c h u y ệ n c ũ
...Thời bao cấp, tôi từng sống
ở khu tập thể Quân đội 3B Ông Ích Khiêm. Con gái đầu Anh Bui Mino cũng sinh ra ở đó. Năm nay con bé đã 35 tuổi, đang sống ở Mỹ, làm mẹ cách đây hơn 9 tháng.
Bà Quí cao, da trắng, mắt xanh, đẹp như Tây. Hình như bà Quí là cửa hàng trưởng cửa hàng lương thực trong chợ Ngọc Hà, ngay gần nhà. Thời đó, làm lương thực, thực phẩm là một thế lực, là quyền năng. Luôn luôn có gạo ngon, thịt cá tươi bằng loại tem phiếu cùng tiêu chuẩn người khác, lại có thể gia ơn cho những gia đình trong xóm. Bà Quí sống khá giả hơn gia đình các ông đại tá hàng xóm còn vì con trai bà đi Đức về. Chiếc xe Mokick những năm 80 là một tài sản lớn. Mùa đông Hà Nội lạnh, con trai con dâu bà mặc áo lông Đức, thời trang mơ ước một thời.
Cạnh nhà bà Quí là hai mẹ con cô Xuân. Cô Xuân hiền lành, chịu khó, chả bao giờ cãi vã hay to tiếng với hàng xóm. Cô Xuân làm theo ca, hình như là công nhân nhà máy dệt thì phải. Một công nhân được phân căn nhà bằng đúng tiêu chuẩn các đại tá khiến tôi tò mò. Thằng Thi kém tôi 5,7 tuổi, đen nhẻm, lì lợm, ít nói. Ngủ dậy là nó ra khỏi nhà, thoắt ẩn thoắt hiện, ít quan hệ với hàng xóm. Nghe mọi người trong xóm xì xào, khổ thân cô Xuân, chồng thì hi sinh trong Nam hồi Mậu Thân, thằng Thi lại hay tụ bạ với bọn trẻ hư hỏng ngoài phố...
Những ngày cô Xuân làm ca đêm, ban ngày được nghỉ. Tôi đi làm về hay gặp cô Xuân ở sân đang nói chuyện với ông bà Tiệu. Tính tôi kỳ, thắc mắc điểu gì phải lý giải bằng được. Vẫn tò mò việc cô Xuân được phân căn nhà đúng bằng tiêu chuẩn các ông đại tá, tôi vừa hỏi chuyện học hành, bạn bè thằng Thi vừa cố tìm hiểu về gia cảnh...
Thì ra, cô Xuân là vợ thứ 2 của nhà văn Nguyễn Thi khi ông tập kết ra Bắc. Nguyễn Thi sinh năm 1928, bằng tuổi mẹ tôi. Năm 62, Ông xin quay về Nam chiến đấu, để lại cô Xuân và thằng Thi. Nguyễn Thi mất năm 1968 tại Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân đợt 2 khi Ông mới 40 tuổi. Nhắc đến chồng, cô Xuân vừa kể vừa lấy khăn lau mắt...
.
...Năm 70, anh hai tôi về nước nghỉ phép. Tôi được khẩu súng hơi báng nhựa màu đen, có miếng nhựa trắng tròn ốp bên má. Khẩu súng hơi là mơ ước của bất cứ đứa trẻ nghịch ngợm nào. Tôi còn ôm cả khẩu súng đi ngủ. Thằng Cường tiếp quản mấy cái súng cao su bằng gỗ ổi tự chế. Từ súng cao su lên súng hơi là bước ngoặt vĩ đại. Hồi đấy chưa có khái niệm “lên tầm cao mới” như bây giờ.
Cũng năm 70, Quân khu 9 tổ chức cho chị em thằng Hiển vượt Trường Sơn ra Bắc. Năm 71, thằng Hiển được đưa lên lên trường HSMN số 2. Tôi học lớp 7, thằng Cường lớp 5, thằng Hiển chắc đang học chữ. Thằng Hiển sinh khoảng 61,62 chỉ thua thằng Cường 1,2 tuổi nhưng nó bé tí, gầy còm, đen nhẻm. Thằng Hiển là con chị Út Tịch. Cái thằng ngọng líu ngọng lô được ông Nguyễn Thi tả trong Người Mẹ cầm súng. Thằng Hiển nghịch trời gầm, bốc phét thành thần. Nó thường xuyên trốn học theo tôi và thằng Cường lang thang bắn chim loanh quanh khu đồi tỉnh ủy.
Hồi đó chim sâu rất nhiều. Con chim sâu vật lông xong bé tẹo, chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái. Giống chim này mải tìm sâu không hề biết hiểm nguy đang rình rập. Bắn chim sâu là dễ nhất. Nhiều lần tôi còn trèo cả lên cây rình. Lũ chim sâu vẫn thản nhiên chuyền từ cành này sang cành khác bới sâu. Thằng Cường, thằng Hiển ngọng ngồi dưới gốc chờ. Phạch, một con rơi xuống đất. Hai thằng tranh nhau vồ, hihi.
Những con chim sâu bị đạn trúng ngay ức, vỡ tim chết đột ngột, mắt vẫn mở ngạc nhiên, đau đớn vài chục giây trước khi khép hẳn. Bắn chim sâu ít khi trượt vì cự ly rất gần, đầu ruồi súng chỉ cách con chim 2,3 mét.
Chim sẻ khác chim sâu, nó là giống khôn nhất trong các loại chim. Chỉ sau vài ngày, thoáng thấy mấy thằng bé cởi trần vác khẩu súng đen là chúng vội vã bay tán loạn. Thỉnh thoảng mới bắn được con chào mào đang tranh nhau quả xoan, quả ổi. Những con chào mào đậu ở ngọn tre vừa xa, vừa luôn ngúc ngoắc đầu, tai nghe ngóng, mắt láo liên cảnh giác cao, rất khó bắn...
Ba anh em thường vặt lông, moi ruột, kiếm củi nướng. Chim nướng chấm muối ớt ngon kinh khủng. Lần nào về nhà cũng bị Mẹ la vì tay chân mặt mũi cà 3 thằng đều nhem nhuốc than gio...
.
...Tôi có đi học, học nghiêm túc, có đọc sách. Tôi phân biệt được, cũng là Thi nhưng nhà văn - liệt sĩ Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) Người Mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Ước mơ của đất...không phải nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi với Diệt Phát xít, Người Hà Nội, Xung kích, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ....Ngoài ra, Nguyễn Đình Thi còn có chức sắc cao trong giới văn học nghệ thuật và đâu mãi sau năm 2000 mấy năm mới mất.
Thi là tên rất hay, rất thơ. Nhiều người được đặt tên Thi là điều dễ hiểu. Chưa kể, hồi còn bao cấp, Chợ Ngọc Hà cũng có 2 người tên Thi - ông bán phở và ông bán thịt lon.
Ở đời có nhiều sự trùng hợp.
Bài thơ Quê hương được coi là bài hay nhất của Nhà thơ Giang Nam. Ông tuổi Mậu Thìn.
Họa sĩ - Võ sư Đỗ Trung Quân tuổi Ất Mùi cũng làm 1 bài thơ, mọi người cũng gọi là Quê hương - nhưng không phải là bài hay nhất của Quân. Quân thích tôm hùm, một tối ăn 4,5 con bự, rất khoẻ.
Quê hương nào cũng là Quê hương.
Quân là Kwan, vợ là Hoa Nam.
Nhưng Kwan không phải Giang Nam.
Cũng như, cùng là Thi nhưng Nguyễn Thi là Nguyễn Ngọc Tấn, không phải là Nguyễn Đình Thi...
Đại loại thế!
Hehe!
.
Ngày cuối tuần dịch bệnh bùng phát, chả đi đâu được, đọc tin thấy nhắc đến chữ Thi thì viết vài dòng vu vơ thế thôi chả ý gì. Mới 2 ông Thi đã thế bàn rộng về chữ Thi sang chuyện Thi tốt nghiệp của tư nệnh ngành dục thì còn nhạ nữa.
Các cụ nhà mình dạy chả bao giờ sai, thà làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại. Làm thầy mấy thằng ngu, nhiều khi cũng ngu theo.
Bệnh nhân già, xét nghiệm dương tính, chữa trị không được thì chết. Cả thế giới đang bị chinavirus hoành hành tàn phá, chết đầy. Chết vì dính virus thì cứ công bố đàng hoàng và coi đó là chuyện bình thường, chuyện thế giới, chuyện thời đại. Lôi nguyên nhân bệnh nền, phổi hư, huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường chạy thận...vào làm cái gì? Báo chí cà giật cà tưng, đăng đi đăng lại, chỉnh sửa lên chỉnh sửa xuống, chỉ thêm rối loạn thông tin.
Khôn kiểu đéo gì mà ngu thế?
P/S. Hồi còn đi học cũng vậy. Lạ là bọn câm rất hay hóng, còn bọn nhạ, à quên bọn ngọng lại rất hay bi bô.
Riêng bọn hiểu toàn thằng khôn vãi cứt, vờ vịt không nghe không biết ngồi im xem thiên hạ diễn tuồng...
HN 1.8.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét