Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT

 


MUỐN THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT BẠN PHẢI YÊU THÍCH VÀ CÓ KIẾN THỨC VỀ NGHỆ THUẬT
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) được đánh giá là một trong những nghệ sĩ tài năng của nền Hội hoạ Việt Nam thế kỷ 20. Ông sinh ra và sống gần như suốt cả cuộc đời ở Hà Nội. Ông đã làm việc miệt mài ở xưởng vẽ trên căn gác xép nhỏ, vỏn vẹn khoảng chừng tám mét vuông tại ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc, Hà Nội và để lại một số lượng lớn tác phẩm hội hoạ. Ông đặc biệt nổi tiếng với các bức tranh vẽ về phố xưa, nhà cổ, mái ngói thâm nâu ở Hà Nội nội thành - “Phố Phái”. Mặc dù được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của hội hoạ hiện đại Việt Nam, song cho mãi tới năm 1984, Ông mới được phép tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên, từ ngày 22/12/1984 đến 22/01/1985 tại Nhà triển lãm 16 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Tiếc thay, đây cũng là cuộc triển lãm cá nhân duy nhất và cuối cùng của Ông.
Đương thời, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, túng thiếu và chật vật, phải chạy vạy lần hồi từng bữa để kiếm tiền nuôi các con ăn học, trong khi Ông lại bị thôi việc sớm nên chỉ còn cách kiếm tiền vặt vãnh qua nhận vẽ tranh minh họa cho các báo và phục trang sân khấu. Nhưng đối với hội hoạ, Ông luôn tự đặt câu hỏi nghệ thuật là gì? Thế nào là nghệ thuật? Làm như vậy có phải là nghệ thuật đích thực không? Cái đẹp nằm ở đâu? Ông lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại, tự nhủ mình, rồi tự trả lời, tự băn khoăn trong cuộc sống đầy lo âu, bất trắc mà nếu ai chưa từng sống qua thời kỳ tem phiếu, bao cấp và chứng kiến cảnh ngăn sông cấm chợ khi đó, thì cũng khó mà hiểu hết những gì Ông viết.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

ỨNG CỬ ? THÌ THỬ XEM SAO

 


THÌ THỬ XEM SAO
(Đúng mười năm trước, năm 2011, tôi đã được can dự vào một cuộc bầu cử đại biếu Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân Tp Hà Nội. Tôi quyết định can dự để xem sự bầu cử này nó trò hề đến đâu. Nay lại đến cuộc bầu cử mới sau mười năm, sau hai khóa Quốc Hội. Tôi đưa lại những bài viết của mình sau cuộc bầu cử mười năm trước để thấy trò hề mười năm sau vẫn không thay đổi.)
*
Ngày bầu cử đã qua. Giờ là lúc nói chuyện bầu cử được rồi.
Tôi là người được ứng cử, khác với người tự ứng cử.
Đầu tháng 3/2011, tôi đang ở Hà Tĩnh quê nhà cùng báo Tuổi Trẻ của Thành đoàn TP HCM làm một sự kiện nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS HCM. Một cuộc gọi từ văn phòng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội báo tin tôi, với tư cách chủ tịch Hội Nhà văn HN, được Ban chấp hành của Hội giới thiệu ra ứng cử vào Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016. Bất ngờ, đó là cảm giác đầu tiên của tôi khi được báo tin. Từ khi biết cầm lá phiều đi bầu cử các cấp chính quyền tôi không hề nghĩ mình sẽ dự vào một cấp nào, và khi ra đời hoạt động văn học nghệ thuật tôi biết mình không bao giờ là diện được sắp xếp cho một cấp nào. Tự nhiên nay có một giới thiệu như vậy, tôi bất ngờ. Tôi hỏi lại người báo tin là cùng tôi còn có ai được giới thiệu nữa thì biết là Hội liên hiệp VHNT thành phố được bổ ba suất giới thiệu và cùng tôi còn có thêm một chị chủ tịch Hội Mỹ thuật HN và một anh chủ tịch Hội Nhiếp ảnh HN. Sau sự bất ngờ và một thoáng phân vân, tôi trả lời đồng ý, nghĩa là chấp nhận sự giới thiệu của Hội liên hiệp ra ứng cử vào HĐND thành phố HN. Thì thử xem sao! Tôi quyết định với ý nghĩ như vậy.

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

NGƯỜI SÀI GÒN



Người Sài Gòn
Đưa bài nguyên văn này lên với 2 lý do: Một là có những bạn khi đọc xong bài của nhà cháu đăng trên báo Tuổi Trẻ đã ... cáu sườn, cằn nhằn một cách dễ thương, bảo ông nhầm rồi, Sài Gòn là Sài Gòn, sao lại lôi TP.HCM vào đây. Hai là, do quy định của báo về số chữ nên bài gốc bị cắt xén quá nhiều, thành ra cứ loạc choạc thế nào ấy.
Bài gốc không hề dùng chữ TP.HCM lần nào, đơn giản bởi nhà cháu chỉ viết về Sài Gòn, tính cách, vẻ đẹp của người Sài Gòn.
----
Ông bạn, người một thời đồng nghiệp với tôi hơn hai chục năm, cùng “nhập tịch” Sài Gòn cách nay đã gần nửa thế kỷ, chính xác là 44 năm, chốt lại bằng câu chắc nịch "khen người Sài Gòn có mà khen cả ngày chửa hết". Đó là thứ thu hoạch từ mắt thấy, tai nghe, lòng cảm nhận trực tiếp sau hơn nửa đời gắn bó với thành phố yêu thương, sôi động, nghĩa tình.

Vẻ đẹp của mỗi thành phố, chả riêng gì Sài Gòn, thật muôn hình vạn trạng. Tháng 4.1977 tôi đeo ba lô tuột xuống chiếc cầu thang đung đưa của tàu khách biển Thống Nhất, lần đầu tiên đặt chân lên đất Sài Gòn.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

THẮP NÉN HƯƠNG LÒNG (3/1975)

ảnh minh họa:  Biệt Động Quân Vương Mộng Long cùng người vợ
 

Câu chuyện cảm động không cầm được nước mắt!
*** THẤP NÉN HƯƠNG LÒNG(3/1975)
Rừng khóc giữa mùa Xuân
(Câu chuyện thương tâm của một người vợ lính BĐQ VNCH)

Hơn hai mươi năm nay, từ ngày đến định cư ở Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng giá, nhưng lại rất đẹp vào những ngày hè và lãng mạn vào thu, tôi vẫn giữ thói quen đi len lỏi trong rừng,
không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy lòng mình trăn trở. Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng trong ”Rừng Na-Uy”, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm cho tôi đau đớn, khốn khổ cả một đời.
Tôi sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên ở thành phố Nha Trang, sau khi cùng cả nhà theo cha tôi vào đây nhận nhiệm sở mới.
Có lẽ ngày ấy tôi là một cô gái khá xinh. Ngay từ năm tôi học lớp đệ lục trường Nữ Trung Học, cũng đã có vài chàng học trò khờ khạo si tình, đạp xe theo tôi sau những buổi tan trường. Lên năm đệ tam, cũng có vài chàng SVSQ Hải Quân, Không Quân chờ trước cổng trường tán tỉnh.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

CHUYỆN NGÔI MIẾU NHỎ BÊN ĐƯỜNG BIÊN.

 



Năm 2012, một đoàn công nhân tới bên dòng suối biên giới tự nhiên Việt Nam - Trung Quốc bên cạnh mốc 71 xây dựng kè đá bảo vệ bờ và cột mốc.

Đây là câu chuyện có thật, là những người lính, chúng tôi chỉ tin vài chuyện mắt thấy tai nghe, tin theo Đảng, Quân đội, nhưng lần này anh em ai cũng phải sửng sốt.

Trong đoàn thợ có hai cô gái làm phụ xây kiêm lo việc cơm nước, cả đoàn đều là người ở Điện Biên, chưa tới đây bao giờ.

Đột nhiên, trong một bữa cơm, một cô gái nói:

- Chúng mày uống rượu không mời tao à?

Cả đám thợ nam mắt tròn mắt dẹt, cái cô này trước giờ có rượu thuốc gì bao giờ? Với lại giọng nghe cũng khác. Chả ai bảo ai, họ rót thêm chén rượu cho cô gái ngửa cổ uống một hơi hết sạch.
Uống xong cô gái nói tiếp:

- Thằng nào có thuốc.cho tao xin mấy điếu, ba chục năm nay chưa được điếu nào, thèm quá!

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

THIÊN THẦN

ảnh minh họa
 

Tôi nhận được một hợp đồng chế tạo một máy chẻ mây cho một công ty mây tre đan ở Hòa bình. Người giới thiệu hợp đồng cho tôi bảo.
- Công ty đang rất cần cái máy này, ông cố gắng giúp họ, mới lại tôi mách nhỏ với ông điều này, Chủ công ty là một phụ nữ còn rất trẻ và đẹp. Biết đâu đấy ... Nói đến đây, anh ta nháy mắt một cách đầy tinh quái. Phần cuối của câu nói làm tôi háo hức. Chuyện! Đàn ông mà. Tôi quyết định đi Hòa Bình.
- Thôi được, mai tôi sẽ đi Hòa Bình. Ông đưa địa chỉ đây
- Ông đi qua thị xã Hòa Bình đến cột cây số thứ mười hai hỏi công ty Duy Lan thì ai cũng biết. Cô chủ công ty tên là Lan số điện thoại là …

Sáng hôm sau, tôi phóng xe máy đi Hòa Bình. Hay thật, vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ. Tên tôi là Duy, tên chủ công ty là Lan, Công ty lại tên là Duy Lan. Điềm chắc ?
Tôi vơ vẩn mỉm cười.

Không khó khăn gì, tôi tìm được ngay công ty. Đúng như anh bạn tôi nói, ở đây ai cũng biết công ty này. Một công ty khá nổi tiếng. Tôi cứ hình dung đó phải là một công ty lớn lắm nhưng đến cổng công ty, tôi thất vọng tràn trề.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

CẢM NGHĨ NHÂN KỈ NIỆM 49 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ (1972 - 2021)

 


Hôm nay kỉ niệm 49 năm ngày nhập ngũ (1972 - 2021).
Lúc đó tôi 28 tuổi và là kỹ sư được 4 năm. Tổng động viên mà.
Khi tôi báo cho người yêu, em khóc nức nở như tôi đã chết.
Ngày nhập ngũ.
Em hẹn
Chờ tôi
Trong tiếng bom dội.

"Em đi yêu và lấy người khác đi, đừng vô vọng chờ anh. Anh không muốn làm hỏng thêm cuộc đời 1 người phụ nữ mà anh yêu như yêu bản thân mình. 1 mình anh chịu là đủ rồi em ạ."
Vì thế tôi đi vào chiến trường thanh thản hơn rất nhiều đồng đội bịu rịu vợ con, người yêu.

Hết 3 tháng luyện quân là chúng tôi được phát quân trang, súng đạn, tăng võng để vào chiến trường.
Chuyện buồn:
Đồng đội của tôi có 1 giáo viên cấp 3 đã có vợ con. Anh không muốn đi vào chỗ chết. Anh nằm trên phản và thả quả lựu đạn vừa được trang bị xuống dưới gầm phản, dưới chân với hi vọng vết thương gây ra đủ để anh không phải vào chiến trường Quảng Trị thôi. Cối xay thịt mà. Nhưng anh chết trên đường đi cấp cứu. Tội cho vợ con anh.
Một hôm đang hành quân thì gặp các mẹ đang làm đồng. Ối các con ơi, sao các con đi mãi thế. Mẹ khổ lắm. Chúng tôi lầm lũi đi.
Mẹ mình ở nhà thế nào nhỉ? Con nhớ mẹ lắm, mẹ ơi!!!
Một đêm chúng tôi đi ngang qua 1 làng. Dân làng đun nước chè và để trên bàn với cây đèn phòng không. Bộ đội và dân làng chẳng ai biết mặt ai. Tất cả cho chiến trường.

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

VỀ BÀI THƠ "NGỒI BÊN MỘ CON"


 

Tháng 5 năm 1975 miền Nam mất vào tay miền Bắc . Tôi là một sĩ quan thua trận ở phía miền Nam. Ngày 07/05/75 chịu chung số phận của những người thua trận tôi ra trình diện và được đưa cưỡng bức lao động ở những trại tù của phe thắng trận. Khi tôi đi lúc đó vợ tôi mới 20 tuổi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ba tháng sau kể từ ngày tôi bước chân vô trại tù thì con tôi ra đời. Chúng tôi đã thoả thuận nhau từ trước đặt tên con Dương Lục Bình Hạ Uyên
Lục bình : để nhớ ngày đất nước mất đẩy cuộc đời của người dân miền Nam lênh đênh như những đám lục bình
Hạ Uyên : Đôi uyên ương mùa hạ ( mùa tôi từ biệt vợ con để đi vào Trại giam và con cũng sanh ra vào mùa hạ)
Năm 76 khi con tôi được gần một tuổi vợ tôi có ẳm con vào thăm tại Đồng Găng Diên Khánh Khánh Hòa, tôi chỉ nhìn con mà ứa lệ vì không được phép ôm nó vào lòng. Cũng vào tháng 6/76 họ chuyển tôi ra Trại A30 Tuy Hòa Phú Yên.

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

AI BUÔNG RÈM NHIẾP CHÍNH Ở MỸ?

 


AI BUÔNG RÈM NHIẾP CHÍNH?
Thời xưa, khi các hoàng đế băng hà mà hoàng thái tử còn nhỏ thì hoàng thái hậu thường buông rèm nhiếp chính ấu vương cho đến lúc ấu vương trưởng thành đủ sức lèo lái sơn hà.
Song đến thời Từ Hi thái hậu của nhà Mãn Thanh bên Tàu, thì buông rèm nhiếp chính trở thành một nghề hết sức chuyên nghiệp. Từ Hi luôn tìm cách thay đổi vua, lúc nào cũng là vua con để bà mãi mãi buông rèm...
Ngày nay chuyện buông rèm nhiếp chính không còn như xưa, đã có những thay đổi cho hợp với thời đại mới, song khó tránh chuyện bình mới rượu cũ.
Việt Nam minh định rõ ràng bằng điều 4 hiến pháp, hiến định đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo toàn diện... Nghĩa là buông rèm nhiếp chính nhà nước. Có lẽ đó là lý do nhiều người thấy lạ, sao đảng không chờ Quốc Hội mới bầu người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ, đứng đầu Quốc Hội... Vì chỉ vài tháng nữa đã bầu Quốc Hội khóa mới ?
Chắc là do tình hình dịch cúm Tàu và sự thay đổi tổng thống Mỹ khiến sự đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ - Trung mang tính chất mới ảnh hưởng đến trật tự, kính tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, an ninh... Toàn cầu nói chung và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói riêng, khiến Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi những người đứng đầu để sớm đối phó với tình hình mới?