Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

SỰ NGUY HIỂM CỦA TRUNG QUÓC

Nếu nghiên cứu kỹ lịch sử về quốc tế các quốc gia khu vực châu Á, đặc biệt liên quan đến Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta sẽ thấy vị trí bao trùm của nền văn hoá, chính trị và cả kinh tế Trung Quốc trên khu vực địa lý rộng lớn nhưng đầy chậm rãi này


Như Henry Kissinger đã nói (trong On the China - Bàn về Trung Quốc), việc tiếp nhận văn hoá, ngôn ngữ và mô hình chính trị là bước đầu tiên trong tiến trình sáp nhập vào đế chế Trung Hoa. Điều này cũng tương đồng với nhận định của Fukuzawa thời Minh Trị đã nhận định trong Thoát Á Luận (và cả Khuyến Học). Luật sư da màu Barrack Obama trong cuốn sách nói về Trung Quốc của mình ở thời điểm này cũng với một góc nhìn bằng ảnh hưởng của chính trị, văn hoá nhưng nhấn mạnh hơn về mặt kinh tế (đặc biệt là hàng hải). Về vấn đề thương mại, có thể tìm hiểu sự nguy hiểm của Trung Quốc thông qua Death by China của Peter Navarro mới đây đã được nhắc đến, đó là thông qua mục đích đầu tư, họ thâm nhập văn hoá và cài đặt mạng lưới nằm vùng để đánh cắp thông tin, công nghệ, chi phối và phá vỡ các cấu trúc kinh tế của những nơi họ đóng đô.

Nhật Bản, trong lịch sử cũng là một quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, đã phải đau đớn Thoát Á bằng việc từ chối sự ảnh hưởng và giao du với Trung Quốc (và Triều Tiên), quốc gia láng giềng sát nách để giao du với nền văn minh phương Tây - khi đó các đế quốc ở châu Âu đang đi chinh phạt thế giới và Trung Quốc cũng trở thành một quốc gia bị kiềm toả và kiểm soát bởi các nước này - khiến Nhật bừng tỉnh và nhận ra rằng Trung Hoa cũng là một quốc gia dễ bị đánh bại, yếu kém và từ đó là cả nền văn minh châu Á đều cần phải được xem xét lại so với thực lực các quốc gia Tây phương đang hiện diện.

Nhật Bản vì không muốn chịu chung số phận với các nước châu Á nhược tiểu, cổ hủ vì những giáo điều bằng văn hoá Nho giáo, chính trị phong kiến và kinh tế lạc hậu, nên đã tuyên bố một cách dứt khoát trong việc xác định lại vị trí của mình trên "bề mặt văn minh Tây phương" khi nó xâm nhập và phá vỡ kiến trúc chính trị và kinh tế châu Á thời bấy giờ (đầu thế kỷ 17).

Nhật Bản hoà mình vào nền văn minh có tính khai sáng ấy, tuy khá lâu khoảng 200 năm, đã trở nên là một quốc gia độc lập, tự cường và gần như đoạn tuyệt với Trung Quốc, xây dựng lại hệ giá trị "hiện đại" của mình. Và trong cuộc chiến với Bắc Kinh sau này, Nhật đã làm bẽ mặt Mao bằng một thoả thuận về việc chiếm lĩnh Đài Loan và một phần quần đảo Senkaku. Đồng thời với đó là ảnh hưởng lên Triều Tiên, lấy Triều Tiên là quân bài để làm đối trọng với Trung Quốc trong các quyết sách ngoại giao và làm thế cân bằng với nước này.

Triều Tiên phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, tuy có giai đoạn bị cai trị bởi Nhật Bản mà sau này, khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, đã bị tách thành hai quốc gia độc lập là Bắc Triều Tiên và Nam Hàn như ngày nay chúng ta đang thấy. Triều Tiên đã luôn là một con cờ mặc cả của Trung Quốc trước Nhật Bản (từng được Bắc Kinh, đại diện là Lý Hồng Chương, gợi ý hãy nhận sự bảo trợ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để tránh sự ảnh hưởng và bị chi phối bởi Nhật Bản khi quốc gia này trỗi dậy trở thành một cường quốc với giấc mộng Đại Đông Á). Tuy nhiên, Triều Tiên đã thoát Trung về mặt văn hoá và cả tư tưởng chính trị sau thời của Kim Nhật Thành với Thuyết chủ thể - coi quân đội là lực lượng cách mạng nòng cốt và vì thế phải đầu tư vũ khí, thiết bị, quân dụng để xây dựng được lực lượng phòng vệ quốc gia. Triều Tiên không chịu kiểm soát của Trung Quốc, nhưng sẵn sàng chạy đua vũ trang để tự mình đưa ra những yêu sách và mặc cả với tất cả các quốc gia khác. Bởi thế, Trung Quốc vừa rồi tại cuộc họp khẩn của LHQ đã bỏ phiếu trừng phạt Bình Nhưỡng là vì lý do Triều Tiên trở thành mối nguy hiểm và đe doạ tiềm tàng cũng như thường trực đến an ninh của chính Trung Quốc khi không thể "thọc tay" vào túi quần Triều Tiên được như thời kỳ của Mao nữa.

Chúng ta nằm đâu trong sự vận động của nửa Đông châu Á này? Chúng ta ngày càng phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc (nhìn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với quốc gia này trong 10 năm trở lại đây, nhìn vào các dự án quan trọng của Việt Nam với TQ), văn hoá và hệ thống chính trị (cả giáo dục) gần như du nhập của Trung Hoa từ xa xưa. Và vì thế chúng ta chưa xác định được vị trí và hướng đi của mình trong guồng quay xu thế thời đại.

Nhật Bản (và sau là Hàn Quốc) là (hai) quốc gia thoát Á sớm nhất và họ định danh được vị thế của mình bằng cách phát huy nội lực nội quốc, cùng với đó là du nhập một cách chủ động nền văn minh phương Tây, đặc biệt về lĩnh vực khoa học, công nghệ, chính trị, triết học, kinh tế và luật pháp. Từ đây tạo ra nền văn hoá hiện đại riêng của Nhật Bản.

Nếu không thoát ra được tư tưởng dựa dẫm và quanh quẩn với nền văn minh cổ hủ và lạc hậu châu Á của mình, chúng ta sẽ bị chi phối và đương nhiên là sẽ bị kiểm soát sâu sắc, không phải về mặt quân sự, mà dựa trên sự ảnh hưởng của những nền tảng cơ bản của một quốc gia bởi một quốc gia (thường là lớn mạnh) khác. Và như thế vận mệnh quốc gia cũng sẽ được và bị quyết định phần lớn bởi những tác nhân bên ngoài chứ không phải bởi những thành tố của nội quốc.

Và mới đây, người đại diện ngoại giao cấp cao của Nhà Trắng, Banon, đã nhận định xác đáng rằng, nếu không kìm chế, Trung Quốc sẽ thành một Đức quốc xã thứ hai. Nó không phải để khẳng định sức mạnh thực sự của một quốc gia, mà là nhấn mạnh lên sự hung hãn và (tiềm thức) tàn ác của quốc tộc này dưới sự cầm quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc (những sự kiện chấn động thế giới như thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công; những cái chết bi thảm và hàng loạt dưới thời Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông; những bất chấp để đánh chiếm hai quần đao Hoàng Sa và Trường Sa thời Mao và Đặng, chiến tranh biên giới vùng Tây Bắc kéo dài 10 năm mới chính thức kết thúc).

Tổng thống Pháp, Rynold đã nói với Mỹ và Liên Xô: néu các ông không kìm chế Bắc Kinh, không sớm thì muộn, một tỷ dân Trung Quốc sẽ đè nát chúng ta. Đó chính là sự nguy hiểm của Trung Quốc.

FB Luân Lê  luật sư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét