Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

THÓI HÁO DANH CỦA ÔNG CỤC TRƯỞNG


Ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài
    
 "Thói háo danh của một người thật khó bỏ, nhất là khi anh ta phải “chạy” mọi cách để có được nó. Chức vụ càng cao càng khó bỏ".

   Ngày 07/07/2010 trên trang Bauxite VN có đăng bài “Câuchuyện chạy chức ở Bộ giáo dục và Đào tạo” gây tiếng vang trong công luận. Câu chuyện kể về quá trình gần mười năm, ông Nguyễn Xuân Vang chạy từ  “phó thường dân” lên tới chức Hiệu phó, rồi Hiệu trưởng và cuối cùng tới chức Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài; từ Thạc sỹ lên “Tiến sỹ” như thế nào. Để từ chức Hiệu trưởng leo lên chức Cục trưởng ông Vang phải phù phép làm cho mình từ giảng viên chính lên thành “giáo sư đại học” (Professor) rồi từ Thạc sỹ thành “Tiến sỹ”  danh dự [Doctor of  Education  (honoris causa)] do một trường có danh tiếng ở nước ngoài công nhận. 



Bằng Tiến sỹ danh dự của ông Nguyễn Xuân Vang (mặt trước)


Bằng Tiến sỹ danh dự của ông Nguyễn Xuân Vang (mặt sau)

   Sau khi bài báo kia đăng một thời gian, dưới áp lực của dư luận Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải (dũng cảm) ra quyết định cải chính, “hạ” học vị của ông Nguyễn Xuân Vang từ “Tiến sỹ” xuống còn Thạc sỹ. Tuy nhiên những người có liên quan đến vụ việc không biết có ai bị gì hay không (vì không có thông báo)?

   Cũng từ ấy, trên báo chí mỗi khi ông Nguyễn Xuân Vang xuất hiện cũng không thấy kèm theo chức danh “Tiến sỹ” dởm nữa. Và mỗi khi có dịp họp mặt, lễ lạt ở trường ĐH Hà Nội, nơi ông Vang từng làm hiệu trưởng gần trọn 2 nhiệm kỳ, cũng không thấy ông xuất hiện.

   Thế nhưng mới đây, Trường Đại học La Trobe của Úc có gửi thư (e.mail) cho các cựu sinh viên của trường mời đến dự Buổi họp mặt thường niên tại Sofitel Metropole Hanoi; trong thư có trân trọng giới thiệu “trong chương trình sẽ có bài phát biểu của vị khách đặc biệt, giáo sư Nguyễn Xuân Vang…”.

Thư mời các cựu học sinh Trường ĐH La Trobe của Úc

   Tôi, cựu sinh viên  của trường, một trong những người nhận được thư mời đã rất ngạc nhiên vì điều này. Bởi tôi quá biết, ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục Đào tạo với  nước ngoài này chưa bao giờ là giáo sư. Người Việt Nam ta hiện nay không ai gọi thầy giáo là “giáo sư” như người Trung Quốc, hay như người miền Nam trước đây vẫn gọi. Người Úc nói tiếng Anh lại càng không thể gọi nhầm giảng viên chính (Senior Lecturer) thành  “giáo sư” (Professor) được.

    Thế nhưng Trường Đại học La Trobe đã nhầm khi trong Bằng Tiến sỹ (danh dự) cấp cho ông Nguyễn Xuân Vang đã gắn tên ông với học hàm “giáo sư”, và hôm nay trong thư mời lại nhầm một lần nữa. Vì sao có chuyện này? Câu trả lời – ông Nguyễn Xuân Vang đã lừa họ như đã và đang lừa tất cả chúng ta, trường ĐH Hà Nội,  Bộ GD& ĐT.

   Đọc thư mời tôi nghĩ, không biết ngày mai trước khi lên phát biểu ông Nguyễn Xuân Vang có cải chính với người dẫn chương trình hay không, hay chí ít trước khi phát biểu ông cải chính học hàm “Professor” của mình với các khách mời. Họ là quan khách, và phần đông  là những thầy giáo, bạn học, học sinh của ông. Tôn trọng họ chính là tôn trọng mình!

    Tại Buổi gặp mặt, dù đến khá muộn, nhưng tôi vẫn kịp nghe người dẫn chương trình mời “vị khách đặc biệt, tiến sỹ Nguyễn Xuân Vang, lên phát biểu”, tôi hy vọng ông Cục trưởng sẽ cải chính. 

   Nhưng không! Ông Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang không cải chính trước các quan khách, rằng ông không phải là “tiến sỹ” như vừa giới thiệu, ông cũng không phải là “giáo sư” như đã ghi trong thư mời của trường. Trái lại, ông Vang không chỉ vui với danh xưng “Tiến sỹ” như vừa được giới thiệu mà còn hùng hồn tuyên bố thêm, rằng ông lên đây phát biểu với danh nghĩa 3 chức vụ:

Thứ nhất: Người sáng lập Hội Cựu sinh viên (VN) của Trường ĐH La Trobe.
Thứ nhì: Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội.
Thứ ba: Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài.

   Thế mới biết, thói háo danh của một người thật khó bỏ, nhất là khi anh ta phải “chạy” mọi cách để có được nó. Chức vụ càng cao càng khó bỏ. Mà ông Nguyễn Xuân Vang là một ví dụ điển hình.

Văn Nga

3 nhận xét:

  1. Chuyện thường ngày ở đất nước ta ấy mà, vì bộ trưởng, thứ trưởng còn xài bằng dởm thì cục trưởng của một "cục"... có "trót dại" thì có nghĩa lý gì đâu. Thôi chúng ta hãy "thông cảm" với họ vì những loại người này đã bị bại liệt "dây thần kinh xấu hổ" rồi, cộng với cái bộ mặt sở hữu làn da dầy hơn da trâu như thế kia mà.

    Trả lờiXóa
  2. Em cảm ơn thầy đã gửi bài báo về ông Vang. Đọc bài báo xong mà thấy giật mình. Chẳng nhẽ không ai biết việc đó sao thầy? Từ ngày xưa khi mới vào trường, em đã không thấy có thiện cảm với Vang rồi, thấy ông ấy có cái gì đó trơn tuột, bóng nhẫy và hợm hĩnh nữa. mặc dù thời đó, mấy đứa bọn em cũng thân với Vang bởi Vang chơi với anh của X thì phải. Sau đó ông ấy lấy cô vợ, nhà ở trong đảo Hòa Bình ở hồ Thiền Quang ấy …
    Chẳng biết Vang mà đọc được bài này thì thấy thế nào nhỉ? À mà em còn nghe nói ổng sống già nhân ngãi non vợ chồng với một cô bé nào đó và có con với cô ta. Thấy bọn bạn cùng khóa kể thế, thật hư ra sao không hiểu. Chính Vang đã đổi tên trường Thanh Xuân của chúng ta thành Đại Học Hà Nội, với cái tên giao dịch HANU, chẳng ra làm sao. Mất hẳn cái tên trường của mình đi thầy nhỉ. Bên này, trường đại học ngoại ngữ, khi chuyển sang tiếng Anh người ta dùng “ Foreign Studies”, và học sinh được học nhiều lĩnh vực chứ không chỉ ngoại ngữ. Như vậy vẫn giữ được tên trường mà vẫn mở rộng được các ngành đào tạo khác. Em thấy tiếc cái tên cũ. Mà thôi , tiếc thì được việc gì thầy nhỉ…
    Người Cùng thời.

    Trả lờiXóa
  3. Ngày trước đảng CS hô hào bần cố nông, bài trừ trí thức,đấu tố tư bản...nhưng ngày nay cán bộ đại tư bản giàu có ( xem biệt thự của NT Dũng http://danlambaovn.blogspot.com/2012/03/ngam-biet-thu-moi-xay-cua-thu-tuong.html#more ) đại giai cấp tôi tớ ăn trên, ngồi trên chủ là dân. Nay họ thấy rằng trị nước không như cầm súng hô hào đấu tranh, thủ đoạn. giết , thủ tiêu.... nhưng cần có trí thức, bằng cấp để lảnh đạo nên ông nào ông nấy đua nhau mua bằng , mua quan.

    Trả lờiXóa