Chống lại khát vọng và sự lựa chọn hướng về các giá trị : Tự do Dân chủ của ngươi Dân, cũng như tham vọng thôn tính các vùng đất đầy tiềm năng tự nhiên và có vị thế địa chiến lược quan trọng, tại Trung tâm châu Âu của người Ukraina.
Bằng cuộc xâm lược toàn diện phi pháp, tàn bạo man rợ từ chính thể độc tài Nga - Putin. Diễn ra ngay trước mũi . . . EU, NATO. Cùng với nhịp điệu liều lĩnh đều đặn, thỉnh thoảng phát ra vô trách nhiệm từ điện Kremlin, đặt các thủ đô : Paris, London hay Berlin . . . Vào tầm ngắm tấn công phủ đầu hạt nhân. Rõ dàng đã thách thức nghiêm trọng Hòa bình khu vực và trật tự An ninh toàn cầu.
Sự kháng cự, tự vệ quyết liệt của quân Dân Ukraina cùng với sự yểm trợ xuyên Đại Tây Dương, từ Bắc Mỹ đến EU, NATO. Đã không những chặn đứng, mà khiến Quân xâm lược Nga bị xa lầy chịu tổn thất nghiêm trọng trên chiến trường và đẩy chính thể độc tài Putin vào thế bị cô lập trên trường quốc tế hơn bao giờ hết.
Nhưng, Kiên trì chiến lược câu giờ chờ thời với mục tiêu tối đa là dẫn đến : Sự tự sụp đổ của chính thể độc tài Nga - Putin. Bởi sự kết hợp đồng bộ giữa các đòn bẩy cấm vận, từ : Chính trị - Ngoại giáo- Pháp lý đến : Kinh tế - Tài chính - Công nghệ - Năng lượng . . . Thì chiến trường giao tranh quân sự ở Ukraina có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phải trở thành cái cối . . . Xay thịt người Nga.
Mặc dù tự sụp đổ nhanh hay chậm, nó còn phụ thuộc vào sự thức tỉnh của người dân với giới tinh hoa đối lập Nga và thế biến đổi tương quan lực lượng toàn cầu, vì Putin ít nhiều lúc này còn có các đồng lõa từ : Trung quốc, Iran, Bắc Hàn . . .
Mặc dù, nhượng bộ và thỏa hiệp là không được phép cự tuyệt trong tư duy chính trị hiện đại, khi phải ưu tiên những lựa chọn nâng cao mà không để hạ thấp các lợi ích chung hay giá trị toàn cục. Đơn giản vì đó là . . . Khoa học.
Lúc này, việc phân hóa giữa độc tài Nga với Trung quốc cộng sản không những là một yêu cầu khách quan, mà còn là một nguyên tắc. Dù ý tưởng thỏa hiệp với Nga để lôi kéo Putin liên minh tạm thời hoặc giữ trung lập trong thế bao vây Trung quốc cộng sản, từ chiến lược chuyển trục sang châu Á của Hoa kỳ ( Ấn độ - Thái Bình Dương rộng mở ). Thì bối cảnh và điều kiện tương quan lực lượng cũng đã khác nhiều so với những thập niên 70 của thế kỷ trước, khi Mỹ phải thỏa hiệp lôi kéo Trung quốc để phân hóa khối cộng sản Xô - Trung. Mà sau đó, dẫn đến sự tự sụp đổ từ bên trong của Liên Xô.
Nhưng qua đó, lịch sử cũng đã phải đổi một cái giá khá đắt : Khi Mỹ cắt viện trợ kinh tế - Quân sự và rút quân khỏi Việt Nam Cộng hòa, trong khi tính tự chủ và ý thức hệ thống nhất người Việt ở đây chưa nổi lên theo kịp với các giá trị tiến bộ đa nguyên trong nền tảng của : Tự do Dân chủ. Mà lần đầu tiên duy nhất xuất hiện trên dải đất mang tên . . . Việt nam.
Đồng thời Mỹ còn hạ mức công nhận chính trị của Đài Loan ( 1972 ). Cũng như sau đó mở rộng khuyến khích đầu tư kéo dài thái quá vào thị trường . . . Phi Tự do Trung quốc.
Chiến lược này, phần nào cũng đã rơi vào cái chủ trương " Toàn cầu hóa ,, do Bắc kinh tung ra, để xâm nhập bám thắt lưng đế quốc tư bản, mau tróng rút ngắn khoảng cách lạc hậu, nhờ ưu đãi thu hút được đầu tư hình thành các chuỗi cung ứng trong nước, tạo sự lệ thuộc của bên ngoài và liên kết tiếp cận công nghệ tiến bộ của thế giới.
Sự tương trùng này, đã không được Mỹ và các đồng minh điều chỉnh chính sách kịp thời ngay sau năm 1991. Khi mục tiêu làm cho cộng sản Liên Xô sụp đổ đã hoàn thành.
Để quán tính chính trị này kéo dài, đã biến ưu điểm chiến lược phân hóa trên thành khuyết điểm. Nói cách khác, từ góc nhìn cộng sản : Thực chất không phải là nhà tư bản cuối cùng mà chính là nhà tư bản lớn nhất mang tên . . . Hoa kỳ, đã hào phóng trao cho cộng sản Trung quốc : Chiếc dây thòng lọng để nó . . . Treo cổ chính mình, chính nước Mỹ.
Việc nền kinh tế cộng sản Trung quốc nhờ đó, đã phát triển tổng thể vượt qua Nhật Bản và đang nỗ lực với tham vọng vượt cả Mỹ, vươn lên thống trị toàn cầu, dập tắt mọi khát vọng Tự do Dân chủ của nhân loại. Đã chẳng phải là minh chứng cụ thể đó sao . . . Với giấc mộng Trung hoa.
Và đang đặt ra các thách thức mang tính thời đại, cũng may lịch sử đã kịp nhận diện để có những lựa chọn tất yếu. Mà kỳ bầu cử sắp diễn ra ở Mỹ ( 2024 ). Với tầm ảnh hưởng của nó, liệu có là một câu trả lời thích đáng không . . . ?
Trở lại, mặc dù Mỹ đã bố trí vũ khí hạt nhân đồn trú tại các căn cứ thuộc các quốc gia châu Âu như : Brogel ( Bỉ ), Buchel ( Đức ), Volkel ( Hà lan ), Incirlik ( Thổ Nhĩ Kỳ ) và Aviano với Ghedi - Torre ( Italy ). Song hai đồng minh sở hữu vũ khí hạt nhân riêng là : Cộng hòa Pháp và Vương quốc Anh, cần phối hợp nhịp nhàng, gởi một thông điệp thích đáng đến điện Kremlin về khả năng phối hợp cân bằng răn đe hạt nhân trực tiếp với Nga của riêng mình. Trước các úp mở mơ hồ về sự tham chiến hiện diện của các đơn vị kỹ thuật và huấn luyện tại hậu phương trên lãnh thổ Ukraina của NATO.
Mặc dù về nguyên tắc, chính quyền của TT Zelensky hoàn toàn có thể kêu gọi sự trợ giúp của lực lượng quân sự từ nước ngoài để tự vệ, là hoàn toàn hợp pháp, trước cuộc xâm lược phi pháp của Nga - Putin. Thậm chí có thể cùng các đồng minh cân nhắc loại bỏ bằng vũ lực nguồn gây hấn xâm lược này, cũng là hoàn toàn phù hợp với . . . Công Pháp quốc tế. Mặc dù lúc này, ít nhiều Ukraina cũng chưa muốn phải mượn máu từ các đồng minh.
Nhưng không vì đó, mà Phương Tây không đặt ra các giới hạn với Nga. TT Biden đã tuyên bố : Nếu Nga - Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, Mỹ sẽ đổ quân tham chiến trực tiếp vào Ukraina ngay tức khắc. Cái mà người Pháp lúc này dưới thời TT. Macron đang đi tiên phong. Hoặc bên thứ ba, đồng minh của Nga tham chiến, NATO lập tức sẽ nhẩy ngay vào cuộc chơi.
Bởi thế cũng cần nhắc lại, trong lịch sử viễn chinh của mình, nước Pháp đứng đầu là Hoàng đế : Napoleon Bonaparte ( 1812 ). Sau khi đánh bại quân Nga dưới sự chỉ huy của Kutuzov trong trận Borondino đã thừa thắng truy đuổi và . . . Tiến thẳng vào chiếm cứ Moskva. Buộc Nga hoàng Alexanrde I cùng tàn quân . . . Phải tháo chạy. Và thời gian tới, lịch sử có định lặp lại, khi mà tình thế cho phép hoặc bắt buộc.
Như vậy, mục tiêu : Sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và yêu cầu lôi kéo dùng Nga phối hợp tạo thế liên minh quốc tế . . . Bao vây cô lập Trung quốc cộng sản. Lúc này, đều có chung một mẫu số . . . Phải nhanh tróng hạ bệ chính thể độc tài Nga - Putin.
Chìa khóa cho Hòa bình ổn định bền vững ở khu vực châu Âu. Chính là đưa nước Nga tiến vào quỹ đạo của . . . Tự do Dân chủ. Còn mọi thỏa hiệp nhượng bộ vô nguyên tắc với Nga - Putin, đều chỉ đưa bất ổn trở lại vạch xuất phát. Làm mất thời gian, sinh mạng con Người và các nguồn lực của chính các Quốc gia liên quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét