Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

“Nụ hôn Trump-Putin" có ý nghĩa gì?

Kelly Grovier

Chia sẻ


Image copyrightAFP
Image captionBức tranh do họa sĩ Mindaugas Bonanu thực hiện

Bức tranh vẽ cảnh Donald Trump và Vladimir Putin hôn nhau do một họa sĩ đường phố ở Lithuania tưởng tượng và vẽ ra hồi trung tuần tháng Năm 2016.
Những tấm ảnh chụp lại bức tranh vẽ cảnh khóa môi của Tổng thống Nga và ứng viên cho vị trí đại diện Đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi chỉ vài ngày sau đó.
Bức tranh lớn được vẽ phủ hết chiều dài lưng tường một nhà hàng thịt nướng ở thủ đô Vilnius của quốc gia vùng Baltic.

Thoạt nhìn, nó chế nhạo mối quan hệ ngưỡng mộ đáng ngờ giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Donald Trump sau khi cả hai đưa ra những lời tán tụng lẫn nhau suốt mấy tháng qua.


Image copyrightAFP
Image captionBức tranh mô tả một nụ hôn say đắm của tỷ phú Donald Trump và tổng thống Vladimir Putin

Lấy cảm hứng từ việc ông Putin ca ngợi ông Trump là người "thông minh và tài hoa", rồi việc ông Trump đáp lễ với nhận xét ông Putin là "một nhà lãnh đạo khác biệt, khác hẳn với những gì chúng ta có ở quốc gia này", bức tranh đã phóng đại mối quan tâm và sự đam mê giống nhau của hai người và diễn đạt nó bằng một hành động thân mật quá mức.
Liệu có phải vậy không?
Sau khi vượt qua được cú sốc ban đầu khi ngắm nụ hôn căng thẳng giữa hai người đàn ông đầy nam tính vốn đều từng sống qua thời Chiến Tranh lạnh, nếu nhìn kỹ bức tranh ta sẽ thấy nó thể hiện một góc nhìn bình luận chính trị tinh tế, và điều đó sẽ khiến ta giảm đi cảm xúc ban đầu.
Rất nhiều người đã bình luận về bức tranh do họa sĩ Mindaugas Bonanu người Lithuania vẽ.
Người ta lưu ý sự giống nhau giữa nó với bức tranh nổi tiếng của họa sĩ người Nga Dmitri Vrubel, được vẽ hồi năm 1990 trên một mảng của Bức tường Berlin: Nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker hôn lãnh tụ Xô-viết Leonid Brezhnev.


Image copyrightAFP
Image captionBức tranh của họa sĩ Dmitry Vrubel, vẽ nụ hôn của nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker và lãnh tụ Xô-viết Leonid Brezhnev

Tuy nhiên, tác phẩm của Vrubel dựa trên một bức ảnh có thật với cảnh Brezhnev và Honecker ôm nhau vào năm 1979, còn bức tranh mới của họa sĩ Lithuania vẽ ông Putin và ông Trump là một tác phẩm tưởng tượng nổi loạn, trong đó tình anh em thân thiết trên bức vẽ ở Bức tường Berlin đã được giảm nhẹ đi một cách vô cùng thông minh.
Không giống với sự âu yếm và thư giãn trông rất thật của Brezhnev và Honeck, nụ hôn của Putin và Trump nhuốm màu hồ nghi khi cả hai người đàn ông đều mở to mắt.
Rốt cuộc thì dù Putin và Trump có luôn miệng ca ngợi nhau, sự hòa hợp chính trị thực sự giữa họ vẫn còn là chuyện trong tương lai.


Image copyrightWIKIMEDIA COMMONS
Image captionKhác với nụ hôn nồng ấm của Honecker/Brezhnev, nụ hôn Trump/Putin gần giống tác phẩm điêu khắc 'Nụ hôn' của Constantin Brancusi hơn

Thực sự thì sự khác biệt to lớn đó giữa hai bức tranh vẽ có chung chất liệu thể hiện và chung kích cỡ khiến người ta băn khoăn là liệu có thích hợp hơn hay không nếu ta đem so sánh tính nghệ thuật giữa bức tranh vẽ Trump và Putin với tác phẩm điêu khắc lập thể có tên Nụ Hôn của họa sỹ người Romania Constantin Brancusi từ năm 1912, thay vì so với bức tranh trên Bức tường Berlin.
Hai cái đầu khóa chặt nhau, hai đôi mắt mở rộng, nhìn không chớp mơ hồ trong tác phẩm của Brancusi, giống như Trump và Putin trong bức tranh tường ở Lithuania, thể hiện độ gắn bó trong một sự ràng buộc nguyên sơ và không lay chuyển, nơi mà sự ấm áp và sự hồ nghi, tình yêu và sự ngờ vực hòa trộn vào nhau không thể tách rời.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét