Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022
CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022
TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ NHƯNG MUA ĐƯỢC CHÍNH TRỊ
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022
GIỚI CHUYÊN GIA PHƯƠNG TÂY ĐÃ SAI LẦM RA SAO KHI ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022
LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2
LÀNG TÔI - LÀNG CÓT
Nguyễn Minh Vũ
Làng tôi
Thời xưa
Làng tôi có tên nôm là Làng Cót
Nằm trải dài bên hữu ngạn sông Tô.
Đất địa linh nhân kiệt tự ngàn xưa
Là một trong tứ danh hương nổi tiếng
.
Làng tôi xưa gọi là Kẻ Cót, là một trong những làng cổ, cùng nhiều làng cổ khác, nằm bao quanh đất Kinh Kỳ, được gọi là Kẻ Chợ. Ngoài Kẻ Cót, còn Kẻ Bưởi, Kẻ Noi, Kẻ Giàn, Kẻ Mọc…Tháng 3 – 1978, khi nạo vét sông Tô Lịch, đào được ở địa phận làng Cót một quan tài làm bằng cả một đoạn cây to khoét rỗng, các nhà khảo cổ đoán định có tuổi khoảng đầu Công Nguyên. Rồi có truyền thuyết vào thời nhà Tiền Lý (544 – 578), nhà vua đã cho lập thành lũy bên bờ sông Tô để chống quân nhà Lương, chứng tích còn lại là miếu Quan Hoa và miếu Xóm Hậu thờ 2 công chúa con vua Lý Nam Đế là Vạn Phúc phu nhân và Tứ Nàng Phu nhân. Làng trải dài bên bờ sông Tô Lịch, bên kia sông là làng Láng có ngôi chùa lớn, cổ kính, được xây dựng từ thời nhà Hậu Lý. Sông Tô, chùa Láng gắn liền với truyền thuyết nhà sư Đại Điên đã cắm chiếc gậy xuống dòng sông, bắt nó chạy ngược dòng về phiá chùa Láng để đấu phép với nhà sư Từ Đạo Hạnh. Một minh chứng nữa nói lên làng tôi được lập muộn nhất là từ thời nhà Lý, thời của “tam giáo đồng lưu”, nghĩa là thời nhà vua coi trọng cả 3 đạo (Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Lão), là ở làng tôi có cả đình, chùa, Văn chỉ và miếu, những 3 miếu, trong đó Miếu Chợ ở ngay đầu làng thờ đức Cao Sơn Hiển ứng đại vương, một trong bốn vị thần trấn thành Thăng Long. Theo tài liệu của họ Nguyễn được Unesco công nhận, thần húy là Nguyễn Hiển, là một danh tướng thời Hùng Vương thứ 18, là anh em họ với thần Tản Viên, húy là Nguyễn Tuấn.
Phía trước miếu, xế về bên trái, ngay cạnh bờ sông Tô, một cấy si cổ thụ hàng mấy trăm năm tuổi đứng soi mình bên dòng nước. Hàng mấy chục rễ phụ to tày bắp vế cắm sâu xuống đất giúp cho cây càng thêm vững chãi. Một bàn thờ bằng gạch xây gần sát gốc cây trên đặt chiếc bát hương không mấy khi tắt khói bay quấn quýt. Quanh thân cây, bao chiếc bình vôi nhỏ được đặt trên bàn thờ, được treo trên cây, khiến cho cây mang một vẻ thiêng liêng huyền bí. Tuần rằm mùng một, hoặc mỗi khi gặp điều khổ não, các bà, các chị thường ra đây thắp hương khấn vái. Sát gốc cây có dăm bậc gạch được xây không biết tự bao giờ, vài ba bậc được ngâm ngay dưới dòng nước, được gọi là “Cầu gạch”. Thường ngày, kẻ qua người lại, hay rẽ xuống cầu rửa chân cho mát, vừa rửa vừa trao đổi chuyện trò. Những buổi chiều hè nóng nực, bọn trẻ Xóm Chợ thường rủ nhau ra sông tắm, một số đứa nghịch ngợm trèo lên cây, rồi nhảy ùm xuống nước bơi đuổi nhau hoặc té nước vào nhau, tiếng la hét, reo cười vang động cả một khúc sông.
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022
ĐỌC THƠ ĐEN CHO ÔNG VÕ VĂN KIỆT
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022
Quan hệ Việt-Nga và món nợ thời Liên Xô cũ
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022
Danh họa Picasso trong tầm ngắm của cảnh sát nhập cư Pháp
"Sách đen về Vladimir Putin» : Nước Nga hậu cộng sản thành thế lực phá rối
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022
Tề Bạch Thạch - Đại sư hội họa
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022
VÌ SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐỤC RỖNG NÚI TRÀ PHƯƠNG
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022
VỀ MỘT SỰ KHÁC BIỆT ĐỘC ĐÁO GIỮA VIỆT TỘC VỚI HOA TỘC
VỀ MỘT SỰ KHÁC BIỆT ĐỘC ĐÁO GIỮA VIỆT TỘC VỚI HOA TỘC (mà nhiều người trong chúng ta cũng chưa đủ chú ý đến)
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022
CHUYỆN KỂ TỐI THỨ 6 CỦA TÔ LAN HƯƠNG (phần 4).
Tôi đã nghĩ mãi mà không biết nên đặt bút viết từ đâu khi kể câu chuyện của cô Huệ.
Có lẽ là tôi nên bắt đầu bằng 1 buổi chiều muộn năm 2010, khi tôi ngồi với cô Huệ bên bờ đê Hội Thống, nằm cạnh dòng sông Lam. Tôi nhớ ngôi nhà nhỏ ven đê của cô Huệ xơ xác đến mức không có nổi một cánh cửa tử tế. Và cô Huệ ngồi ở ngay bậu cửa không có cánh đó, dưới chân là chiếc nón lá ghim chi chít băng tang; mỗi chiếc băng tang trên chiếc nón lá tượng trưng cho 1 năm cô Huệ chưa thể tìm được mộ người yêu, người chồng sắp cưới là liệt sĩ của mình.
Vào năm 2010, năm mà tôi gặp cô Huệ, cô đã tự tay ghim lên cái nón đó cái băng tang thứ 37...
Năm 16 tuổi, cô Huệ khai gian tuổi thành 18, trốn bố mẹ lên huyện đăng ký vào chiến trường làm TNXP.
Trên đường hành quân, lúc dừng chân nghỉ bên bờ sông Gianh giữa trời mùa đông căm căm giá rét, đơn vị TNXP của cô Huệ gặp một đơn vị bộ đội cũng đang nghỉ tại đó.
Bên bếp lửa dựng tạm ven sông, chú Thọ - một người lính khi nhận ra cô Huệ là đồng hương Hà Tĩnh, đã tranh ngồi cạnh cô, vừa nướng lạc, bóc lạc cho cô, vừa vui vẻ ôn chuyện quê nhà.
Sau cuộc gặp ngắn ngủi, họ chia tay nhau, nhưng tình yêu đã kịp bắt đầu. Yêu nhau giữa thời chiến, cô Huệ hẹn với người yêu, ngày đất nước thống nhất, họ sẽ về quê, xây dựng hạnh phúc của riêng mình.