Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

CHỚ THẤY SÓNG CẢ MÀ NGÃ TAY CHÈO!


 

("Người yêu nước phải thông hiểu những sự tích nước mình")
1/ Cuốn "Việt Nam Sử Lược" của sử gia Trần Trọng Kim (1883-1953) từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm có ít nhứt một lần tái bản trước nhu cầu của công chúng trong nước cần tìm hiểu sự thực lịch sử.
NHƯNG, quí bạn có biết trước kia, trong ròng rã cả nửa thế kỷ cụ Trần Trọng Kim liên tục bị kết án đến rợn người hay không?
Những "quan sử" (quan làm nghề viết sử) ngoài Hà Nội, như Trần Huy Liệu viện trưởng Viện Sử học vào năm 1955 chỉ đạo: "Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim", hoặc như Văn Tạo viện trưởng Viện Sử học vào năm 1981 chửi rủa: "Bọn bồi bút thực dân biên soạn, mà tiêu biểu là cuốn Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim"!
2/ Cuốn "Việt Nam Sử Lược" làm gì mà bị kết án?
Việt Nam Sử Lược là cuốn biên khảo lịch sử ĐẦU TIÊN BẰNG CHỮ QUỐC NGỮ.
So với sách giáo khoa đưa vào nhà trường giảng dạy như một pháp lệnh, "Việt Nam Sử lược" của cụ Trần Trọng Kim đã phạm ... ít nhứt hai vấn đề "cấm kỵ":
a/ Đề cao công trạng hợp nhứt lãnh thổ của Hoàng đế Gia Long;
b/ Công nhận nhà Triệu của Triệu Đà là triều đại chính thức trong lịch sử nước Việt, với quốc hiệu "Nam Việt" rộng lớn (không chỉ có Nghệ An trở ra đồng bằng sông Hồng, mà còn gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây). Trong khi đó, sách giáo khoa "pháp lệnh" thì loại bỏ nước Nam Việt & Triệu Đà ra khỏi lịch sử VN.
Quí bạn có biết, trong áng văn hào hùng "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi đã tôn vinh: "Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng Đế một phương", Triệu ở đây là Triệu Võ Đế, tức Triệu Đà.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM QUỐC GIA

 


Năm 2005, khi đến “vùng D. C.” học về chính sách công, một tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giới thiệu tôi gặp GS Nguyễn Mạnh Hùng. Nhiều lần, hai cha con tôi được ông lái xe đưa đi ăn ở George Town hoặc đưa về ngôi nhà của ông ở vùng Fairfax, ngôi nhà có phía sau là rừng, thỉnh thoảng có một vài chú nai nhẩn nha gặm lá.
GS Nguyễn Mạnh Hùng được số đông trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài kính trọng, dù những người cực đoan vẫn chỉ trích việc ông về nước nhiều, sẵn sàng tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và đến nói chuyện ở những nơi như Ban Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Ngoại giao…
GS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng Fulbright [1960] sang Mỹ học về quan hệ quốc tế. Và, ông cũng là người Việt tị nạn đầu tiên lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu Đông Dương ở một trường đại học Mỹ [George Mason University].
Không có ở đâu chửi Mỹ nhiều như các đại học Mỹ, những sự kiện lịch sử như “Vietnam War” luôn được các “trí thức thiên tả” Mỹ “đổ hết tội lỗi cho Washington, xúc phạm Sài Gòn và đề cao Hà Nội”. Chính môi trường đại học Mỹ và các trí thức thiên tả, chứ không phải Ban Tuyên giáo, đã củng cố tinh thần chống Mỹ và Phương Tây cho rất nhiều người Việt từ trong nước sang học một hai năm.
GS Nguyễn Mạnh Hùng là người tổ chức cuộc hội thảo đầu tiên về cách giảng dạy chiến tranh Việt Nam [Teaching the Vietnam War, 1988]. Cách tiếp cận của ông giúp tôi biết đặt sự hiểu biết và phương pháp tư duy của mình trong “academic framework”.

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

VĂN CAO: MỘT THIÊN TÀI BỊ LƯU ĐẦY

 

Ảnh 1: nhạc sĩ Văn Cao thời trẻ

UỔNG PHÍ ĐÊM "ĐÀN CHIM VIỆT" VTV1 KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH VĂN CAO. HÁT RẤT CHÁN. CÁC CA SĨ HÁT KHÔNG XỨNG TẦM ÂM NHẠC VĂN CAO. LỖI LỚN NHẤT CUỐI ĐÊM DIỄN ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ CÁC ÔNG LỚN KHÁC LÊN DIỄN ĐÀN TẶNG HOA CHO CÁC CA SĨ HÁT HỎNG NHẠC VĂN CAO, CHỈ QUÊN TẶNG HOA CHO VỢ ÔNG VĂN CAO LÀ BÀ NGHIÊM THÚY BĂNG VÀ CON TRAI CẢ VĂN THAO MÀ THÔI. ( Hình 2: bà Nghiêm Thúy Băng được cháu nội cõng đang bắt tay nhà văn Vũ Thư Hiên - người mà ông bà Văn Cao coi như ông em kết nghĩa). TMH

***
Nhân 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao.
Văn Cao: Một thiên tài bị lưu đầy
Trần Mạnh Hảo .
Văn hóa - nghệ thuật (Nguồn : dân luận )
Âm nhạc sang trọng bậc nhất nước Việt của ông còn sống mãi. Những bài hát rất hay, rất quý phái cao sang đầy chất thánh ca của ông vẫn hằng tụng ca con người, tụng ca Cái Đẹp, như một cứu cánh góp phần cứu chuộc dân tộc ta, đất nước ta đang có cơ bị diệt vong bởi chính sự băng hoại của những tà thuyết phi nhân. Xin được gọi ông bằng tên gọi thường nhật trìu mến nhất mà thế hệ đi sau ông vẫn hằng được gọi thầm tên ông: ANH VĂN; như ngày xưa thi thoảng được hầu rượu ông nơi quán rượu gần rạp xiếc. Vâng, anh Văn suốt một đời sống chết cũng chỉ vì hai chữ Nhân Văn thiêng liêng, cao cả này mà thôi...
*
“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư...” - Trịnh Công Sơn.
Năm 2013 này là năm kỷ niệm 90 năm ngày sinh của thiên tài văn nghệ Văn Cao - người đã tự lưu đầy mình vào vĩnh cửu bằng ba tài năng lớn: hội họa, thi ca và âm nhạc. Văn Cao nhà cải cách tiền phong cả ba nghệ thuật: hội họa, âm nhạc và thi ca. Bài này chỉ nói về kiếp nhạc của Văn Cao.
Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ: “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Thìn năm 1976.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Chuyện “Ông Karl đen” (Der schwarze Karl)



Hôm rồi một cô học sinh của bà xã ở Chemnitz sang thăm cô giáo sau 35 năm. Cô tặng vợ chồng tôi một gói cà phê. Hôm nay mở ra thì thấy đây là loại cà phê đặc biệt với cái tên rất ấn tượng. Bên dưới bức tượng ông Marx trầm ngâm, khắc khổ là cái tên “Ông Karl đen” (Der schwarze Karl)
Thời Cộng hòa Dân chủ Đức thành phố Chemnitz, vốn là một trung tâm công nghiệp lớn từ thời nước Phổ, được đổi tên là Thành phố Karl-Marx (Karl-Marx-Stadt).
Khi học nghề ở đài truyền hình CHDC Đức, tôi đã đến Karl-Marx- Stadt để tường thuật các trận đấu giải Oberliga. Đội FC-Kart-Marx-Stadt từng vô địch CHDC Đức với trung phong Eberhardt Vogel. Thành phố này đối với tôi rất gần gũi nên tôi đã lấy cái chết và sự hồi sinh ngoạn mục của nó từ 1990 đến nay để minh họa quá trình thống nhất nước Đức.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

HOÀNG VĂN ĐỨC: "L'ENFANT TERRIBLE"

 


Lại sắp đến kỉ niệm Cách Mạng Tháng Tám 1945. Có một nhân vật từng đóng vai trò rất tích cực, từng là trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những giờ phút vận mệnh nước nhà "ngàn cân treo sợi tóc", nhưng rồi... bị cố tình lãng quên, đến mức chẳng những bọn đầu xanh tuỏi trẻ ngày nay mà ngay cả thế hệ trung niên cũng không biết đó là ai khi nghe đến cái tên HOÀNG VĂN ĐỨC. Vậy mà đó là Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, thành viên Phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Hội nghị Fontainbeleau 1946. Xin chia sẻ với các bạn thanh khí NGUYÊN VĂN bài cụ Vũ Đình Hòe viết về ông trong tập hồi kí cuối cùng "Gương mặt những người cùng thế hệ" - bài Cụ đắn đo mãi mới đọc cho tôi làm từng câu trên vi tính, nghe đọc lại (sang tuổi 100, mắt mờ rồi!) để duyệt từng câu. "Nói nửa sự thật về ông Đức là nói dối![Sinh năm 1918 trong gia đình tiểu thương ở Việt Trì. Theo học Cao đẳng Canh nông, sau khi tốt nghiệp hành nghề kỹ sư nông học; 1942 đến tháng 6 - 1944 làm Thanh tra canh nông của Sở Canh nông Bắc bộ. Từ tháng 6 - 1944 ông tham gia Việt Minh thành Hoàng Diệu, tham gia thành lập đảng Dân chủ, tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, làm Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh. Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 - 1 - 1946, Hoàng Văn Đức trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá I, được bầu làm Uỷ viên thường trực Quốc hội, tham gia phái đoàn Phạm Văn Đồng đi đàm phán với Pháp ở Hội nghị Fontainebleau năm 1946. Từ 1946 đến tháng 7 - 1952 ông giữ chức Tổng giám đốc Nha Nông chính, Chủ tịch Tổng hội công chức Cứu quốc, uỷ viên Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1952 - 1954 ông được cử làm uỷ viên Uỷ ban Cải cách ruộng đất trung ương. Từ 1957 đến 1959 Hoàng Văn Đức giảng dạy tại Đại học Nông nghiệp, 1960 - 1965 làm cán bộ kỹ thuật Bộ Nông trường, từ 1966 điều động về làm cán bộ kỹ thuật ở Nông trường 2 - 9, huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình cho đến khi về hưu năm 1973. Ông mất năm 1996, năm 1997 được truy tặng Huân chương Độc Lập hạng nhất.]
Lại sắp đến kỉ niệm Cách Mạng Tháng Tám 1945. Có một nhân vật từng đóng vai trò rất tích cực, từng là trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những giờ phút vận mệnh nước nhà "ngàn cân treo sợi tóc", nhưng rồi... bị cố tình lãng quên, đến mức chẳng những bọn đầu xanh tuỏi trẻ ngày nay mà ngay cả thế hệ trung niên cũng không biết đó là ai khi nghe đến cái tên HOÀNG VĂN ĐỨC. Vậy mà đó là Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, thành viên Phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Hội nghị Fontainbeleau 1946. Xin chia sẻ với các bạn thanh khí NGUYÊN VĂN bài cụ Vũ Đình Hòe viết về ông trong tập hồi kí cuối cùng "Gương mặt những người cùng thế hệ" - bài Cụ đắn đo mãi mới đọc cho tôi làm từng câu trên vi tính, nghe đọc lại (sang tuổi 100, mắt mờ rồi!) để duyệt từng câu. "Nói nửa sự thật về ông Đức là nói dối!"

***

“L’enfant terrible”(Thằng bé đáng sợ) là biệt hiệu mà bọn phản động trong Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng của Vũ Hồng Khanh), Việt Cách (Việt Nam Cách mạng đồng minh hội của Nguyễn Hải Thần) gọi sau lưng anh Hoàng Văn Đức qua những cuộc chạm trán nảy lửa tại Hội nghị liên tịch các đảng phái, họp vào cuối tháng 12 năm 1945 theo sáng kiến của Việt Minh, nhằm thoả thuận thành lập Chính phủ Liên hiệp lâm thời.

Cái biệt hiệu ấy diễn tả khá đúng con người anh - cả diện mạo lẫn tính cách. Anh Đức vóc người nhỏ thấp, còn thanh niên (kém tôi những 6 tuổi mà tôi ngày ấy cũng mới 33), tính tình cương trực, lời nói sôi nổi, lý lẽ sắc bén, cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, nhiều phen dồn các đối thủ Việt Quốc, Việt Cách vào thế bí trong các cuộc tranh cãi nhằm bảo vệ đường lối Đại đoàn kết dân tộc đặng gìn giữ nền Độc lập - Tự do mới giành lại được. Trong thế nước lúc ấy “ngàn cân treo sợi tóc”, mà đảng Cộng sản Đông Dương, lực lượng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, thì lại phải tránh mặt (tuyên bố “tự giải thể”, thực ra là rút vào bí mật), Hồ Chủ tịch khai thác cao độ vị thế của đảng Dân chủ, đặc biêt là tinh thần tranh đấu và khả năng thuyết khách của Hoàng Văn Đức, vừa được bầu bổ sung vào Trung ương Dân chủ cuối tháng 8 – 1945 và giữ chức vụ Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh (Bí thư là đồng chí Hoàng Quốc Việt). Trong khi Nguyễn Thành Lê và Đỗ Đức Dục tấn công bằng võ khí báo Độc Lập, cơ quan trung ương của đảng Dân chủ, vừa mới bắt đầu ra hàng ngày, vạch trần những mưu ma chước quỷ của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách và các tướng Tầu Tưởng mà đại diện là Tiêu Văn, thì các trang thanh niên Hoàng Văn Đức, Hoàng Minh Chính và Lê Trọng Nghĩa luôn luôn được cử đi đấu tranh trực diện với bọn chúng.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

KHI GIỚI NHÀ VĂN LÀM PHẬN ĂN MÀY

 


Đọc bài tường thuật của nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh mà thấy chợn. Cựu đại tá, Phó Giám đốc Sở công an Hải Phòng, Dương Tự Trọng, đúng là ông trùm đất cảng. Ông trùm này vừa bảo kê cho đám giang hồ vừa bảo kê cho các hoạt động làm ăn phi pháp. Cho nên, chắc chắn tiền vô như nước, không chỉ sống trong biệt phủ xa hoa mà còn thừa tiền nuôi gái, dùng tiền và gái chiêu đãi luôn các văn nghệ sĩ.
Đám gái đó lại là các em sinh viên trong trắng mới đau! Nhà chứa của Tú Bà cũng chưa là gì so với cái ổ điếm hiện đại này!
Trong số văn nghệ sĩ mà Bảo Sinh kể, ngoài chính Bảo Sinh là người tự hào ăn mày Dương Tự Trọng, còn có những văn nghệ sĩ tên tuổi khác được họ Dương "chiêu hiền đãi sĩ" như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhạc sĩ Phú Quang, ca sĩ-nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ, nhà thơ-nhà báo Hồng Thanh Quang... Dương Tự Trọng nuôi quân này như nuôi một đám cái bang. Chỉ khác là khi ngồi ghế ông trùm, Dương Tự Trọng không bị bọn cái bang mang danh văn nghệ sĩ phun nước bọt vào mặt như trong truyện chưởng của Kim Dung mà viết văn, viết thơ, viết nhạc ngợi ca như một "anh hùng nghĩa hiệp".
Câu thơ tự hào bẩn thỉu nhất của Bảo Sinh:
"Làm thơ được tử tù khen
Sướng hơn Văn Miếu khắc tên mu rùa!"
Tưởng tử tù là những nhà cách mạng hay thậm chí là Nguyễn Văn Chưởng. Đây lại là tên trùm tham nhũng Dương Chí Dũng, anh trai Dương Tự Trọng! Làm thơ để ăn tiền loại tử tù như vậy mà không lợm mồm lợm miệng sao?

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

"Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: Ảnh Hưởng Của Cố Vấn Trung Quốc La Quý Ba

 


Tiến sĩ Alex - Thai Vo sinh trưởng tại Quảng Ngãi, là sử gia nghiên cứu về Vietnam tại Mỹ. Thái kể, đầu năm nay, khi đang làm cho một tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Thái nhận được công việc tại Viện Vietnam và Lưu trữ thuộc Đại học Texas Tech, sau nhiều vòng tuyển chọn. Thái hỏi ý kiến ba, người vốn là quan chức VNCH xem mình có nên nhận việc này không, khi mà lương giáo sư thấp hơn lương công chức bộ Quốc phòng khá nhiều. Ba Thái trả lời: "con nói rằng một phần của công việc mới là giúp chính quyền Vietnam tìm hài cốt của lính Bắc Việt, ba cho rằng điều đó giá trị hơn tiền". Thái không còn gì phải đắn đo. Hiện anh là giáo sư nghiên cứu tại Texas Tech, chuyên về Vietnam, đặc biệt là Cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Thái nói sắp tới mốc 70 năm ngày chính quyền Hanoi bắt đầu phát động quần chúng. "Bới" lại quá khứ không phải vì hận thù mà là công việc của nhà sử, xem nó đã thực sự diễn ra thế nào, vì sao nó diễn ra, hệ quả là gì.
Từ lâu chúng ta vẫn biết các cố vấn Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong CCRĐ, nhưng có thể chưa rõ đường đi nước bước của họ thế nào. Bài viết sau đây của Alex - Thai cho chúng ta biết điều đó.

"Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: Ảnh Hưởng Của Cố Vấn Trung Quốc La Quý Ba

Được mô phỏng theo kinh nghiệm của Trung Quốc, cải cách ruộng đất do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện giai đoạn 1953–56 có lẽ là chính sách đối nội quan trọng nhất của cách mạng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vì sự khan hiếm của các nguồn tài liệu chính, có rất ít thông tin về ảnh hưởng của các cố vấn Trung Quốc đối với chính sách này. Khuyến nghị của La Quý Ba về việc phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất là một trong số rất ít tài liệu được biết đến do một cố vấn hàng đầu của Trung Quốc soạn thảo cho giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Việc cung cấp tài liệu này giúp bạn đọc có một cái nhìn rõ hơn về quan điểm và sự đánh giá của Trung Quốc về tình hình Việt Nam vào đầu những năm 1950. Nó cũng làm sáng tỏ khía cạnh về vai trò và ảnh hưởng của các cố vấn Trung Quốc trong quan hệ Trung - Việt vào thập kỷ đó, cũng như đối với những quyết định của Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong chương trình cải cách ruộng đất, vốn đã gây nhiều tranh cãi hơn nửa thế kỷ qua.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

SỐ PHẬN CỦA NÓ ...

Ảnh minh họa
 

Năm nhà tôi khổ nhất là năm 1985, nợ nần khắp nơi ngày nào họ cũng kéo đến đòi. Má tôi vì trốn nợ nên thường không ở nhà, anh em chúng tôi hái lá làm rau, luộc khoai ăn cho qua cơn đói.

Buổi chiều hôm đó bảy anh em, đang ngồi quây quần bên nồi khoai nghi nghút khói, thì ba tôi về tới. Không thấy Mẹ đâu, đi với ba là một thằng bé đen thui, dơ chưa từng thấy. Nó mặc chiếc áo màu đất sọc ngang, cái quần dài đến gối. Chúng tôi đưa mắt nhìn Nó, Nó cười đưa cái hàm răng trắng bóng.
Anh hai tôi hỏi:
_ Con ai vậy ba ?
ba tôi nói :
_ Con nuôi của Mẹ mầy.
Chúng tôi nhìn nhau không hiểu chuyện gì, vì ở nhà đang đói.
Ba tôi nói:
_ Tao chở Nó đi xe đạp về trước, Mẹ mầy đón xe buýt về sao.
Lúc đó cũng là lúc Mẹ tôi về đến, Mẹ tôi cười và nói với chúng tôi.
_ Tụi con có nhà, Nó nằm ở ngoài đường tội lắm, cho Nó về đây ở rồi tính.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

“THIỀN” VÀ ĐẤU GIÁ BỨC THƯ PHÁP “THIỀN” TUYỆT VỜI

 


Nhiều người nhắn tin yêu cầu lão PP chém chút về “Thiền”. Thiền là gì? Liệu cứ nhắm mắt ngồi yên một chỗ, không nói chuyện, không đánh rắm, tức là thiền?
Bồ đề đạt ma là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Bỉ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc năm 520 để truyền đạo, hồi ấy cũng gặp nhiều Trắc trở, bởi diện mạo của Ngài rất quái lạ, râu dài rậm, lông mày trùm mắt, tay dài quá gối. Ngài dùng 9 năm diện bích để thuyết phục đệ tử mình tin vào trí tuệ siêu phàm của phật pháp. 9 năm quay mặt vào vách không nói một câu tại rặng Tùng Sơn, ở Thiếu Lâm Tự, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Đây chính là Thiền, thiền một cách cao siêu chỉ có bậc Thánh mới thực hiện được.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

Đỗ Mười và chiến dịch đánh tư sản X-3 tàn bạo ở miền Nam

 


Chiều 21-3-1978, Hội trường đảng Nguyễn Ái Quốc II ở Thủ Đức như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan TW và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền phong, TW Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.

Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Cải tạo Công Thương nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa tại miền Nam.

Hôm đó, Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép, khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ tợn. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.


Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-3 đã bắt đầu.

Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100-CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Đỗ Mười nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. (Rất cần phải nhắc lại cái kế hoạch X-1 do hung thần Đỗ Mười đề xuất: Sĩ Quan "Ngụy" từ Trung úy trở lên, Công chức từ cấp Chánh sự vụ trở lên: “Tử hình!”. May mà tụi Pol Pot bên Campuchia làm quá nên bị cả thế giới nguyền rủa và lên án nên Cộng sản Việt Nam mới chùn tay). Đã thực hiện X-2 đánh bọn Tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ Chủ nghĩa Tư bản, tay sai đế quốc Mỹ, diệt triệt để, diệt không nương tay… ông vừa nói vừa chém tay vào không khí.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

MÓN VẶT TRẺ CON

 

Ông Chín Tầng Mây mặc cái áo bộ đội K82 cũ sờn, đội mũ cứng. Ông có một cái bàn ngăn đựng cái bánh như bánh da lợn bây giờ, bánh của ông có ba hoặc bốn màu chia thành từng lớp. Trên mặt bàn có một cái bàn tròn nhỏ xoay được, có những chiếc đinh đóng và những con số. Một cái cọc nhọn nhỏ có dây chun buộc như cái nỏ. Khi trẻ con đưa tiền, ông xoay cái bàn tròn nhỏ, đứa trẻ sẽ kéo cái nỏ buông tay, mũi nỏ lao vào vòng xoay bị những cái định chặn lại, vào ô nào ông sẽ tuỳ cắt cho chúng.
Thỏi bánh được cắt ra khuôn dài như hai ngón tay, trúng hay trượt đều có phần, trúng thì nhỉnh hơn trượt một tí.
Ông Kẹo Kéo lại có trò sợi chỉ thòng qua cái cột, cắt một nhát mà đứt cả hai sợi chỉ thòng qua là trúng thưởng, không cắt được tất nhiên vẫn có kẹo. Điệu nghệ nhất là đoạn ông kéo kẹo dài ra, búng tay tách một cái, kẹo gẫy gọn gàng. Ông kẹọ mạch nha cũng có trò cắt chỉ như ông kẹo kéo, thích ông ở chỗ ông cầm que cuốn kẹo màu nâu trong cái liễn, rồi ông đan hai cái que vào mẩu kẹo thoăn thoắt, lát sau nó biến thành màu trắng.