Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Việt Nam đào tạo những hạt giống tương lai cho ngành công nghiệp hạt nhân

   Ngay sau khi xảy ra vụ Fukushima, nhà phân tích năng lượng mới của tập đoàn tài chính Bloomberg là Gadomski nhận định rằng: “Chúng ta thấy một số phản ứng tức thời đòi loại bỏ hạt nhân, nhưng điều đó sẽ không thể làm được trong một thời gian dài nữa. Chúng ta không có một giải pháp nào khác tốt hơn nếu như muốn làm cho ngành năng lượng sạch, không còn khí nhà kính”. 

    Mặc dầu còn có những ý kiến phản đối gay gắt của mt số nhân sĩ, trí thức Vit Nam, theo dự kiến tổ máy  thứ nhất của nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) đầu tiên ở Việt Nam sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Còn các chuyên gia Việt Nam, những người sẽ làm việc tại nhà máy điện này, đã bắt đầu được đào tạo từ hai năm trước. Vào năm 2010, đã có 29 chàng trai cô gái Việt Nam đến thị trấn nhỏ Obninsk, nằm cách Matxcova khoảng 100 km. Đây là đợt tuyển sinh đầu tiên của Trung tâm đào tạo hạt nhân quốc tế khi đó mới được thành lập. Trung tâm hoạt động trên cơ sở của Viện năng lượng nguyên tử (IATE). Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Liên Xô đã được xây dựng tại Obninsk và thị trấn này đã trở thành thành phố khoa học đầu tiên của đất nước. Viện năng lượng nguyên tử là trường đại học chính tại đây. Công việc đào tạo ở đây được thực hiện rất nghiêm túc. IATE sử dụng một cơ sở thực nghiệm độc đáo bao gồm hàng chục viện nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại nhất, do các chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Nga giảng dạy. Các ngành học chính của sinh viên Việt Nam là xây dựng NMĐNT, lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị, điều khiển nhà máy điện và đảm bảo an toàn phóng xạ hạt nhân.

Nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên (tháng 10/ 2010) tại Viện năng lượng nguyên tử Obninsk.
 Họ sẽ được đào tạo chuyên ngành "nhà máy điện hạt nhân".



Sinh viên Việt Nam tại Viện năng lượng nguyên tử Obninsk

Hiện nay tại IATE đang có 110 sinh viên người Việt học tập. 70 sinh viên năm nhất và 29 sinh viên năm thứ hai. Cách đây không lâu nhóm thứ ba 11 người mới đến Obninsk. 

Trong vòng một năm, họ sẽ học tiếng Nga và bổ sung các môn học kỹ thuật chính tại khoa dự bị, và sau đó sẽ trở thành sinh viên thực thụ. Tôi hy vọng rằng, họ sẽ trở thành những sinh viên có trách nhiệm như những đàn anh năm thứ hai hiện nay, ông Vladimir Belozerov, trưởng khoa vật lý năng lượng nơi các sinh viên người Việt đang học tập, cho biết: “Các sinh viên Việt Nam học tập rất tốt. Các em đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi olympic khác nhau của Nga về toán học và vật lý. Còn sinh viên năm nhất Trần Quốc Tường trong tháng Tư năm nay đã đoạt được huy chương đồng về Olympic Toán học quốc tế tại Israel. Các chàng trai đều rất có chí hướng, và không muốn phụ công đất nước mình, nơi đã đặt kỳ vọng vào họ như những chuyên gia tương lai của đất nước và cung cấp cho họ đầy đủ điều kiện học tập. Họ được nhận từ chính phủ Việt Nam học bổng 420 USD. 
Khó khăn chính đối với họ là phải nắm vững tiếng Nga. Và ở đây, theo ý kiến tôi, sẽ rất hữu ích nếu thành lập các nhóm học tập pha trộn, người nước ngoài học cùng với sinh viên Nga, cũng như là xếp họ sống chung với sinh viên Nga trong ký túc xá. Ngoài sinh viên Việt Nam, chỗ chúng tôi còn có nhiều sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ học tập. Tuy vậy tạm thời người nước ngoài vẫn học tập và sinh hoạt riêng theo các quy định của Trung tâm giáo dục hạt nhân quốc tế”.

Đối với các môn học kỹ thuật thì trong năm đầu tiên đã có các bản ghi tóm tắt bài giảng, do các sinh viên Nga soạn, tuy nhiên việc tiếp thu các môn học xã hội – như lịch sử và văn hóa – thì khó khăn hơn nhiều. Để được nhận học bổng Nga lũy tiến, cần phải tránh không bị điểm ba, các sinh viên Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều, kể cả việc phải trả thi lại các môn xã hội. Sang năm thứ hai, các kiến thức về tiếng Nga của họ được cải thiện đáng kể nhờ có kỳ nghỉ hè. Vào mùa hè các sinh viên Việt Nam cùng tham gia với các sinh viên Nga vào hội nghị khoa học, họ sống dã ngoại trong các lều trại, và sau đó cùng đến trại hè trên sông Volga, gần thành phố cổ Tver của Nga. 

Để vận hành một tổ máy của nhà máy điện hạt nhân cần phải có từ 700-1000 chuyên gia các ngành khác nhau. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ có hai tổ máy. Đến năm 2030, Việt Nam có kế hoạch đưa vào hoạt động 13 lò phản ứng hạt nhân. Vì vậy, trước mắt, Trung tâm đào tạo quốc tế hạt nhân tại thị trấn khoa học Obninsk của Nga sẽ có nhiều công việc theo hướng Việt Nam.

Theo 
-     Đài Tiếng nói nước Nga
-  В Обнинске появится международный центр обучения специалистов для атомной энергетики
В ИАТЭ НИЯУ МИФИ прибыла первая группа студентов из Вьетнама

Tin liên quan: 

Điện hạt nhân từ kinh nghiệm Fukushima
 
Ngay sau khi xảy ra vụ Fukushima, nhà phân tích năng lượng mới của tập đoàn tài chính Bloomberg là Gadomski nhận định rằng: “Chúng ta thấy một số phản ứng tức thời đòi loại bỏ hạt nhân, nhưng điều đó sẽ không thể làm được trong một thời gian dài nữa. Chúng ta không có một giải pháp nào khác tốt hơn nếu như muốn làm cho ngành năng lượng sạch, không còn khí nhà kính”.



Phong trào phản đối năng lượng hạt nhân tăng lên sau Fukushima, tâm lý lo sợ “con ma” phóng xạ vô hình đã làm cho nhiều người chỉ muốn gạt bỏ hạt nhân ra khỏi cuộc sống, hơn là nghĩ đến việc phải nâng cao trình độ để sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng này.
Đã có ít nhất 5 nước tuyên bố sẽ ngừng chương trình điện hạt nhân, một số nước khác còn cân nhắc chưa bày tỏ quan điểm rõ ràng.
Chính phủ Đức sau vụ Fukushima lại quay về với tuyên bố năm 1998, dự định kéo dài hoạt động các nhà máy điện hạt nhân thêm 10 năm và sẽ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2022. 

Quốc gia này với tiềm năng kinh tế khoa học công nghệ hàng đầu châu Âu đang tính đến khả năng sử dụng điện gió  thay cho điện hạt nhân, nhưng họ cũng sẽ phải đối mặt trong 10 năm tới với thách thức thâm hụt ngân sách hàng vài trăm tỉ Euro đầu tư cho năng lượng tái tạo. 

Nhật Bản nơi trực tiếp chịu đựng hậu quả siêu động đất sóng thần và khủng hoảng hạt nhân đang đứng trước một tình hình khó khăn khá tế nhị: phải tạm ngừng tất cả các nhà máy điện hạt nhân để kiểm tra an toàn chống thảm họa, nhưng đến nay, giữa tháng 6/2012 vẫn chưa một tổ máy nào tái vận hành, chủ yếu là do chưa được người dân và chính quyền ở từng địa phương ủng hộ; trong khi hầu hết các chuyên gia và các quan chức chính phủ đều biết rằng dừng điện hạt nhân ngày nào là bất lợi cho nền kinh tế ngày ấy. 

Phản ứng của công chúng một phần vì lo ngại các công nghệ cũ như ở nhà máy Fukushima-1, nhưng còn có phần quan trọng do họ cho rằng hệ thống quản lý an toàn hạt nhân quốc gia và công ty điện lực trong tình huống khủng hoảng như vừa qua đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, vì vậy mọi lời hứa hẹn cải tiến, đổi mới cũng chưa đủ thuyết phục. 

Người Nhật thấy rõ là năng lượng tái tạo chưa đủ chín muồi và họ buộc phải tạm thời nhập dầu, khí chạy điện với giá cao để thay cho hạt nhân trong lúc giao thời. Từ logic quản lý có thể thấy việc tái vận hành một phần lớn các nhà máy điện hạt nhân ở nước này sau khi kiểm tra an toàn là không thể tránh khỏi. 

Trong thực tế, tháng 7/2012 đã tái khởi động, đưa điện lên lưới hai tổ máy (lò phản ứng) số 3 và 4 của Nhà máy điện hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui. Đến ngày 1/10, chính phủ Nhật của đảng Dân chủ DPJ lại cho phép tiếp  việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Oma ở tỉnh Aomori. Và với chính phủ mới của đảng Dân chủ Tự do LDP, một đảng vốn chủ trương phát triển điện hạt nhân, chính sách hạt nhân của nước Nhật sắp tới có thể có những định hướng dài hơn nữa.

Ngay sau khi xảy ra vụ Fukushima, nhà phân tích năng lượng mới của tập đoàn tài chính Bloomberg là Gadomski nhận định rằng: “Chúng ta thấy một số phản ứng tức thời đòi loại bỏ hạt nhân, nhưng điều đó sẽ không thể làm được trong một thời gian dài nữa. Chúng ta không có một giải pháp nào khác tốt hơn nếu như muốn làm cho ngành năng lượng sạch, không còn khí nhà kính”. 

Vì những lý do như vậy, có đến 17 nước khác có chương trình phát triển điện hạt nhân đến nay vẫn kiên định lập trường, trong danh sách đó có Việt Nam. Nhiều nước công nghiệp như Mỹ, Pháp khẳng định năng lượng hạt nhân là nguồn phát điện chưa có gì có thể thay thế đối với họ trong vòng 40- 50 năm tới. Nga còn mạnh mẽ hơn khi  dự kiến điện hạt nhân chiếm 45- 50% nhu cầu sử dụng của đất nước vào năm 2050 và tăng lên 70- 80% vào cuối thế kỷ này.

Ở Việt Nam sau nhiều năm rà soát đánh giá quy hoạch, kết quả cho thấy năng lượng tái tạo và chính sách tiết kiệm điện là rất cần thiết và phải được phát huy tối đa. 

Tuy vậy, thực tế chứng minh không có nguồn năng lượng sạch nào khác đủ lớn và ổn định có thể thay thế cho loại nguồn công suất như điện hạt nhân, vì vậy nếu loại trừ điện hạt nhân thì chỉ còn cách quay lại phương án mua than và nhập khẩu điện lưới. Như vậy, đơn phương loại bỏ điện hạt nhân mà không đề xuất được phương án thay thế đủ thuyết phục thì đó chỉ là cách tiếp cận phi thực tế, sẽ nhanh chóng đẩy nền kinh tế xã hội của đất nước vào bế tắc và suy thoái. Vì vậy con đường phát triển phải dựa vào khoa học và lý trí, trên cơ sở tạo sự đồng thuận xã hội. 

Tuy nhiên trong tình hình mới rất phức tạp sau vụ Fukushima, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo rà soát các yêu cầu nâng cao an toàn hạt nhân, coi đó là ưu tiên cao nhất cho các dự án điện hạt nhân đầu tiên. Các yếu tố hiệu quả kinh tế, tiến độ dự án… đều quan trọng, nhưng không được phép đặt trên an toàn hạt nhân. 

Chính vì vậy công tác thực hiện dự án tại Ninh Thuận, chương trình đào tạo nhân lực, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật v.v. đều được triển khai đồng bộ và khẩn trương, nhưng với sự đề cao thái độ thận trọng, đảm bảo tối đa yêu cầu an toàn hạt nhân. 

Về mặt tiến độ chung của chương trình điện hạt nhân, ngay trong Quy hoạch 7 phát triển điện lực quốc gia do Thủ tướng ban hành năm 2011 đã có sự điều chỉnh tỉ lệ hòa mạng điện hạt nhân trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2030 sẽ đạt tổng công suất 10.700 MW (7,8%) thấp hơn so với dự kiến trước đó là 16.000 MW. 

Quy hoạch điện 7 cũng dự báo sẽ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam gồm: phong điện là 3500 MW, địa nhiệt 200 MW và điện mặt trời khoảng 6 MW; đồng thời phấn đấu hàng năm đạt tỉ lệ tiết kiệm điện 1% đến 3%.
Mặt khác, tương ứng với tiến độ mới đã giãn của chương trình điện hạt nhân, tỉ lệ nhiệt điện than buộc phải tăng lên 46% năm 2020 và đến 56 % năm 2030. Ngoài sản lượng 25-28 triệu tấn than khai thác nội địa giành cho phát điện, tổng lượng than phải nhập thêm hàng năm cho nhiệt điện than tăng dần từ khoảng 45 triệu tấn năm 2020 lên 150 triệu tấn năm 2030. 

Đây là một thử thách rất lớn đối với năng lực công nghiệp, dịch vụ và môi trường của Việt Nam. 

Võ Văn Thuận (theo Vietnamnet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét