Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

KHI MỘT TÀI NĂNG LỚN, MỘT TUỔI TRẺ ANH HÙNG BỊ THA HÓA - HAY LÀ BI KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI


 

Trần Mạnh Hảo
Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.
Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.
Phải nói ông Nguyễn Đình Thi với vẻ đẹp trai hiếm có, với tài hùng biện sắc sảo, với giọng nói ấm áp, dịu dàng, mê hoặc chúng tôi ngay từ phút đầu.
Nhưng khônghiểu sao hôm nay ông lại giở giọng tuyên huấn khuyên bảo chúng tôi rằng, các bạn trẻ thân mến, các bạn sang đây học nhưng phải biết chắc lọc, chọn lọc, đừng nghe những giáo sư giảng thiên về đổi mới triệt để kiểu Gocbachốp mà làm phương hại đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà đảng ta đang dựng xây.
Nghe chối tai, Trần Mạnh Hảo tôi bèn xin phát biểu ý kiến rằng : thưa nhà văn hóa lớn, các cụ cho chúng tôi sang học tập Liên Xô, sao lại còn sang tận nơi dặn chúng tôi không được nghe lời họ, vậy thì học làm gì ạ…

CHẾ LINH

 


Chế Linh (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 là nam ca sĩ người Chăm nổi tiếng, đồng thời là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi và Lưu Trần Lê. Ông nổi danh từ thập niên 60 và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu ("Tứ trụ nhạc vàng") với bốn phong cách khác nhau, ba người còn lại là: Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường.
Chế Linh tên thật là Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Cha mất sớm khi Chế Linh mới được 4 tuổi. Sau khi học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, Chế Linh theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang.
Tháng 8 năm 1959, ông quyết định vào Sài Gòn một mình Ông làm việc cho một ông chủ người Việt gốc Hoa rất tốt bụng – người này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

HUY ĐỨC

 


Đỗ Hoàng Diệu
Có rất nhiều đồn đoán về con người và công việc của Huy Đức. Lời đồn nào cũng đinh ninh tỏa ra từ khói và suy đoán nào cũng trưng tấm biển rút ra từ cốt lõi sự thật. Anh A. thì thầm với tôi Huy Đức mang hàm đại tá, chị B. như đinh đóng cột rằng Huy Đức thuộc phe này phe kia, rằng tài sản lên tới vài trăm tỷ. Tôi nghe, nhìn, ngửi, rồi tôi nghĩ. Nghĩ một hồi, mặc cho câu hỏi Huy Đức thực ra là ai vẫn còn lơ lửng giữa hoài nghi, tôi gạt hết các giả định sang một bên, để đôi mắt chỉ còn nhìn thấy nhà báo Huy Đức, ngòi bút “khai dân trí” bằng lý trí số một Việt Nam hiện nay.
Theo quan sát của tôi, đa số người viết phản biện có tiếng (nhiều like) ở Việt Nam thường đi theo mấy hướng. Một là “bày” ra các trường hợp quan chức (đảng viên) tham nhũng, khinh dân, dâm ô đồi trụy, bán tâm mua tước… rồi kết luận bằng bốn chữ viết hoa kinh điển: ĐMCS. Hai là bới bèo ra bọ, đi sâu vào những chuyện vụn vặt, những chuyện có thể xảy ra ở bất cứ chế độ nào, bất cứ xã hội nào, rồi dùng cảm tính để bình phẩm, hạ bệ chế độ mình không ưa. Ba là quá tin tưởng, trông chờ vào sự ủng hộ, giúp sức của Âu – Mỹ cho cuộc cách mạng nào đó vẫn còn chưa viết đề cương, vẫn chỉ là vài ba mảnh của một cơn mê rời rạc. Kiểu tin đồn thất thiệt, chửi đổng cho bõ tức, chửi đổng để trục lợi… tạm thời không tính.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2024

Người Miền Nam phải nhớ điều này và ý thức thân phận của mình


 

Người Miền Nam cần cảnh giác ông láng giềng có tánh cà lơ phất phơ nổi tiếng xưa nay!


Campuchia sắp lấy tiền của TQ để đào một con kinh từ sông Bassac (Sông Hậu)  Phnom Penh ra Vịnh Thái Lan. Với tình hình hạn mặn khốc liệt ở Miền Tây VN, chúng ta có cảm giác đây là con dao thọc ngay yết hầu Miền Nam chúng ta

Trước đó TQ cùng Lào, Thái Lan, Campuchia đã làm hàng chục cái đập chận dòng sông Cửu Long từ phía trên thượng nguồn làm dòng chảy về phía VN rất yếu

Cái tên Phù Nam Techo (Funan Techo) cũng thể hiện được ý chí "ngông cuồng" của người Campuchia và chế độ đang cai trị.


Ông Hun Sen có danh hiệu quý tộc kiểu Miên là "Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen" trong tiếng Khmer dịch ra Anh Ngữ là  "Lord Prime Minister and Supreme Military Commander"

Có nghĩa Ngài Hun Sen kiêm Tư lịnh quân đội tối cao

Hun Sen rất ảo tưởng về chữ "Techo" khi đặt tên cho sân bay quốc tế  được xây bằng tiền TQ là Techo Takhmao.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

53 NĂM - MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH THỜI HIỆN ĐẠI

Hoàng Xá, Phú Thọ hôm nay
 

Năm 1947, trong cuộc “tản cư” vĩ đại của dân Hà Nội tránh cuộc chiến giữa quân đội Pháp và Việt Minh, gia đình tôi tản cư lên Hoàng Xá, Phú Thọ. Khi ấy tôi 2 tuổi, ngồi trong một cái thúng do một người gánh. Gia đình tôi được ông bà Tiên Mai cưu mang. Ông Mai là Tiên chỉ của làng nên dân làng gọi như vậy. Chú Cường em sát tôi đã được sinh ra tại đó. Bố mẹ tôi được gia đình ông Tiên Mai giúp đỡ nơi ăn ở, tìm kiếm công ăn việc làm để nuôi đàn con trong suốt thời gian tản cư. Tới năm 1948, Thăng Long phi chiến địa, người Hà Nội lục tục kéo về nhà cũ.

Chiến tranh liên miên, cuộc chia cắt đất nước khiến sự đi lại của người dân rất khó khăn, cuộc sống nghèo túng của toàn dân thời bao cấp, tất cả đã khiến cho hai từ Hoàng Xá chỉ còn là một kỉ niệm đẹp trong đại gia đình chúng tôi. Đôi lúc bố mẹ chúng tôi vẫn nhắc cho chúng tôi nhớ tới Hoàng Xá, tới ông bà Tiên Mai, như nhớ một chân trời xa xôi nào đó mà sẽ không bao giờ đi tới được.

Tình cờ làm sao, năm 2000, công ty tôi được tỉnh Phú Thọ giao cho dự án thăm dò nguồn nước khoáng tại xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ.

Khi mở bản đồ ra nghiên cứu (xem hình bên dưới), tôi lạnh sống lưng lúc nhìn thấy hai chữ Hoàng Xá ở gần tên La Phù. Một quyết tâm hình thành trong tôi: phải đến được Hoàng Xá tìm lại gia đình ông bà Tiên Mai để trả cái ân nghĩa xưa. Một ngày chủ nhật, tôi và anh Hưng- một Giám đốc người địa phương- rong ruổi trên chiếc xe máy tìm đến Hoàng Xá. Hỏi thăm mãi rồi cũng tìm ra được gia đình ông bà Tiên Mai. Cụ ông mất đã lâu nhưng cụ bà vẫn còn, khi ấy gần 90 tuổi. Khỏi phải nói nỗi vui mừng của tôi và của bà Tiên Mai. Bà cụ vẫn nhớ bố mẹ tôi và những ngày gia đình tôi tản cư lên đấy.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

VÌ SAO LIÊN XÔ SỤP ĐỔ


 

Viết nhân 30 năm ngày Liên Xô sụp đổ 25-12-1991 – 25-12-2021
Lê Phú Khải
Ngày 22-8-1991, Goocbachôp đang bị giam lỏng ở khu nghỉ mát Krym đã về Matxcơva nắm lại quyền tổng thống và tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, yêu cầu Ban chấp hành trung ương Đảng giải thể.

Ngày 25-12-1991, Tổng thống Liên Xô Goocbachôp từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho Tổng thống Nga Boris Yelsin vào 7 giờ 30 phút tối cùng ngày. Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 26-12-1991 bởi tuyên bố số 1420-H của Hội đồng Tối cao Liên bang Xô Viết, công nhận quyền độc lập của 12 nước cộng hoà còn lại.

Liên Xô tan rã sau 74 năm đã khiến nhiều người cộng sản trên thế giới chết lặng trong đau đớn bàng hoàng, trong đó có những người cộng sản Việt Nam!

Liên Xô là đất nước có nhiều nhà bác học nhất thế giới, ¼ các nhà bác học thế giới là của Liên Xô. Liên Xô có tiềm năng khoa học kỹ thuật rất lớn, đã đạt đỉnh cao về vật lý hạt nhân, cơ học lượng tử, chinh phục vũ trụ. Đất nước có nhiều nhà bác học nhất thế giới đó, lại không có trí thức! Hay nói đúng hơn là không có tầng lớp trí thức, không có tầng lớp tinh hoa có khả năng “đánh thức không cho xã hội ngủ” (Cao Huy Thuần). Dưới chế độ độc tài, Liên Xô chỉ có một lớp người “thông minh, béo tốt và dễ bảo” như lời chị Irina – Trưởng ban Việt ngữ Đài phát thanh đối ngoại Matxcơva – nói với tôi vào lúc đó, tức tháng 3 năm 1991 tại Matxcơva. Vẫn theo lời chị Irina, lớp người thông minh và béo tốt ấy để đảng sai khiến, để lãnh tụ dạy bảo!

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Tuyệt tình ca từ mối tình bị phụ bạc

 


“Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ…”.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng những ca từ của “Nửa hồn thương đau” vẫn in dấu trong lòng người mộ điệu.
Đắm đuối “Nửa hồn thương đau”

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) sinh ra ở Hà Nội, ông bắt đầu sáng tác từ năm 1947, khi ấy 18 tuổi. Năm 1951, cả gia đình ông chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Sau đó, ban hợp ca Thăng Long được thành lập với những thành viên là anh chị em ruột trong gia đình ông, gồm: ca sĩ Hoài Bắc (nhạc sĩ Phạm Đình Chương), ca sĩ Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, anh trai), ca sĩ Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái, chị gái) và ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh, em gái).
Thời ấy, ban hợp ca Thăng Long là cái tên có ảnh hưởng lớn trong làng nhạc Sài Gòn. Phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của họ đều sẽ “cháy vé”. Và chính trong môi trường âm nhạc sôi động ngày ấy, Phạm Đình Chương đã gặp gỡ, yêu và nên duyên vợ chồng với ca sĩ, diễn viên nức tiếng thời ấy là Khánh Ngọc.
Khánh Ngọc là ngôi sao sáng chói của bầu trời nghệ thuật Sài Gòn. Bà được báo chí trao cho danh xưng “ngọn núi lửa” vì vẻ ngoài nóng bỏng, gợi cảm. Bà từng là mục tiêu săn đón của biết bao đại gia Sài Gòn thuở ấy. Khánh Ngọc không chỉ sở hữu vẻ ngoài cuốn hút mà còn có giọng ca say mê lòng người.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

LỊCH SỬ QUAY VÒNG NHƯ ĐÈN CÙ CỦA NƯỚC NGA

 


Bài của Bùi Chiến. Rất hay, nói về quyền lực của nước Nga rối loạn và bế tắc suốt từ sau CM tháng 10-1917...
"Khi quyền lực nối tiếp dòng chảy lịch sử nước Nga đương đại. lịch sử cho thấy bất cứ kẻ nào lên cầm quyền ở Liên Xô - Nga đều là những kẻ bị ruồng bỏ khi 1 lãnh tụ khác lên thay.

Nga quả thật còn sống ở thời đại phong kiến. Thay Hoàng Đế một cái là những gì thằng trước ký kết là vào sọt rác hết. Tất cả đều mang tính cá nhân không tiếp nối. Trung thành tuyệt đối với cá nhân đương quyền chứ không trung thành với chính quyền quốc gia.
Có thể ít người biết, nhưng đó chính là lịch sử xuyên suốt đến nay và có thật đấy mọi người:
Ngay sau khi Lenin qua đời (1924). Hóa ra người thứ hai trong đảng, đồng chí Trotsky, là một kẻ phản bội. Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin lật đổ Trotsky và trục xuất khỏi Liên Xô (1927).
Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ. Sau đó đồng chí Heinrich Yagoda đã bắt họ (1936).

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

HIỆN TƯỢNG TU SĨ THÍCH MINH TUỆ.


 

TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn
Chùa Phước Thành, 360 Phan Chu Trinh, P. An Cựu, TP Huế.
Phật lịch 2568
Số: 03/HĐĐH/TB/VT
HIỆN TƯỢNG TU SĨ THÍCH MINH TUỆ.
Kính bạch Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni,
Kính thưa Quý Thiện Tín Nam Nữ Phật tử các giới trong và ngoài nước,
Hiện nay, tại Việt nam xuất hiện một vị tu sĩ tên là Thích Minh Tuệ, nổi tiếng khắp thế giới. Người tu hạnh đầu đà, một hạnh khó khổ nhất trong đạo Phật.
Trong Phật giáo, có nhiều phương pháp tu hành, tùy theo sở thích, căn cơ, mỗi người tự chọn cho mình một pháp tu. Như Ngài Ma ha Ca Diếp là vị tu hạnh đầu đà đệ nhất, ngài Xá lợi Phất là trí huệ đệ nhất, ngài Mục kiền Liên là thần thông đệ nhất, ngài Phú lâu Na là thuyết pháp đệ nhất... mỗi vị tu theo một hạnh tùy thích, tu hạnh nào cũng được.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM

 


VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM:
1.Nhân văn giai phẩm là 1 phong trào rất mạnh mẽ hồi sau 1954, đến 1957-1958 lên đỉnh điểm. Tham gia phong trào này và người ta quy cho là tham gia tính ra có đến hơn 100 trí thức, văn nghệ sỹ từ những người rất nổi tiếng như Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm… đến những người thuộc giới trí thức như triết gia Trần Đức Thảo, Luật gia Nguyễn Mạnh Tường…
Tất cả các nạn nhân đều phải chịu án hành chính của tổ chức đảng và nhà nước. (Không có xử án).
Nặng thì bị đi đày (đưa vè quê xa lao động cải tạo), sau quản chế tại gia, cắt sổ gạo cả cá nhân và gia đình…
Nhẹ thì cho ngồi chơi xơi nước (cắt hết chức vụ và công việc), bắt làm các việc nặng nhọc và hèn kém trong cơ quan như bốc xếp, công nhân vệ sinh, bảo vệ…
Vừa thì cho về quê ở ẩn…
Tuy nhiên, phải có 1 cái án công khai, chính danh (để răn đe là chính).
Và Vụ án Nhân văn giai phẩm xử Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu nhóm Nhân văn giai phẩm cùng đồng bọn đã diễn ra từ 19-21/01/1960 (sát tết âm)…
Người ta phải kết án cho bằng được (dù chính Bộ Công an đã kết luận không có căn cứ)…
Án kết phải mang màu sắc chính trị chống phá nhà nước rõ rệt chứ không phải là kết án có tư tưởng khác biệt với NN…
Thái Kế Toại CHO BIẾT:
Toàn bộ diễn biến và hậu Nhân Văn – Giai Phẩm cho đến 2010 tôi đã trình bày trong chuyên luận "Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm Một trào lưu dân chủ Một cuộc cách mạng văn học không thành". Nay nói rõ thêm một điểm quan trọng vì có thêm tư liệu mới.