Lev
Nikolayevich Tolstoy (1828-1910) vốn dĩ là người sướng từ trong trứng nước, với
dòng dõi đại quý tộc giàu có và cao quý nổi tiếng tại Nga. Với văn chương ông đã sớm trở nên nổi tiếng, rồi sau
đó trở thành cánh chim đầu đàn của văn học cổ điển Nga, một trong những nhà văn
hóa vĩ đại nhất, có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu từ khi còn sống. Ông còn là một
nhà luân lý và triết học hàng đầu với tầm ảnh hưởng vượt qua cả biên giới nước
Nga Sa hoàng cũng như cả đối với những thế kỷ sau. Người đương thời đã hành hương
về điền trang của ông và coi ông như một vị Thánh sống. 16 lần được đề cử giải
Nobel văn học, 4 lần được đề cử Nobel hòa bình (và nhiều lần ông đã tác động để...
từ chối). Một cô vợ xinh đẹp trẻ hơn tới 16 tuổi lại biết thu vén cho tài sản
gia đình ngày càng tăng lên, chưa kể giúp ông trong việc viết lách và tặng ông
8 đứa con – còn cần gì hơn nữa cho hạnh phúc đời người?
Thế
mà hơn ai hết ông không thể nguôi khi chưa hiểu được thế nào là hạnh phúc.
“6000 mẫu đất, 300 người nông dân làm thuê ư, thế rồi sao nữa?...” “Người ta
kính trọng tôi vì những thứ vặt vãnh kiểu như “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna
Karenhina”... mà họ tưởng là rất quan trọng...” Dần dần ông chia bớt lợi tức
cho những kẻ làm thuê, thậm chí cho bớt đi đồ đạc trong nhà, xây trường học cho
con cái nông dân, sống giản tiện tối đa ... và như thế bắt đầu mâu thuẫn giữa
ông và tất cả vợ con, họ hàng trừ một người con gái – điều đó dẫn đến cuộc sống
gia đình đầy tủi hờn kéo dài hàng chục năm. Ông đã nghĩ rất nhiều về cái chết
và tự sát, thậm chí đã công khai hứa sẽ tự sát nếu không tìm ra ý nghĩa của cuộc
sống. Là một người theo chủ nghĩa hòa bình ông đã luôn phản đối mô hình nhà nước,
dưới ảnh hưởng của Phật giáo và Hindu giáo ông từ bỏ Nhà Thờ (nhưng vẫn tin vào
Đấng Bề Trên), từ bỏ luôn quyền thừa kế tài sản kếch xù thậm chí từ cả những
tác phẩm văn học của mình để hoàn toàn được tự do trong tâm tưởng. Tuy chưa hiểu
được thế nào là hạnh phúc nhưng ông đã “ngộ” nhiều lắm rồi: “Một trong những lầm
lẫn kỳ lạ của con người là tưởng hạnh phúc khi chẳng phải làm gì!”
Tolstoy
vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc và theo Chính Thống giáo. Nhưng ông là
người có đầu óc phóng khoáng, muốn nghiên cứu nhiều đạo giáo khác nhau để có lợi
cho đời sống tâm linh cũng như làm giàu có thêm vốn liếng trong lĩnh vực viết
văn của mình. Đặc biệt ông quan tâm và nghiên cưú giáo lý Đạo Phật trong một thời
gian dài và kết quả là giáo lý này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm nhân
sinh quan của ông.
Điều này đã thể hiện
qua tác phẩm Lời Thú Tội (Ispoved / A confession, xb 1882), bộc lộ nỗi khổ tâm,
dằn vặt trước những cảnh bất công trên đường ông đi tìm chân lý cho người nông
nô nghèo khổ. Trong tác phẩm này ông đã viết về PG một cách trực tiếp hơn những
cuốn sách khác. Đặc biệt ông nhắc lại sự kiện xuất trần của Thái tử Tất Đạt Đa,
Người đã nhận ra được cái hư ảo của tiến trình sanh, già, bệnh và chết của kiếp
người mà Ngài đã mạnh dạn từ bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý. Tolstoy
kết luận rằng: ''Thích Ca Mưu Ni đã nhận ra được cái chân tướng không chắc thật
của cuộc đời và ngài đã khẳng định rằng cuộc đời là một bể khổ cần phải được
thoát ly. Ngài đã minh chứng cho tất cả thấy rằng chính nhờ vào sự nỗ lực không
ngừng của bản thân mà ngài đã thoát ra khỏi cảnh khổ đau của vòng sinh tử luân
hồi, chứng thành đạo quả và không bao giờ trở lại trạng thái khổ đau ấy nữa.
Nhiều nguồn tài liệu của Ấn Độ đã đề cập đến sự kiện này''.
Một
ngày mùa thu lạnh lẽo khi đã 82 tuổi, trốn nhà, trốn người thân, trốn vợ sau 48
năm chung sống ông chỉ đưa theo một bác sỹ riêng ra ga lên tàu hỏa để đi – còn
chưa biết sẽ đi đâu, ra nước ngoài hay đi Kavkaz. Cứ thế ông chuyển tàu đi hết
nơi này nơi kia, thăm thú bà con, đi như để không ai tìm ra mình nữa trừ người
con gái trung thành thì được ông báo tin... Cả nước Nga nín thở theo dõi cuộc
phiêu lưu cuối cùng của Lev Tolstoy – toàn dân đã biết rằng ông đang ốm nặng.
Nhà nước muốn lấy lòng dân bằng cách cho 6 bác sỹ tới chữa bệnh cho ông, nhưng
ông đều từ chối. “Hạnh phúc – đó là sự hài lòng mà không cần phải ăn năn gì”. Từ
lâu ông đã dặn là không được đưa tang ông theo nghi thức của Nhà Thờ.
Chuyến
du hành cuối cùng đã kết thúc trong căn nhà một viên trưởng ga xe lửa, Lev
Tolsstoy được đưa tạm tới đó khi đã rất ốm và sáng hôm sau thì mất. Cha xứ có mặt
khi ông hấp hối đã được dặn dò trước, chỉ cần ông ngỏ lời “sám hối” là lập tức
được quyền rửa tội cho ông và làm mọi thủ tục tang lễ theo đúng nghi thức Nhà
Thờ, nhưng ông chẳng hề hé răng. Ông đã tìm được HẠNH PHÚC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét