Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

CHUYỆN TÌM KIẾM MIG - 21 SAU 47 NĂM MẤT TÍCH (MỚI)

Phi công huấn luyện Mig-21 Iuri Poyarkov
Cách đây vài tháng, người viết về Kiên Bạc hay nhất Vịnh Bắc Bộ Nam Nguyen cầu cứu Chũm và những người thuộc lòng Không Quân Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm tin tức xung quanh vụ việc mất tích (và có lẽ là cái chết) của quân nhân Yuri Nhikolaevich Poyarkov (Liên Xô cũ) từ năm 1971 khi đi làm nhiệm vụ chuyên gia quân đội tại bắc Việt Nam.
Đại để, ông Yuri Poyarkov là một phi công lão luyện, đã dạy bay cho rất nhiều học viên người Việt Nam cả ở Liên Xô lẫn trong nước, và có lẽ ông đã hy sinh cùng phi công Công Phương Thảo vào trưa ngày 30/4/1971 trong khi bay huấn luyện chuyển loại từ Mig-17 lên Mig-21 cho anh Thảo. Liệt sỹ Thảo và nhất là ông Poyarkov đã được nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng tặng thưởng nhiều huân huy chương, nhưng cái chết của họ cũng như tai nạn máy bay của họ chưa hề được Việt Nam và phía nước bạn Liên Xô làm rõ (thực sự máy bay Mig-21 đã rơi chưa, rơi ở vị trí nào, tình trạng của hai phi công sau khi máy bay gặp tai nạn ra sao…). Chúng tôi cũng được biết cả hai gia đình phi công đều chưa được giải thích rõ ràng, đầy đủ về hoàn cảnh hy sinh của họ, cũng bởi mấy cuộc tìm kiếm sau này của quân đội ta đều không cho kết quả thỏa đáng…

Thế rồi, Nhà toán học Nguyễn Lê Anh Nguyen Leanh – một người đã từng là quân nhân QĐNDVN, cựu giảng viên trường Học viện Kỹ thuật quân sự, một người bạn trong nhóm bạn thân thiết của chúng tôi đã quyết định cùng một nhóm những người đồng tâm tìm cho ra bằng được manh mối chiếc chiến đấu cơ Mig-21 đã mất tích 47 năm cùng hai phi công trên đó. Đi theo có Vụ phó Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học Công nghệ) Doãn Hà Thắng, có chuyên gia an ninh mạng Ngô Việt Khôi và sự hỗ trợ mặt đất là PGS.TS. Lê Thị Mai Hương Mai Huong Le Thi chuyên gia ngành Kỹ thuật Hóa học, con người có nhiều gắn bó với con người và đất nước Nga, cùng một nhân tố vô cùng quan trọng: chỉ huy cuộc tìm kiếm Nam Nguyen.

Chẳng hiểu mọi lần leo núi (là nghề) của GS Lê Anh như thế nào nhưng lần này đi, mưa xuân rả rích nặng hạt, trời mù… Nói chung, thời tiết khá phức tạp cho cả việc leo núi lẫn bay huấn luyện khi xưa. Thậm chí tiến sĩ Doãn Hà Thắng còn không thể cho cái Drone (là một thiết bị giống flycam) hoạt động được vì cây cối quá rậm rạp. Ngay ngày đầu tiên, bác sĩ Phúc đã phải bỏ cuộc vì ong rừng đốt đến mức tê dại hai chân, khiến chân không có cảm giác để đứng thăng bằng và chuyên gia an ninh mạng Ngô Việt Khôi Khôi Ngô thì vì sức khỏe của dân phượt, không thể đua được với chuyên gia leo núi cũng bỏ cuộc. Như vậy là hai nhân tố trẻ của đoàn đã phải bỏ cuộc tìm kiếm ngay từ ngày đầu tiên. Đây cũng là nguyên nhân mà GS Lê Anh cảm thấy sợ hãi sau này (sẽ kể ở đoạn sau)
Cuộc tìm kiếm kéo dài đến tối mịt, chúng tôi ở nhà hồi hộp chờ đợi kết quả. Nhưng cái chính là lo cho tính mạng của các thành viên đoàn. Cho tới lúc này chỉ còn anh và Ts Doãn Hà Thắng là người tìm kiếm cùng ba người bản xứ vốn là người Kinh, cách đây hai mươi năm đã từng trèo lên khu vực này tìm kiếm xác máy bay để…lấy nhôm bán sắt vụn.







Sóng điện thoại trên đỉnh núi có độ cao gần 1.800m rất phọt phẹt. Thi thoảng mới thấy GS quả tùng, quả tắc gửi tin về. Bọn tôi rú lên, anh Lê Anh dừng tìm kiếm khi trời đã tối nhé. Vắt, muỗi rừng, rắn rết nó làm thịt các anh mất thôi.
Sang ngày thứ hai, tiến sĩ Doãn Hà Thắng cũng phải bỏ cuộc vì tim đập nhanh quá, nghẹt thở, có lúc bị ngất vì những cú trèo đá núi cheo leo. Đến lúc này chỉ còn GS Lê Anh và “đồng đội tìm sắt vụn”. Các tính toán bằng xác xuất toán học của Lê Anh cho đến giờ này vẫn khá chính xác hướng tìm kiếm. Viện trưởng Mai Hương liên tục động viên bằng cách phi xe đến tận chân núi gần nhất có thể để … hóng tin. Cuối ngày, khi đã miệt mài tìm kiếm mà chưa thấy một mảnh vỡ máy bay nào thì GS Lê Anh quyết định: lui quân, không xuống khu vực suối cách đỉnh núi gần 500m nữa và không xuống núi theo con đường đã lên quá nguy hiểm mà đi theo đường khác. Quyết định này không ngờ lại là quyết định cực kỳ sáng suốt. Trên đường xuống, gs Lê Anh và “đồng bọn tìm sắt vụn” đã nhặt được một mảnh vỡ máy bay.
Khỏi cần phải nói nhóm chúng tôi hơn vui mừng tới cỡ nào. Lê Anh chính là người hùng trong công cuộc tìm kiếm 47 năm không kết quả dù chỉ là mảnh vỡ. Nói nhanh cho vuông, từ khi xảy ra vụ tai nạn huấn luyện bay năm 1971, quân chủng Không quân đã từng hai lần tìm kiếm nhưng một mảnh vỡ cũng không tìm ra ạ.
Hôm nay, chúng tôi tụ họp để nghe anh Lê Anh kể lại hành trình. Hỏi anh sợ nhất điều gì? Anh cười, không sợ gì, vì “đồng bọn tìm sắt vụn” đứa nào cũng một con dao và một súng kíp. Nhưng ở chỗ rừng núi đêm đen, xung quanh thú dữ ... Và sợ hơn nữa là bẫy … trên đây sao lắm bẫy thú thế, vớ vẩn bẫy cả người. Càng gần về cuối nỗi sợ càng tăng lên. Ước gì cả đội lúc đầu đi được đến phút chót thì đỡ sợ bao nhiêu. Xuống đến lưng chừng núi, mới yên tâm rằng mình đã an toàn.
Ngày mai, chúng tôi sẽ tháp tùng GS Lê Anh vác đơn lên Quân chủng Không quân đề nghị Phòng tìm kiếm cứu nạn của Quân chủng xác minh hộ hiện vật nghi là mảnh vỡ máy bay mà anh Lê Anh vất vả mang được về. Hy vọng, trời phật phù hộ, quân chủng sẽ nhiệt tình hợp tác. Biết đâu, cuộc tìm kiếm đầy nhân văn này sẽ tìm ra manh mún hai phi công hy sinh năm xưa?
Chợt thấy, trên đời này không có gì là không thể. Bỗng dưng có một nhóm người vô cùng xa lạ, chẳng ruột thịt máu mủ gì với phi công Iuri Poyarkov mà dám hy sinh cả tính mạng, bỏ công sức tiền bạc quyết đi tìm Mig-21. Chẳng biết nói gì hơn, chỉ biết thầm cảm ơn các anh vô cùng. Hẳn những người đang làm việc trong Không quân VN cũng đồng ý với Chũm điều này nhỉ?
Tìm Mig-21 – đừng tưởng đùa. Khó mà cũng dễ khi lòng người đồng tâm.
Chũm, 27/2/2018
Share khi bạn thấy là cần thiết cho cuộc tìm kiếm gian nan này.
Ảnh 1: Phi công huấn luyện Mig21 Iuri Poyarkov
Ảnh2: Chúng tôi cùng hiện vật mảnh vỡ máy bay vừa được gs Lê Anh tìm được.
Ảnh 3: Gs Lê Anh mặc rằn ri đang kể lại hành trình tìm kiếm trên bản đồ.
Ảnh 4: Đơn sẽ vác lên quân chủng ngày mai.
Ảnh 5: Bản full không che hiện vật (mảnh vỡ máy bay vừa tìm được)
theo  Nam Nguyen
Thẻ chấm công của đại úy Poyarkov 


 Nhat Dinh đã chứng minh mảnh ghép tìm được là của và chỉ có thể là của chiếc máy bay đã bị mất tích.

Tin liên quan: KHÔNG AI BỊ LÃNG QUÊN , KHÔNG GÌ ĐƯỢC QUÊN LÃNG
Cô gái Nga Anna Poyarkova - cháu gái của một sỹ quan Xô viết đã mất tích tại Việt Nam năm 1971 đang nỗ lực tìm dấu vết người ông của mình. Câu chuyện như sau:
Poyarkov Yuri Nikolaevich là đại úy không quân của Liên Xô sinh năm 1933, đảng viên từ 1961, trung đoàn phó không quân của đơn vị với mã số в\ч 06858 làm nhiệm vụ ở Việt Nam với vai trò phi công huấn luyện. 30/04/1971 trong một chuyến bay tập máy bay của ông đã bị rơi vào rừng rậm. Cả máy bay, cả thi thể người phi công đều không được tìm thấy, và từ đó đại úy Poyarkov được coi là mất tích.
Tình hình còn phức tạp hơn bởi sự hiện diện của những chuyên gia Liên Xô thời bấy giờ không được loan báo nhiều, ngay cả trong Bộ Quốc phòng CCCP, kể cả nhiều năm sau. Và thế là gia đình nay chỉ còn có được những kỷ vật sau:
-những tấm ảnh của ông Yuri Poyarkov
-bằng khen, huân huy chương của Thủ tướng, Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Riêng huân chương “Đoàn Kết” được thứ trưởng Bộ QP ký tặng 3 tháng sau khi ông hy sinh.
-thẻ chấm công của đại úy Poyarkov có ghi rằng ông giữ chức vụ “phi công huấn luyện để đào tạo phi công cho không quân Việt Nam bay ban ngày và bay đêm trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp” – và “hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bởi một tai nạn bay”
Xin ghi nhớ là ở thẻ này ghi rõ “hy sinh” chứ không phải “mất tích”. Thế nhưng thi hài ông không thấy được đưa về nước, còn thân nhân thì được báo tin rằng “mất tích”!
Vậy điều gì đã xảy ra với đại úy Poyarkov vậy? Gia đình có mấy câu hỏi:
Ông mất tích trong hoàn cảnh nào? Đó là buổi bay tập hay trận không chiến?
Đoàn bay của ông đóng ở đâu?
Máy bay của ông rơi ở khu vực nào?
Tại sao không thể tìm ra chiếc máy bay rơi, và thi thể của phi công?
Đại úy được chôn cất cẩn thận ở Việt Nam hay bây giờ xác ông và chiếc máy bay vẫn còn trong rừng sâu?
Con cháu ông vẫn còn một hy vọng, dù là rất mong manh, rằng một điều kỳ diệu nào đó đã xảy ra, và ngày nay ông Poyarkov với tuổi 84 vẫn còn sống đâu đó trong một làng bản ở Việt Nam. Hoặc không thì họ cũng muốn biết – và hoàn toàn có quyền được biết – cha ông của họ đã ngã xuống như thế nào, không lẽ đã 46 năm trôi qua mà tại đây vẫn chưa tìm ra chiếc máy bay? Ông Poyarkov đã chiến đấu cho tất cả chúng ta, vậy nên có lẽ Việt Nam nợ gia đình ông một câu trả lời thỏa đáng. Bởi không ai phải bị quên lãng và không có điều gì có thể lãng quên...
Ghi chú: ai có thông tin gì về ông Yuri Poyarkov xin liên hệ với nick Sergey Kuropov hay với tôi để có thể thông báo cho người nhà của Anna. Tất nhiên rất hy vọng vào kho dữ liệu và sự “mát tay” của cô bạn Nguyễn Phạm Thu Uyên. Cũng rất hy vọng vào nhà văn Thủy Hướng Dương với những người “lính bay” có thể đã tập luyện, chiến đấu cùng thời với ông Poyarkov. Còn tôi vẫn cứ hy vọng mong manh vào điều kỳ diệu, rằng ông vẫn còn sống! Cũng như năm ngoái FB của tôi đã giúp được một phần nhỏ bé vào việc gia đình bên Nga tìm lại được tung tích anh Tuyên là người cha, người chồng tưởng chừng đã mất tại Việt Nam – và nay họ đã đoàn tụ và tràn trề hạnh phúc. Tôi cũng mong sao lần này FB của mình lại may mắn đưa tin đến những người có biết về ông – liệt sĩ Poyarkov. Điều đó cũng phụ thuộc nhiều vào sự chia sẻ thông tin bởi các bạn FB của tôi nữa, mong lắm thay!
Ghi chú 2: trên trang của Sergey đã xác định được, có lẽ ông Poyarkov cùng bay huấn luyện và hy sinh cùng với phi công Công Phương Thảo tại vùng trời Tam Đảo... Vẫn cần thêm thông tin!
Nam Nguyen

4 nhận xét:

  1. Vụ máy bay rơi MIG 21 đưa lại một kết quả rất bất ngờ là tìm được một mảnh khoang lái của máy bay MIG 21. Đó chắc chắn là mảnh của chiếc máy bay của phi công Poyarkov Yuri Nikolaevich đã rơi trên vùng núi Tam Đảo.

    Tất cả đều nói là không thể tim được. Tôi cũng không thể tin được. Tuy nhiên đấy là kết quả của một quá trình làm việc trung thực, suy diễn logich rất hệ thống, cộng với nỗ lực tìm kiếm.

    Trả lờiXóa
  2. Ирина Винсковскаяlúc 14:23 28 tháng 2, 2018

    Специалисты МГТУ ГА (Гражданской авиации) подтверждают, что это обломок МиГ-21 - большое спасибо, Ирина Хурошвили ! Ждут ещё подтверждения военного специалиста.

    Trả lờiXóa
  3. 100% matching: I matched a piece of wreckage found by Dr. Nguyen LeAnh to MIG-21U. It shed some light on the missing of Soviet trainer captain Yuri Nikolaievich Poyarkov and his trainee Cong Phuong Thao on 30 April 1971.
    Trùng 100%. Tôi khớp mảnh máy bay do TS. Nguyễn Lê Anh tìm thấy với hình chiếc MIG-21U. Mảnh vỡ đã làm lóe sáng về số phận giáo viên Liên Xô, đại úy Yuri N. Poyarkov và học viên Công Phương Thảo trên vùng trời Tam Đảo ngày 30/4/1971.

    Trả lờiXóa

  4. UMIG21.

    Tôi đã nói rất rõ là vụ việc mất tích chiếc UMIG21 vào ngày 30/4/1971 được khép lại với việc Nhat Dinh đã chứng minh mảnh ghép tôi tìm được là của và chỉ có thể là của chiếc máy bay đã bị mất tích.

    Cả tôi và Nhat Dinh không xây dựng sự vẻ vang của mình trên cái chết của đồng đội. Chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ sức mạnh của lập luận logich.

    Đây là công trình khoa học của 2 người, tôi và anh Nhat Dinh. Tất cả mọi sự diễn giải khác đi đều là ngu xuẩn và làm trò cười cho giới trí thức. Tôi đã đặt vấn đề, đưa ra sơ đồ giải bài toán, và điều hành toàn bộ quá trình tìm kiếm. Tôi và anh Phú Cúc đều cùng lúc nhìn thấy mảnh máy bay, nhưng anh Phú Cúc là người đầu tiên nhìn thấy nó. Người động viên cả tinh thần và vật chất là anh Nam Nguyen.

    Chúng tôi đã bàn giao hiện vật cũng như ảnh chụp vị trí mảnh ghép cho Quân chủng Không Quân. Sự công nhận về mặt nhà nước thì phải qua một thời gian. Lẽ dĩ nhiên vị trí rơi của chiếc MIG nằm không xa vị trí mảnh máy bay tìm được và nhiều người dân biết rất rõ vị trí ấy. Ngay sau khi xảy ra vụ việc các bạn trẻ tại địa phương đã gọi điện báo cho tôi về nó. Tuy nhiên tôi giữ lời hứa với Quân Chủng Không Quân và không can thiệp vào sự việc.

    Chúng tôi không sống lâu mãi được, mất đi ngày nào là tiếc ngày đấy. Chúng tôi đi làm việc khác.

    Trả lờiXóa