Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

TÌNH TRÒ VIỆT NAM

Thầy chụp ảnh lưu niệm với các cựu phi công Phạm Tuân, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Phú Thái, Phương Minh Hòa và Phạm Đức Nam

Chuyến bay đặc biệt.

   Năm 1973 Leonhirép, Người Nga, là thầy dạy lái máy bay sơ cấp L29 đầu tiên cho bốn anh em chúng tôi.
 Sau 40 năm, năm 2013 sau bao nổ lực tìm kiếm chúng tôi đã tìm ra được Thầy đang sống tại Kiev, Ucraina. Một kế hoạch được vạch ra là mua vé máy bay mời Thầy sang Việt Nam để thăm đất nước và hiểu về con người Việt Nam trong vòng nửa tháng.

   Để gây bất ngờ cho Thầy, nhóm đề nghị anh Thế, cơ trưởng  Boing 777 làm kế hoạch bay sang Matscơva đón Thầy trên chuyến bay đã đặt sẳn vé. Khi máy bay cất cánh từ Matscơva về Việt Nam được 15 phút, Cơ trưởng Ninh Minh Thế giao quyền điều khiển cho lái phụ và hỏi tiếp viên trưởng để biết số ghế Thầy ngồi, sau đó xuống tận ghế chào Thầy. Một phút ngỡ ngàng để rồi sau đó Thầy mới nhận ra người học trò cũ của mình năm xưa và hai thầy trò ôm nhau trong tiếng cười sảng khoái. Sau đó Cơ trưởng Thế mời Thầy lên buồng lái để chứng kiến người học trò điều khiển một chiếc máy bay chở hơn 200 hành khách. Điều này đã làm Thầy xúc động, khi biết rằng các học trò ngày xưa mới chập chửng bước vào đời, bây giờ đã trưởng thành và chính điều đó đã làm cho 2 thầy trò vui và hạnh phúc. 
Hạnh phúc thật đơn sơ !
 Tìm việc làm cho Thầy ở Việt Nam.

Sau khi anh Thế cơ trưởng Boing 777 đón Thầy sang Việt Nam, tôi và anh Tiến được nhóm giao nhiệm vụ tháp tùng Thầy đi du lịch từ Hà Nội - Hạ Long - Huế - Đà Nẳng - Nha Trang và TP Hồ Chí Minh. 
Trước khi chia tay để bay về nước Thầy hỏi: Tại sao chúng mầy đối xử với Thầy tốt như vậy, tôi nói rằng ở Việt Nam có câu ngạn ngữ: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy, nên việc đó là bình thường đối với con người Việt Nam.
Thầy nói: Ở bên Nga không có chuyện này, 40 năm trước đây khi dạy bay cho các em Thầy cứ nghĩ rằng đất nước Việt Nam chắc cũng giống như Châu Phi vì còn lạc hậu và chậm tiến, nhưng qua nửa tháng được trải nghiệm từ Bắc chí Nam, Thầy mới thấy rằng đất nước và con người VN thật tươi đẹp và mến khách và có cuộc sống thật sung túc, hàng hóa trần ngập chứ không phải như ở Ucraina, đất nước đang bị xâu xé bởi cuộc chiến (với Nga).

Cuộc chia tay ở Saigon đã để lại trong bốn anh em chúng tôi nhiều cảm xúc. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với Thầy mới biết rằng cuộc sống hiện tại khi về hưu của Thầy rất chật vật với mức lương hưu quân hàm Trung tá khoảng hơn 200 USD/ tháng nên Thầy phải chạy thêm xe Taxi tải, chờ hàng để tăng thu nhập.


Thầy và gia đình 4 học trò . Trái qua : Phạm Đức Nam và phu nhân, Phi công cấp 1 Thượng tướng Phương Minh Hòa và Phu nhân, Thầy Leonhireb, phi công cấp 1 Đại tá Bùi Minh Tiến và phu nhân, Lái trưởng máy bay Boing 777 Ninh Minh Thế và Phu nhân.

 3 tháng sau khi Thầy về nước, bốn anh em chúng tôi lại họp mặt và quyết định mời Thầy sang Việt Nam làm việc. Với ảnh hưởng của người học trò xuất sắc nhất của Thầy trong nhóm là Thượng tướng Phương Minh Hòa, lúc bấy giờ là Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, nên đã bố trí sắp xếp cho Thầy một công việc hợp với khả năng trình độ tại Công ty Cổ phần Hàng không Ngôi Sao Việt -  "Vietstar Arline".
Thầy phụ trách về huấn luyện kỷ thuật cho các phi công trẻ với mức lương 2000 USD/tháng.
 Từ khi sang Việt Nam làm việc, không những Thầy rất vui vì có thêm thu nhập mà bốn anh em chúng tôi có điều kiện để gặp gỡ Thầy thường xuyên hơn.

 “Cám ơn Đời mỗi sớm mai thức dậy, lại cho ta một ngày mới để yêu thương”.
 theo FB Pham Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét