NSGV: Bắt bỏ tù Đinh La
Thăng và một vài đàn anh sẽ làm cho bộ máy đảng và chính quyền về ngoài mặt ít
tham nhũng một tý, dân tình ít ta thán hơn nhưng hàng ngàn bí thư, chủ tịch UBND
tỉnh quận huyện xã phòng ban, bộ trưởng, cục, vụ, ... và hàng chục ngàn, hàng
trăm ngàn cán bộ cấp trung tham nhũng.
Làm sao bắt hết?
Chỉ có tự do dân chủ
thực sự cùng với bầu cử tự do trong sạch với phân quyền rõ ràng và luật pháp tư
pháp độc lập mới có thể xây dựng VN thành một nước đàng hoàng.
SAU ĐINH LA THĂNG LÀ AI?
Cuối cùng thì chiếc Đinh bản lề đã được nhổ. Nhưng sau Đinh
La Thăng là ai mới là câu hỏi đáng quan tâm tiếp theo.
MƯỢN ĐƯỜNG DIỆT QUẮC HAY DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY
Khi TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "từ nay bất cứ ai vi
phạm kỷ luật đều bị xử lý nghiêm”..." tại kết thúc hội nghi 6, mọi người
nghĩ rằng vụ cách chức ông Nguyễn Xuân Anh là điểm dừng.
Riêng việc đưa ông Nguyễn Xuân Anh ra khỏi TƯ cũng đã là việc
chưa từng có trong vài thập kỷ qua. Đã là việc làm đâu đầu cả hội nghị 6.. Cho
nên việc xử lý ông Đinh La Thăng tại hội nghị 6 là chưa chín muồi. TBT Nguyễn
Phú Trọng và các cộng sự của ông đã chon điểm dừng hợp lý.
Nhưng lời nói tuyên bố "từ đây..." của ông là một
phép "dương đông kích tây". Ông không chờ đến hội nghị 7 như một số
người nghĩ. Các quân sư của ông đã dựa vào "kết quả điều tra" và quyết
định của BCT để tránh cuộc giằng co thế lực tại hội nghị 7. Thì hóa ra việc của
ông Nguyễn Xuân Anh tại hội nghị 6 vô tình phần nào đã mang hơi hướng của phép
"Mượn đường diệt Quắc".
Quản lý nhà nước không bao giờ là điểm mạnh của "tập
trung dân chủ". Nhưng loại trừ địch thủ là thuộc tính sở trường bí quyết của
"tập trung dân chủ". Đó là câu trả lời tại sao chiếc Đinh bản lề đã bị
nhổ trước hội nghị 7 làm ngỡ ngàng cho phe cánh ông Thăng. Ở TƯ phe cánh ngầm
đông có thể co cụm. Ở BCT phe ông Thăng yếu hơn nhiều và người hai mang không
dám xuất hiện. Đó là điểm tử huyệt của ông Thăng.
CHIẾN LƯỢC CỦA VỤ XỬ TRỊNH XUÂN THANH
Chắc chắn Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp những nguồn thông tin
đặt thêm quả cân lên kết luận điều tra đưa tới quyết định bỏ tù ông Đinh La
Thăng mà các ủy viên BCT đồng tình bỏ phiếu thuận. Việc bắt Trịnh Xuân Thanh đã
hoàn thành sứ mệnh chính. Cho nên vụ xét xử Trịnh Xuân Thanh sẽ không còn quá nặng
để thiên về mục đích quy tội cho người khác nữa.
Bởi thế, cách xử ông Trịnh Xuân Thanh như thế nào để nước Đức
và thế giới thấy được sự minh bạch công bằng là điều rất quan trọng. Chính đây
là phương thức có thể hóa giải phần nhiều sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa
Đức và Việt Nam hiện nay. Ở đây phía Việt Nam rất cần sự sáng suốt nhượng bộ
theo hướng hòa nhập với cách xét xử của các nước văn minh. Cần thiết chấp thuận
các yêu cầu xét xử chuẩn mực quốc tế, không xem đó là áp đặt hay can thiệp công
việc nội bộ, mà nhìn nhận như là hoàn thiện vì mục đích hội nhập cùng tiến bộ
nhân loại. Điều này có thể chỉ ra hướng xét xử, bắt Trịnh Xuân Thanh phải đền
bù mọi tổn thất về kinh tế, kết tội chung thân mà không xử tội tử hình.
SAU ÔNG ĐINHG LA THĂNG LÀ AI?
Không khó để nhìn thấy chiến lược chống tham nhũng của TBT
Nguyễn Phú Trong có mục tiêu chính. Mọi sự mở rộng không đúng sẽ tác hại đến sự
thành công của cuộc quyết đấu lớn mà ông tiến hành. Bởi thế, rất rõ nét hai hạn
chế chính sau đây.
1. Một là định hướng.
2. Hai là khoanh vùng.
Như chiếc micro hiện đại, chỉ thu âm theo đính hướng mà
"điếc" với các âm ngoài vùng định hướng, cuộc chống tham nhũng của
TBT Nguyễn Phú Trọng được định hướng rất rõ ràng. Đó là hướng liên quan đến dầu
khí và hướng liên quan đến ngân hàng, là hai mạch máu lớn chảy về thành Rôm.
Cho nên, tất cả các hướng khác, từ giáo dục, cho đến y tế
giao thông... sẽ không phải là mối quan tâm hàng đầu của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Từ đó để thấy rằng mạch máu ngân hàng là mục tiêu chính thứ hai. Nhưng cũng như
mạch máu dầu khí, cuộc chống tham nhũng được khoanh vùng ngoài nội đô thành
Rôm.
Quyền lực sinh ra tham nhũng. Cho nên chống tham nhũng tất
liên quan đến đấu tranh quyền lực. Vì thế mục tiêu chống tham nhũng dẫn đến một
mục tiêu hiện ra trước mắt, mà không phải cuối chân trời, là cuộc chống tham
nhũng hiện nay đương dọn đường cho sự phân chia quyền lực sau bước rút lui vào
hậu trường của TBT Nguyễn Phú Trọng ở ĐH 13.
Nhưng không phải chỉ có TBT Nguyễn Phú Trọng, mà một số thành
viên khác đang rất quan tâm đến sự phân bố quyền lực, nên chính họ góp tay đẩy
nhanh hay mở rộng cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Với nhân dân, dù với mục đích gì, tiêu diệt bớt tham nhũng là
điều hữu ích.
Nguyen Ngoc Chu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét