· QUA
BÀI GIẢNG CHO CÁC HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC
"Đại tá
Trần Đăng Thanh phải nói là người “đi guốc vào bụng Trung Cộng”, hiểu thấu tim
đen của Trung Cộng. Ấy thế mà ông lại chủ trương phải “hoà” với Trung Cộng bằng
mọi giá. Mà để đổi lấy cái gì? Để đổi lấy cái sổ hưu cho một số người. Một cái
sổ hưu nhiều nhất là của vài triệu người còn thì thí mạng gần một trăm triệu đồng
bào còn lại. Một cái sổ hưu vài triệu bạc của tuổi già, chỉ ít năm sau chết là
hết. Con cháu sau đó không còn đất, không còn biển, đến Tổ quốc cũng không còn,
ông Đại tá Trần Đăng Thanh không cần biết!".
- Đào Tiến Thi
Bài của Đại
tá Trần Đăng Thanh trước hiệu trưởng các trường đại học ở Hà Nội vừa rồi có nhiều
sai trái đáng lên án và trong mấy ngày qua có nhiều bài viết, nhiều comment
cũng đã lên án rất gay gắt. Hầu hết những ý kiến ấy là xác đáng. Song nếu chỉ
thấy ông Thanh sai hết, hỏng hết thì cũng không công bằng. Theo tôi bài nói
chuyện của Đại tá Thanh có cả đúng và sai.
Trước hết
tôi nói về những cái đúng: Đại tá Trần Đăng Thanh đã nói được rất nhiều sự thật
về Trung Quốc. Thông qua 6 nhân vật lịch sử của Trung Quốc, ông Thanh cho ta sự
thật về tư tưởng Đại Hán bá quyền của giới cầm quyền Trung Quốc từ xưa đến nay,
và từ đó giúp ta hiểu được tất cả những gì nhà cầm quyền Trung Cộng đang làm
hôm nay đối với nước ta.
Nhân vật thứ
nhất – Khương Tử Nha – ông nói sơ sài, không nói Trung Cộng hiện nay vận dụng
Khương Tử Nha như thế nào nên không bàn ở đây.
Nhân vật thứ
hai là Tôn Vũ (khoảng cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ V TrCN). Ông Trần Đăng Thanh
nói về tư tưởng quân sự của Tôn Tử như sau:
“Đánh rắn động
cỏ” là mưu kế, “ve sầu lột xác” là mưu kế, “rút củi đáy nồi” là mưu kế, “rung
cây dọa khỉ” là mưu kế mà hiện nay trên Biển Đông người Trung Quốc đang thực hiện
một số mưu kế “rút củi đáy nồi”, “rung cây dọa khỉ”, nó rung lung tung cả”. Đặc
biệt, ông Thanh nói về tư tưởng diễn biến hòa bình của Tôn Tử. Ông Thanh nói
“mưu kế tư tưởng không cần đánh mà thắng, đó là chiến lược diễn biến hòa bình”.
Và ông giải thích: “Ông Tôn Tử từ thế kỷ thứ 5 TCN đã định ra một mưu kế là
trong chiến tranh đánh mà thắng đã là giỏi nhưng chưa phải giỏi nhất, không cần
đánh mà thắng mới là người giỏi nhất trong chiến tranh. Và cái tư tưởng không cần
đánh mà thắng ấy người xưa đã dùng, người nay đang dùng, trong tương lai cũng sẽ
dùng. Bốn con đường: một là tiền, hai là hàng, ba là vàng, bốn là gái. Tiền-hàng-vàng-gái,
tiền-hàng-vàng-trai là có thể đánh sập một thể chế chính trị, hạ gục từng đấng
quân vương và xem thảm trạng gục ngã của một số cán bộ chúng ta thì xin thưa với
các đồng chí quanh đi quẩn lại có mỗi cái vòng kim cô tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai,
chấm hết”.
Lời bình:
Thứ nhất,
theo Đại tá Thanh, những hành động của Trung Cộng trên Biển Đông là thực hiện
các quỷ kế theo “Binh pháp Tôn Tử”. Tôn Tử là một thiên tài quân sự. Tư tưởng
quân sự của Tôn Tử được người đời sau tôn thờ là “thuỷ tổ binh học phương
Đông”, “thuỷ tổ binh học thế giới”, “ông thánh về binh học”. Thế thì quá nguy
hiểm cho nước ta.
Thứ hai, lần
đầu tiên tôi được nghe một cán bộ tư tưởng của Đảng phát ngôn một cách chính thức:
kẻ đang thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với nước ta hoá ra không phải Mỹ và
phương Tây mà chính là Trung Cộng – chính là anh bạn vàng. Hả dạ làm sao! Báo
QĐND, CAND nghe đấy, đừng có vấy cái tội “diễn biến hoà bình” cho “các thế lực
thù địch” (mà ai cũng biết thực chất là ám chỉ Mỹ và phương Tây).
Nhân vật thứ
ba là Tào Tháo. Nói đến Tào Tháo, ông Thanh chỉ nhầm một chút, là ông đồng nhất
Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa với Tào Tháo thực ngoài đời. Thế cho nên ông
Thanh mới cho rằng “người Việt Nam chúng ta không thích ông Tào Tháo” (ấy là
Tào Tháo văn học, nhân vật hư cấu của nhà văn La Quán Trung) còn “người Trung
Quốc lại rất ca ngợi ông Tào Tháo” (ấy là Tào Tháo trong lịch sử – Tào Tháo thật).
Tư tưởng của Tào Tháo, ông Thanh đúc kết trong một câu của chính Tào Tháo: “Thà
ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta”. Liên hệ đến ngày
nay, trước sách lược “Ta thà phụ người…” của Tào Tháo mà nhà cầm quyền Trung Cộng
đang vận dụng, ông Thanh cho rằng: “Trong khi đó ta đối phó bị động. Tôi phải
nói với các thầy biết, kể cả các trường đại học, lãnh đạo sinh viên ở đây cũng
vẫn bị động với công tác tuyên truyền của đối phương”.
Lời bình:
Phương châm “Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta” của
Tào Tháo hiểu đơn giản là “ta phải vì ta và chỉ vì ta thôi”, và “ta” đang nói
đây là lợi ích dân tộc. Vận dụng ở Việt Nam hiện nay theo Đại tá Thanh, ta phải
biết chủ động ra đòn trước về mặt tuyên truyền, đặc biệt trong sinh viên. Ông
phê “Lãnh đạo sinh viên ở đây cũng vẫn bị động với công tác tuyên truyền của đối
phương” là rất đúng. Trong khi nhà cầm quyền Trung Cộng kích động chủ nghĩa dân
tộc trong tuổi trẻ Trung Quốc thì ở Việt Nam trái lại, lại đi dìm tinh thần yêu
nước của thanh niên, sinh viên. Điển hình nhất là việc Đại học Công nghiệp TP.Hồ
Chí Minh cấm sinh viên đi biểu tình, tuyên bố đuổi học sinh viên nào đi biểu
tình chống Trung Quốc xâm lược.
Nhân vật thứ
tư ông Thanh đề cập là Tôn Trung Sơn. Tuy tôi cũng biết cái chi tiết Tôn Trung
Sơn coi khinh dân tộc Việt Nam và định lôi kéo Phan Bội Châu vào công cuộc giải
phóng Trung Hoa trước rồi sẽ giúp Việt Nam sau nhưng về cơ bản từ trước tới nay
tôi vẫn kính trọng Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng đề cao chủ nghĩa “tam dân”. Hoá
ra không phải thế! Nhờ Trần đại tá, tôi mới biết ông này cũng chả tốt đẹp gì. Ở
thời Tôn Trung Sơn, Trung Quốc có 400 triệu dân mà ông ta mơ ước xây dựng được
một quân đội 40 triệu người vì phương châm của ông ta là “quân mạnh thì nước
giàu, nước giàu thì quân mạnh”.
Lời bình: Sợ
thật. Muốn giàu có nhưng không lo làm ăn mà chỉ tìm cách đi ăn cướp. Ông Tôn
Trung Sơn là người phương Nam mà mang tư tưởng của các thủ lĩnh “di rợ” phía
tây bắc Trung Quốc thời xưa, luôn dựa vào sự thiện chiến của quân đội để cướp
phá thiên hạ, trong đó có nước Trung Hoa khổng lồ văn minh hơn họ nhiều lần.
Nhân vật thứ
năm là Mao Trạch Đông. Ông Thanh phân tích tinh thần chính trong sách Mao Trạch
Đông nghìn năm công tội: “Mao Trạch Đông công ba tội bảy”. Công trong lãnh đạo
cách mạng giải phóng đất nước. Tội trong 27 năm ở cương vị chủ tịch Đảng, chủ tịch
nước đã làm chết 57,5 triệu người dân. Cuối cùng Đại tá Thanh cũng kết luận như
tác giả sách trên: “Mao có ba phần công, bảy phần tội”. Đặc biệt Đại tá Thanh
phân tích tư tưởng chính của Mao là “Chính quyền treo trên đầu ngọn súng” (đúng
ra: “Súng đẻ ra chính quyền”). Đại tá Thanh nói: “Ông Mao quá lạm dụng chuyên
chính, quá lạm dụng cây súng. Ông ta giải thích súng đẻ ra chính quyền, súng đẻ
ra niềm tin, súng đẻ ra chiến thắng, súng đẻ ra tất cả. Cho nên tất cả là ở
súng”.
Lời bình:
- Đại tá
Thanh biết rõ tội ác của Mao Trạch Đông đối với nhân dân Trung Quốc. Từ đây có
thể suy ra: với dân Trung Quốc, Mao còn ác thế, thì nó coi dân Việt ra gì (nên
nhớ là hiện nay Trung Cộng vẫn đề cao Mao Trạch Đông).
- Từ tư tưởng
“Súng đẻ ra chính quyền” của Mao Trạch Đông, chắc Đại tá Trần Đăng Thanh muốn
nói rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để thôn tính Việt Nam. Điều này khác hẳn với
các ý kiến gần đây nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng
Quang Thanhlà luôn ca ngợi Mao Trạch Đông.
Nhân vật cuối
cùng, Đại tá Thanh đề cập là Đặng Tiểu Bình. Ông Thanh cho biết chủ trương của
Đặng Tiểu Bình gồm 24 chữ: “lặng lẽ quan sát, giấu mình chờ thời, giữ vững trận
địa, quyết không đi đầu, nắm vững thời cơ, lẳng đi không tích”. Còn phương pháp
Đặng dạy cán bộ Trung Cộng là: “một hòn đá, hai con mèo, ba con gà, bốn con
cá”.
Ông Thanh giải thích: Một hòn đá tức nền tảng tư tưởng của họ là kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Mao Trạch Đông. Hai con mèo là “mèo trắng hay mèo đen, cứ mèo nào bắt được chuột đều là mèo quý”. Ba con gà là “cái gì có lợi cho nhân dân Trung Quốc là bắt lấy, bắt gà, cái gì có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, bắt lấy, cái gì có lợi cho quân đội Trung Quốc là bắt lấy”. Bốn con cá thì “chỉ bốn nguyên tắc” tức “bốn hiện đại hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, quân đội).
Ông Thanh nhấn mạnh “hai khái niệm” của Đặng: 1. Hàng hóa của Trung Quốc tới đâu thì biên giới của Trung Quốc tới đó. 2. Sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó. Đặc biệt, Đại tá Thanh còn cho chúng ta biết: ông Đặng năm 1997, trước khi chết, đã dặn các thuộc hạ rằng: xác của ông ta mang hỏa táng chia làm 3 phần, một phần để lại thờ, một phần rải xuống sông Trường Giang, phần thứ ba rải xuống Biển Đông. Và Đại tá Thanh kết luận: “Từ những vấn đề đó ta thấy ông Đặng là người khởi xướng và khát vọng cháy bỏng của ông Đặng là biểu tượng của Trung Quốc, là vấn đề Biển Đông”.
Ông Thanh giải thích: Một hòn đá tức nền tảng tư tưởng của họ là kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Mao Trạch Đông. Hai con mèo là “mèo trắng hay mèo đen, cứ mèo nào bắt được chuột đều là mèo quý”. Ba con gà là “cái gì có lợi cho nhân dân Trung Quốc là bắt lấy, bắt gà, cái gì có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, bắt lấy, cái gì có lợi cho quân đội Trung Quốc là bắt lấy”. Bốn con cá thì “chỉ bốn nguyên tắc” tức “bốn hiện đại hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, quân đội).
Ông Thanh nhấn mạnh “hai khái niệm” của Đặng: 1. Hàng hóa của Trung Quốc tới đâu thì biên giới của Trung Quốc tới đó. 2. Sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó. Đặc biệt, Đại tá Thanh còn cho chúng ta biết: ông Đặng năm 1997, trước khi chết, đã dặn các thuộc hạ rằng: xác của ông ta mang hỏa táng chia làm 3 phần, một phần để lại thờ, một phần rải xuống sông Trường Giang, phần thứ ba rải xuống Biển Đông. Và Đại tá Thanh kết luận: “Từ những vấn đề đó ta thấy ông Đặng là người khởi xướng và khát vọng cháy bỏng của ông Đặng là biểu tượng của Trung Quốc, là vấn đề Biển Đông”.
Lời bình:
- “Hàng hóa
của Trung Quốc tới đâu thì biên giới của Trung Quốc tới đó”. Thôi thế thì chết
rồi. Hàng hoá Trung Quốc tràn ngập mọi ngõ ngách Việt Nam, đến cả con cá, mớ
rau, cái tăm cũng của Trung Quốc, thì biên giới Trung Quốc đã đến tận Hà Tiên rồi
còn gì.
- “Sức mạnh
hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó”. Thế nghĩa là nó bất
chấp Luật biển quốc tế, bất chấp các công ước quốc tế, bất chấp Bộ Quy tắc ứng
xử trên Biển Đông, bất chấp tất cả lẽ phải, đạo lý,… Vậy thì còn “đấu tranh bằng
phương pháp hoà bình” thế nào được? “Thương thảo trên tinh thần đồng chí, anh
em” thế nào được?
Để kết luận
về Trung Quốc và vấn đề Biển Đông, Đại tá Thanh nói:
“Một là họ đẩy
mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc, tạo dựng hành lang pháp lý với
quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ. Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp
vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa. Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động
kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng
đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm dò, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên
trên biển của chúng ta. Thứ sáu, tìm mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của
ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm bãi cạn của ta trong trường
hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ sểnh cái là nó cướp luôn”.
Ở phần cuối
bài, ông Thanh còn nói về tội của Trung Cộng đối với châu Phi: “Châu Phi họ
đang đánh giá Trung Quốc là một dạng thực dân kiểu mới, đang tàn phá đất nước
Châu Phi rất lớn”.
Lời bình cho
đoạn này và kết lại lời bình tất cả các đoạn trên:
Ối chao ôi,
thế là Trung Cộng trong chính con mắt của Đại tá Trần Đăng Thanh là kẻ THÂM, ÁC
, ĐỂU, THAM,… chả còn thiếu cái xấu gì trên đời nữa.
Phần trên là
khẳng định công của Đại tá Trần Đăng Thanh, tức là những cái được của ông trong
cuộc huấn thị các thầy hiệu trưởng đại học. Điều đáng chú ý không phải chỉ ở chỗ
ông nêu được những cái THÂM, ÁC , ĐỂU, THAM,… của nhà cầm quyền Trung Cộng (cái
này nhiều người đã biết), mà quan trọng là: đây là phát ngôn của một quan chức
của Đảng và Nhà nước và phát ngôn trong môi trường chính thức. Qua bài này tôi
xin gửi đến ông Trần Đăng Thanh một lời cảm ơn thực sự.
Tuy nhiên,
ghi công của ông Trần Đăng Thanh, không có nghĩa xem nhẹ những sai trái của
ông, tập trung ở nửa sau của bài.
Trước hết,
sau khi kể tội Trung Cộng như trên, ông lại xoay sang ca ngợi Trung Cộng hết lời.
Ông nói:
“Và trong 4
năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước
Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng,
từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ.
(…) Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều
không được quên”.
Sau đó ông
Thanh lại còn quay sang chửi Mỹ:
“Các đồng
chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả.
Phải nói rõ luôn.Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ
chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con
săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ
trời không dung, đất không tha”.
Lời bình:
Ông Thanh chỉ nói Mỹ xấu như thế chứ không chứng minh được Mỹ xấu ở chỗ nào. Nếu
vậy có thể nói: Nếu Mỹ không tốt với Việt Nam thì Mỹ cũng chẳng THÂM, ÁC , ĐỂU,
THAM,… đối với Việt Nam như là Trung Cộng. Ở phần sau, ông Thanh còn nói:
“Chúng ta đang sống trong thế giới mà mọi người phải dựa vào nhau để tồn tại”. Ấy
thế mà ông không hề nghĩ đến việc dựa vào Mỹ (giàu mạnh như nước Nhật cũng vẫn
phải dựa vào Mỹ kia mà); trái lại ông Thanh lại đả kích Mỹ.
Có một chỗ
ông Thanh cố nói xấu về Mỹ thì hoá ra lại nói tốt về họ: “Để thay đổi Việt Nam,
Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và
đào tạo tại Mỹ và phương Tây. (…) Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn
nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế
hệ trẻ người Việt Nam”.
Và điều lạ
lùng hơn, sau khi nêu ra bao nhiêu âm mưu thủ đoạn thâm độc của Trung Cộng, ông
Thanh nói chung chả nêu được chiến lược, sách lược đối phó của ta bây giờ là thế
nào, ngoài việc nói một cách chung chung là “đấu tranh bằng phương pháp hoà
bình”. Thật là mâu thuẫn: một kẻ lì lợm như thế thì nghĩa lý nào đem giảng giải
cho nó được!
Kinh khủng
hơn, ông Thanh lại đặt phương châm giữ “hoà bình” cao hơn chủ quyền quốc gia:
“Như vậy điều thứ nhất không được mất là chủ quyền và quyền chủ quyền. Điều thứ
hai không được mất đó là môi trường hòa bình, thứ hai và thứ nhất lại mâu thuẫn
với nhau cho nên xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ
quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình”.
Lời bình:
Nghĩa là sẵn sàng quỳ gối, dâng đất cho ngoại bang. Đổi lấy hoà bình bằng mọi
giá, kể cả hoà bình trong nô lệ, trong tủi nhục.
Ở phần trên,
ông Thanh nhắc đi nhắc lại: “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia
dân tộc là vĩnh viễn”, thế nhưng lại bắt Việt Nam phải vĩnh viễn làm bạn với
Trung Cộng!
Cuối cùng
ông Thanh còn hạch tội những người chống Trung Cộng. Trước hết là những người
chỉ trích Trung Cộng: “Xin thưa với các đồng chí, về mặt nhận thức mà nói, khi
giải quyết vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa hay đến tình hình Biển Đông, chúng ta
không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là
cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc.Xin thưa với các đồng chínếu chúng ta chỉ tập
trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác…”
Đặc biệt ông
Đại tá vu cáo, mạt sát những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược:
“Năm 2007
chúng ta có 4 đợt, 4 cuộc biểu tình diễn ra chống Trung Quốc. (…). Đặc biệt năm
2011 có 11 cuộc biểu tình bất hợp pháp (…) Báo cáo các đồng chí, tình hình rất
phức tạp ở chỗ ví dụ ngày 18 tháng 9 năm 2011 nhằm thử phản ứng của Chính quyền
Hà Nội có khoảng 20 người chia thành từng nhóm tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ,
khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm để thăm dò trực tiếp, duy trì phản động tụ tập. Đáng
chú ý là ngày mùng 9, 9h sáng ngày 16 tháng 10 năm 2011 đối tượng làBùi Thị
Minh Hằngở Bà Rịa – Vũng Tàu cùng 17 người tụ tập ở Đền Ngọc Sơn có hành vi la
hét, chửi bới, lăn ra đường vu cáo bị ăn cướp lắc vàng rồi v.v…, cắt máu tự tử
v.v… làm hành động rất phức tạp.Năm 2012, từ ngày mùng 1 tháng 7 đến nay có 4
cuộc biểu tình bất hợp pháp (…) Xin thưa với các đồng chí, đây là việc làm của
một bộ phận ít sinh viên thôi, chứ đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta
là tốt. [Có nghĩa sinh viên đi biểu tình là sinh viên xấu – ĐTT] Và số này rất
ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải
đúng lúc. Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra
Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em
đau dạ dày. Báo cáo các đồng chí chỉ cần ngồi tàu từ đây ra đảo gần nhất của
Trường Sa thôi mất 3 đêm 4 ngày rồi, không cần phải… Nhưng nó cho mấy chục
nghìn để thế nọ thế kia”.
Lời bình: Thật
là vô cùng bậy bạ. Dựa vào đâu mà dám vu cáo, thoá mạ người yêu nước đi biểu
tình chống xâm lược như vậy? Ông Thanh nên nhớ rằng nhà cầm quyền tuy đàn áp biểu
tình nhưng không bao giờ dám nhân danh đàn áp biểu tình. Bởi vì quyền biểu tình
được ghi trong Hiến pháp và người đi biểu tình chỉ có mục đích chống Trung Cộng
xâm lược. Nhà cầm quyền khi đàn áp biểu tình luôn phải núp bóng bằng cách quy tội
hành động biểu tình là “gây rối trật tự công cộng”, một sự đánh tráo khái niệm
trơ trẽ và bỉ ổi.
Cuối cùng
ông Thanh đe doạ các thầy hiệu trưởng đại học:
“Nếu trường
đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp, trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí
Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy –
phòng quản lý sinh viên của trường đại học đó.Nếu để cho công an thành phố Hà Nội
hoặc v..v… người ta giữ sinh viên của mình, người ta điện mời thầy nọ mời thầy
kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của mình thì đấy là khuyết điểm
của chúng ta”.
Thế là ông Đại
tá bắt các thầy phản bội lại chính mình: các thầy dạy sinh viên phải biết yêu Tổ
quốc nhưng sinh viên nào có tình yêu Tổ quốc thì lại có tội và các thầy cũng là
người có tội!
Tóm lại, Đại
tá Trần Đăng Thanh phải nói là người “đi guốc vào bụng Trung Cộng”, hiểu thấu
tim đen của Trung Cộng. Ấy thế mà ông lại chủ trương phải “hoà” với Trung Cộng
bằng mọi giá. Mà để đổi lấy cái gì? Để đổi lấy cái sổ hưu cho một số người. Một
cái sổ hưu nhiều nhất là của vài triệu người còn thì thí mạng gần một trăm triệu
đồng bào còn lại. Một cái sổ hưu vài triệu bạc của tuổi già, chỉ ít năm sau chết
là hết. Con cháu sau đó không còn đất, không còn biển, đến Tổ quốc cũng không
còn, ông Đại tá Trần Đăng Thanh không cần
biết!
Đào Tiến Thi
*
BÀI NÓI CỦA ĐẠI TÁ THANH.
BÀI NÓI CỦA ĐẠI TÁ THANH.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét