Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

RÂU ÔNG NỌ CẮM CẰM BÀ KIA

 


Hữu Thọ

Hơn 3 năm trước, hôm 30-4-2018 Đài Truyền Hình VTC và báo Công an Nhân dân đăng ảnh người lính Mỹ cầm súng trường đứng nhìn một phụ nữ Việt Nam cho con bú kèm theo nhan đề “Giọt sữa cuối cùng trước khi bị lính Mỹ hành quyết năm 1972”. Ảnh 1.

Chưa hết, bức ảnh còn chú thích là “Nữ du kích Ng.Thị Tư cho con gái bú giọt sữa cuối cùng trước khi bị lính Mỹ hành quyết”. Thế rồi các bài báo ăn theo mọc ra như cỏ dại sau mưa, lại có cả mấy bài thơ lâm li bi đát, khiến lủ khủ con tim thổn thức, vô thiên lủng nước mắt lã chã rơi.

Sai bét!
Người lính Mỹ trong ảnh đang xúc động trước cảnh tượng thân thương và gần gũi. Anh ta bồi hồi nhớ đến tuổi thơ của mình bên người mẹ yêu quí, đâu có nét hung tợn của kẻ sắp giết người.

Ngày 8-6-1969 Mỹ bắt đầu thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh (Thay màu da trên xác chết), cuối 1971 rút hết sạch bộ binh, chỉ còn mấy tiểu đoàn pháo binh và công binh, giữa 1972 chỉ còn cố vấn quân sự và sĩ quan chỉ huy tác chiến. Như vậy, bức ảnh ghi thời điểm 1972 là sai bét.
Ảnh do phóng viên chiến trường Larry Burrows chụp tại Rach Kien, có thể là thôn Rạch Kiến, Long Hoà, Cần Đước, Long An, đăng trên tạp chí Life-Life Magazine ra ngày 13-01-1967 trong series ảnh The Delta, trang 26-27. Ảnh 2: Bên trái là 1 lính Mỹ khác canh giữ cha của chị kia. Sau đó, ảnh được đăng lại trên bìa tạp chí The Daily Telegraph ra ngày 1-5-1970.

Hôm 10-02-1971, trực thăng chở Larry Burrows bị bắn rơi trong chiến dịch Lam Sơn 719, thế là chết.

Người lính Mỹ trong ảnh là James Farley, khi đó 21 tuổi trong 1 trận càn. Trong sách “Larry Burrows: Vietnam ”, Larry Burrows viết: “Đây là một người lính trẻ và rất hiền. Anh là một trong những người lính luôn giúp đỡ mọi người ở Việt Nam”.

Sự thật thế nào?

Tối 7-4-1972 viên Đại úy Phước dẫn 1 tốp lính nghĩa quân hội đồng xã Vĩnh Hưng, tỉnh Bạc Liêu đi càn. Họ xông vào nhà, bắt trói nữ du kích Ng.Thị Tư, liệng đứa bé sang một bên, tra tấn chị bằng báng súng đến gãy 2 cánh tay và ngất xỉu. Lát sau, 1 cậu lính túm tóc chị kéo giật lên. Biết mình khó sống được, chị thều thào: “Hãy để tôi… cho con bú… lần cuối…”.. Nhưng những chiến binh VNCH, đồng bào ruột thịt của chị không cho. Mà có cho thì chị cũng chẳng ôm con được, vì 2 tay gãy rồi. Sau đó họ lôi chị ra sân, bắn vào đầu, cắt tai mang về lãnh thưởng.
Ảnh 3: Chồng chị Tư là Lê Văn Dõng (Năm Dõng), hiện sống tại xã Vĩnh Lợi, Thanh Trị, Sóc Trăng.



Trí tưởng tượng phong phú cộng với sự non kém kiến thức khiến mấy cậu nhà báo tào lao lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Hèn chi Lênin nói: Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại.

Mở phây thấy thiên hạ hùa nhau tỏ lòng căm thù và thương cảm. Tức mình gõ mấy phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét