Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

CHỨNG KIẾN NGƯỜI MỸ TRONG THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH

Trục giao thông tại thành phố Houston chìm trong biển nước sau bão Harvey ngày 27/08/2017. REUTERS/ Richard Carson. RFI

FBker: Nga kimle
Thật ra lúc ở VN được giấy bảo lãnh của ba mẹ chồng nhưng mình không thích đi Mỹ, vốn dĩ con người mình sống ở đâu cũng làm, cũng vui vẻ hạnh phúc thì Mỹ hay VN cũng thế thôi, đi làm gì khi cuộc sống ở VN quá ổn định.

Nhưng rồi quyết định đi, đi không phải vì muốn tốt cho con vì luôn nghĩ con mình sống ở đâu nó cũng tốt mà, nhưng đi vì muốn thay đổi cuộc sống, muốn tìm môi trường mới, giống như ở Sài Gòn hoài cũng chán, lên Đà Lạt hay về Vũng Tàu sống thử xem sao. Và mình có điều kiện xa hơn một chút thì đi qua Mỹ sống thử xem sao, không thích thì về có sao đâu.
Rồi cả nhà khăn gói ra đi, không tìm đường cứu nước, cứu mình, cứu con gì hết, chỉ là đi đến phương trời mới xem người ta sống thế nào.

Qua đây hơn bốn năm, trãi qua hai cuộc thiên tai lịch sử. Một là trận bão Hervey và nay là đại dịch toàn cầu Cô Vi.
Nếu bạn cứ sống bình thường qua ngày qua tháng thì bạn sẽ nói nước Mỹ chán phèo, có gì đâu mà vĩ đại (bạn đánh giá cũng tạm đúng), nhưng khi gặp thiên tai bạn mới thấy người Mỹ họ vĩ đại, họ văn minh hơn chúng ta cả ngàn cả vạn lần.

Để mình kể cho nghe nhé.
Lúc bão đến nước ngập hết các ngôi nhà, ngập hết cột điện, xe cộ chìm trong nước, mọi ngã đường đều đóng, người dân phải ở trong nhà hạn chế ra đường. Các trường học, sân vận động trưng dụng làm nơi đón người bị nhà cửa ngập lụt. Mình chỉ góp sức nhỏ theo mấy anh em Người Việt Houston đi phát bánh mì cho những người bị mưa ướt, đói rét giữa cơn lụt lội.
Đến tận nơi nhìn tận mắt mới thấy họ khác mình nhiều lắm, trong cơn hoạn nạn họ đùm bọc nhau. Họ xếp hàng trật tự, không chen lấn, không la hét.
Xe cứu hộ tiến vào vùng lụt cao gần chục mét, trực thăng bay rợp trời, chó nghiệp vụ, quân đội hỗ trợ đi vào tận từng nhà cứu từng người và cứu những động vật ướt sũng.
Họ không la hét, không gọi í ới, im lặng và chờ đợi người đến cứu. Họ lên xe từ từ, trật tự. Khi xe về đến chổ tập trung mặc dù trời mưa ướt hết người, lạnh căm căm, trên xe cũng nhiều người già và trẻ em nhưng họ vẫn ngồi trên xe chờ đợi quân đội ra hiệu họ mới xuống xe, xếp hàng thẳng lối đi từ từ vào trong chỗ tránh mưa. Họ bình tĩnh không hoảng hốt không đau khổ gì, gương mặt như vui vì được cứu ra chứ không lo buồn vì mất hết tài sản. Một sự bình thản lạ lùng mà lúc đó mình không kịp hiểu sao họ lại thế.
Xe của các siêu thị hàng loạt hỗ trợ thức ăn miễn phí, các vật dụng phục vụ cho lũ lụt như túi ngủ, áo mưa hoặc lều tạm được giảm giá tối đa 70-80%, hình như cho không. Không hề nhân cơ hội thiên tai mà họ tăng giá gấp 2,3 lần.
Các trung tâm cứu trợ của các bang đều đổ về Houston cho tặng mọi thứ nhu yếu phẩm.

Ý thức người dân rất cao trong cơn hoạn nạn. Họ lấy thức ăn cần thiết và vừa đủ,họ hỗ trợ người mất nhà cửa, chính phủ cũng hỗ trợ tiền ăn lúc đó.

Giờ thì đến dịch Covi. 
Khác trận lụt Houston, lần này các bang kia bị nặng hơn, nhìn những hình ảnh 1000 y tá bệnh viện nghỉ hưu đăng kí tình nguyện chăm sóc bệnh nhân, nhìn những y bác sĩ, những công ty tư nhân, công ty chính phủ đồng lòng hỗ trợ hết sức cho cho bang bị dịch nặng nhất. Các hãng xe hơi nổi tiếng của Mỹ chuyển qua sản xuất máy thở, các công ty may mặc nổi tiếng chuyển qua may khẩu trang, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng chuyển qua sản xuất nước rửa tay hay công ty sữa lớn nhất đưa ra bộ thử nhanh trong vòng 5p với kết quả hơn 90% độ chính xác cao. Các công ty vận chuyển miễn phí vận chuyển thức ăn cho người già và bệnh viện ....
Cảm thấy ấm áp vì các công ty cùng chung tay với chính phủ, chính phủ quan tâm đến dân bằng những gói hỗ trợ, lòng người gắn kết yêu thương không kể sắc tộc màu da.

Mặc dù số ca tăng cao, người chết cũng nhiều nhưng:
"Bây giờ thì tôi bắt đầu nhận ra trong thời gian vừa qua thì cái chết hay sự sống trong quan điểm phương Tây rất là tự nhiên. Có điều gì đó vừa cảm động, vừa bình tâm nhưng cũng rất mãnh liệt. Từ khi xảy ra dịch tôi chưa bao giờ thấy trách họ vì họ có lý do với bề dày lịch sử đầy sinh tử. Tôi chỉ mong họ nhanh chóng đạt đến kết quả với cách họ chọn và lướt nhanh qua quá trình chuyển tiếp. Bản chất du mục xem thay đổi như vật đổi sao dời lẽ tự nhiên dù gì cũng đáng để người khác phải hâm mộ."

Đây là bình luận của một bạn về sự thanh thản ra đi của người Mỹ mà mình thấy đúng, họ xem cái chết nhẹ nhàng, đa số người Mỹ họ tin vào chúa nên khi chết họ được lên thiên đàng và gặp chúa nên lòng họ thanh thản nhẹ nhàng, họ không gào khóc bi ai oán hận.

Mình chứng kiến trận dịch đã cướp đi rất nhiều người ở Vũ Hán với tiếng khóc ai oán bi thương. Họ la hét trong tuyệt vọng, tất cả tiếng vọng ra từ chung cư cách ly là những tiếng gào khóc thảm thiết.

Còn ở Mỹ thì sao? Ở Mỹ hiện là nước có số người nhiễm cao nhất thế giới, có số lượng người chết cũng nhiều nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy được hình ảnh đó, thay vào đó là họ lên chiến dịch treo cờ Mỹ, họ đàn hát những lời hát động viên, không ai oán không gào thét.

Hình như họ chịu trách nhiệm về những gì họ làm, họ chấp nhận cái chết, họ biết dịch bịnh là đều không ai muốn và họ chỉ cầu nguyện trong thanh bình giữa tâm dịch.

Thiệt đáng học hỏi về tính cách của họ. Không than trách, không bi quan, mọi việc gì cũng được an bài, vì lúc sống họ sống hết mình, cống hiến hết mình, sống có lý tưởng, sống đúng với lòng nên khi ra đi họ cũng nhẹ nhàng như thế. 

Bỏ qua vấn đề chính trị, tôi chỉ nói về lòng người giữa cơn hoạn nạn. Lòng người ở đây thật bao la vĩ đại, họ không nhỏ nhen ích kỉ, không vụ lợi cá nhân mà tất cả vì tổ quốc thân yêu.

Qua bao cơn hoạn nạn mới thấy nước Mỹ thật vĩ đại và văn minh.

1 nhận xét:

  1. tôi không nhất trí với tư tưởng của bài viết.Không đúng về tư duy lẫn thực tiễn.

    Trả lờiXóa