Cuba và Lý Quang Diệu giành chính quyền ở Singapore thì Cuba là quốc gia giàu mạnh Singapore không dám sánh. Singapore lúc đó là nơi bến cảng đìu hiu, chẳng có tài nguyên gì còn Cuba là quốc gia xuất khẩu thuốc lá, xì gà, đường, cà phê với ngành du lịch nhộn nhịp đang tiền vào như nước.
Ngày nay hai quốc gia đã về hai thái cực. Một bên thịnh vượng vô hạn với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một bên kiệt quệ mòn mỏi với nền kinh tế cộng sản tập trung theo mô hình Soviet.

Với chính sách kinh tế khuyến khích thương mại tự do và đề cao khả năng cạnh tranh với chế độ thuế ưu đãi doanh thương, Singapore vốn là một nước nghèo đói ở thế giới thứ ba đã vượt lên trở thành quốc gia giàu sang hàng thế giới thứ nhất, là trung tâm tài chính và thương mại toàn cầu cạnh tranh cả với New York, London và Thụy Sỹ.
Ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng từ năm 1965 đến năm 1990, khi ông từ giã chính trường, ông để lại di sản đáng tự hào, chỉ trong 25 năm Singapore đạt mức tăng thu nhập quốc dân tới 2800%, từ $500/người/năm lên $14500/người/năm. Nếu tính chỉ số sức mua trên thu nhập quốc dân (PPP) thì Singapore không những đã theo kịp mà còn vượt cả Mỹ.
Còn Cuba dưới sự lãnh đạo của anh em Castro, nền kinh tế càng ngày càng xuống dốc. Kinh tế tư nhân bị triệt tiêu, 26% số dân sống ở mức nghèo đói. Mức sống ở Cuba hiện nay còn thấp hơn cả Liên Xô lúc chưa sụp đổ. Chính phủ Cuba đang ở trên bờ vực phá sản. Hiệu quả sử dụng nhân lực phát triển kinh tế còn thể hiện ở chỗ dân số của Cuba là 11,3 triệu nhưng chỉ có 5 triệu người trong lực lượng lao động, bằng 45% số dân, trong khi đó Singapore với dân số 5,4 triệu có lực lượng lao động tới 3,4 triệu người.
Với quyết tâm xây dựng quốc gia thành trung tâm tài chính thế giới, Singapore thực hiện chính sách mở cửa thương mại cho phép tự do phát triển kinh tế, tự do tài chính và tự do đầu tư. Còn Cuba cấm hết tất cả hướng tới mục tiêu kinh tế xã hội chủ nghĩa, trở thành quốc gia kém phát triển nhất trong vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe. Cuba còn không có cả chỉ số thu nhập nên không được Ngân hàng thế giới đưa vào danh sách gồm 189 quốc gia trong báo cáo hàng năm để xếp hạng về kinh tế.

Kim Chi dịch bài của nhà báo Frank Holmes
Nguồn 
http://www.forbes.com/…/a-tale-of-two-economies-singapore…/…
Số lượng máy bay trên bầu trời NY (Hoa Kỳ) hiển thị trên màn hình

Cuba và Singapore
Bài viết của Trần Du Sinh nhân bình luận của nhà báo Frank Holmes đăng trên tạp chí Forbes so sánh tình hình phát triển của hai quốc gia này sau 55 năm, Singapore thăng hoa còn Cuba thì kiệt quệ   http://www.forbes.com/…/a-tale-of-two-economies-singapore…/…
Nếu ai đọc bài báo này thì sẽ thấy sự tàn phá kinh hoàng của một ý thức hệ sai lầm. Năm 1959, Fidel Castro và Lý Quang Diệu cùng lên nắm quyền ở Cuba và Singapore. Lúc đó Cuba thịnh vượng hơn Singapore rất nhiều. Cuba còn có lợi thế là chưa tới một giờ bay từ thành phố Miami, tiểu bang Florida. Đường giao thương và du lịch với Mỹ đều rất thuận lợi cho đất nước Cuba xinh đẹp trước khi Fidel Castro lên ngôi.
Năm 2013, chỉ số sức mua của Singapore là 61 ngàn đô/đầu người, đứng thứ 3 trên thế giới. Còn Cuba không thể xếp hạng, vì mức thu nhập đủ sống cho người dân chỉ có 30 đô/tháng. Fidel Castro thực hiện việc quốc hữu hóa và đánh tư sản, diệt tư hữu toàn diện đến nỗi chỉ cách đây vài năm người Cuba không được phép sở hữu cả máy vi tính.
Sắp tới Mỹ sẽ mở lại giao thương với hơn 100 chuyến bay mỗi ngày. Với dân số chỉ trên dưới 13 triệu nhưng có tới 2 triệu Cuba kiều, Cuba chỉ cần có tự do thương mại là sẽ cất cánh trở lại. Chỉ cần phát triển ba lĩnh vực du lịch, xuất khẩu xì gà và rượu rum đặc sản là Cuba thu đủ ngoại tệ để vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ hoàn toàn, và nâng một mức sống không thể thấp hơn cho người dân Cuba. Có lẽ không có gì tàn phá nền kinh tế bằng sự ngu dốt và tàn bạo của lãnh đạo đất nước. Hơn 2 triệu người dân Cuba tị nạn sẽ không tha thứ cho dòng họ của Fidel Castro vì đã đưa Cuba phát triển ngược với một đảo quốc từng thua họ là Singapore đến ít nhất nửa thế kỷ phát triển.
Nhắc tới Cuba là tôi nhớ tới Panama, quốc gia phát triển nhất vùng Trung Mỹ, chỉ vì họ không chống Mỹ như Fidel Castro nên họ hưởng lợi nhờ khách du lịch Mỹ và Châu Âu, và họ cũng giúp nuôi sống Cuba nhờ lén nhập khẩu xì gà và rượu rum Cuba dù bị Mỹ cấm vận giao thương với nước cộng sản này.
Tôi cũng đã từng thưởng thức rượu rum và xì gà Cuba ở một quán bar của một người Cuba tị nạn ở Panama. Tôi cũng thích Panama nhưng nhiều người nói Cuba còn đẹp hơn Panama nhiều và quan trọng là có xì gà và rượu rum nấu thủ công rất ngon. Hi vọng hè này mọi người dân Mỹ đều có thể tới thiên đường Cuba nghỉ mát, nhưng chắc chắn đó không phải là thiên đường xã hội chủ nghĩa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét