Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

“Cơm có thịt” từ nước Nga xa xôi gửi các trẻ em nghèo Việt Nam



Ở Nga hiện nay có khoảng 6000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Họ tiếp nhận học vấn đại học và trên đại học, làm luận án Tiến sĩ... trong các trường đại học khác nhau trên khắp đất nước Nga rộng lớn, nhưng hầu hết là tại thủ đô Nga. Về cơ bản, mục tiêu của các chàng trai cô gái Việt trong những năm tháng sống ở Nga là thu nhận và tích lũy kiến thức chuyên môn tối đa để trở thành chuyên viên tốt cho các ngành nghề trong nước đang đòi hỏi. Vì thế, điều gắn kết các sinh viên Việt Nam với nhau cũng như với các cơ sở đào tạo Nga là thái độ nghiêm túc và kết quả tốt trong học tập, nghiên cứu.

Và gần đây đã xuất hiện thêm một động lực đoàn kết – phong trào xã hội “Cơm có thịt”. Được khởi xướng theo sáng kiến của một cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Lomonosov tại Việt Nam cách đây một năm, qua thời gian đó, hoạt động thiện nguyện này lôi cuốn sự sự tham gia của các sinh viên người Việt tại Mỹ, Australia, Nhật Bản, Thụy Điển, Hàn Quốc và Trung Quốc... Tháng 11 năm 2012, phong trào đã nhận được hưởng ứng từ nước Nga. Chỉ sau một thời gian ngắn, đã có sự tham gia nhiệt tình của sinh viên Việt Nam từ 12 thành phố trong cả nước - từ Saint-Peterburg ở phía tây cho đến Irkutsk ở phía đông Nga. Các sinh viên, nghiên cứu sinh quyên góp tiền để giúp đỡ trẻ em các dân tộc miền núi Việt Nam, hiện sống trong điều kiện khó khăn. Mỗi đứa trẻ cần được có thịt cho bữa cơm, nước uống sạch, quần áo và sách bút khi đi học – đó là mục tiêu của phong trào "Cơm có thịt".

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VIỆT NAM (*)


       Вооруженные силы Вьетнама
      
QĐNDVN vẫn còn là một lực lượng được đánh giá tốt trên quy mô bốn điểm (yếu, trung bình, tốt, rất tốt)  trong khả năng để bảo vệ lãnh thổ và trong khả năng để thực hiện vai trò như cảnh sát khu vực.

Các nỗ lực hiện đại hóa QĐNDVN là không thay đổi so với những dự đoán tới năm 2015. QĐNDVN hiện đang được đánh giá là yếu trong hoạch định quốc phòng chiến lược, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra dự kiến sẽ nâng lên trung bình - khá vào năm 2015.

Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân, không quân và phát triển năng lực để tiến hành các hoạt động chung trong lĩnh vực hàng hải của mình. Nhìn chung thì lực lượng quân đội VN so với TQ còn quá chênh lệch, nhưng nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng quân đội VN có thể gây tổn thất lớn nếu TQ mở cuộc tấn công. Sự trổi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng của TQ gây bất ổn hòa bình trong khu vực, đe dọa an ninh hàng hải tại tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua biển Đông, nên các cường quốc bị ảnh hưởng can thiệp vào như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, mới đây thì có Anh Quốc và Canada cũng lên tiếng. Ngoài ra còn có Israel và Nga cung cấp vũ khí và chuyển giao công nghệ quốc phòng cho VN. Các nước Tây phương này đương nhiên thấy cần ra sức giúp VN hiện đại hóa quân đội trong thế hỗ tương để chống lại “Đại Hán” bành trướng. Liệu có thể chống trả được một cuộc tấn công của TQ không ?

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

"Lời bạt" của Nguyễn Thùy Linh

Xin mọi người hãy tôn trọng quyết định tạm dừng viết bài của Thùy Linh ! (Kể từ bây giờ, 8/8/2013, Thùy Linh sẽ không đăng bất kỳ một status nào nữa lên facebook này trong vòng 2 năm tới)

Vừa vào facebook, thấy rất nhiều tin nhắn được gửi đến, sau khi đọc xong cảm thấy nghẹn ngào. Có nhiều người đã chửi bới rất thậm tệ và cho rằng Thùy Linh là kẻ ham sống sợ chết. Mọi người nên nhớ Thùy Linh vẫn chưa tốt nghiệp ĐH và vẫn còn sống tại SG. Mong muốn của Thùy Linh là được đi qua nước ngoài học tập và sau đó trở về phục vụ đất nước. Để đạt được ước mơ ấy, ít nhất Thùy Linh phải vượt qua được cửa ải sân bay Tân Sơn Nhất. 

Có thể nhiều người chưa hình dung hết được những nguy hiểm mà Thùy Linh đang phải đối mặt. Tuy không phải là một blogger có tiếng nhưng những bài viết vừa qua đã đưa Thùy Linh trở thành đối tượng bị theo dõi. Để hiểu hơn về sự đàn áp của chính quyền đối với các nhà báo lề trái cũng như các blogger có góc nhìn khác, xin mọi người hãy dành ra ít phút đọc bài viết sau của nhà báo Phạm Đoan Trang (phóng viên báo Pháp luật TPHCM), hy vọng mọi người sẽ chia sẽ bài viết này đến với nhiều người, để họ hiểu hơn về những mối nguy hiểm mà các nhà báo chân chính đang phải đối mặt mỗi ngày:


Làm báo ở Việt Nam là một công việc nguy hiểm, chắc chắn vậy.

Cứ mỗi tuần, ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, và ở TP.HCM thì bộ phận phía nam của ban này, lại tổ chức các cuộc họp “định hướng” với lãnh đạo của những tờ báo lớn trong nước.

Không phải là ngẫu nhiên khi tất cả các lãnh đạo báo đều là đảng viên. Quan chức Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an cũng có mặt. Những cuộc họp tương tự diễn ra ở tất cả các tỉnh, và là những cuộc họp điển hình cho thấy hoạt động quản lý báo chí ở Việt Nam hoàn hảo tới mức nào. Tại các cuộc họp này, ai đó ở Ban Tuyên giáo sẽ đánh giá hoạt động của các báo trong tuần vừa qua, biểu dương tờ nào biết phục tùng, khiển trách và đôi khi phạt những tờ nào đi chệch hướng.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Trao đổi cuối tuần:Hình thức và nội dung

Nguyễn Thùy Linh (facebooker)

Khi nhìn vào trang bìa của một cuốn tài liệu tiếng Anh và một cuốn tài liệu tiếng Việt, các bạn sinh viên có thấy điều gì đặc biệt không ? Chưa kể đến nội dung bên trong, ngay ở trang bìa đã hiện lên một sự khác biệt, tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đó là tác giả của những cuốn sách tiếng Việt hầu hết được viết dưới dạng "GS/PGS/TS/ThS + Tên", còn sách tiếng Anh tác giả được viết đơn giản chỉ là Tên của họ thôi. Trong các trích dẫn khoa học cũng vậy, nếu bạn nào chưa hiểu "trích dẫn khoa học" là gì thì có thể tự tìm hiểu thêm.

Bằng giáo sư quốc tế rởm (Nguồn: BS Hồ Hải)

Không có đảng "Quang Vinh" ở Việt Nam.

Sự khác biệt này nói lên điều gì ? Đó là một thói quen không tốt của các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ các bạn sẽ thấy, người Việt Nam quá coi trọng cái "nhãn mác" mà ít coi trọng cái nội dung bên trong. Do vậy người ta thường hay tự xưng mình là Giáo sư này, Tiến sĩ nọ để thiên hạ phải tin tưởng hoặc nể sợ, nhiều khi là để lòe bịp nhau. Nó xuất phát từ suy nghĩ coi trọng bằng cấp, học hàm hay nói chung lại là coi trọng "nhãn mác", bởi vậy mới xuất hiện những "Tiến sĩ giấy" !

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

BAO GIỜ NGƯỜI VIỆT NGỪNG "VƯỢT BIÊN" ?

   Thế kỉ 20 đánh dấu sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sự thất thủ của Sài Gòn và làn sóng di cư ồ ạt sau đó tạo nên các cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, Canada và một số nước phương Tây. Tiếp đến, sự tan rã của khối XHCN góp phần hình thành một cộng đồng Việt Nam ở các nước đông Âu lên tới khoảng nửa triệu người.

Nhưng 2 biến cố lớn đó chỉ là những dấu mốc. Thực tế, người Việt vẫn lũ lượt ra đi sau gần 40 năm đất nước thống nhất và gần 30 năm Việt Nam vận hành một nền kinh tế thị trường.
Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam đã chết khi vượt biên.
(tại Indonesia, những năm 1970, 1980 thế kỉ trước)
'Top' đầu về vượt biên

Nếu mấy chục năm trước, đường biển gần như là con đường duy nhất để người Việt vươn ra với thế giới bên ngoài, thì ngày nay họ được các công ty môi giới, các đường dây đưa người đưa tới mọi ngóc ngách. Và chính sách tăng cường ‘xuất khẩu’ lao động của nhà nước là một trong những nhân tố khiến cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài tăng từ 2,5 triệu vào thập niên 90s lên chừng 4 triệu vào thời điểm hiện nay.

Chủ đề người Việt bị bắt, giam giữ vì vượt biên trái phép xuất hiện khá thường xuyên trên các trang báo nước ngoài cho thấy làn sóng di cư bất hợp pháp chưa bao giờ có xu hướng suy giảm.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NGA THỜ Ơ, VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM


“Những người Việt Nam thực sự làm việc trong hoàn cảnh như nô lệ mà không được trả công xứng đáng. Nếu có sự phản đối từ phía Đại sứ quán (VN) thì những tình trạng như vậy đã không thể xảy ra”.
Ông Svetkov nói: “Tôi đã đề nghị đại diện đại sứ quán thu xếp chỗ ăn ở cho tất cả phụ nữ Việt Nam ở đây tại khuôn viên đại sứ quán, nhưng họ không sẵn sàng làm điều này”.

Nga đã bác bỏ chỉ trích của Sứ quán Việt Nam về điều kiện tại các khu lều tạm giữ người Việt bị bắt vì nghi nhập cư bất hợp pháp.
Nhà báo Phúc Nguyên từ Moscow cho BBC hay rằng hãng Interfax của Nga hôm 5/8 đã cho đăng tải phản ứng của Phó Chủ tịch ban Xã hội thuộc Sở Nội vụ Moscow Anton Svetkov với Đại sứ quán Việt Nam.
Ông Svetkov đã nặng lời khi cáo buộc ngược lại rằng Đại sứ quán Việt Nam có những hành động “giống như” khiêu khích khi phát ngôn về điều kiện sống của những người Việt bị bắt vừa qua trong khu trại tập trung.

Cảnh sát và giới chức Nga bắt giữ những di dân bất hợp pháp tại nước này đã diễn ra gần 2 tuần qua

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: TRUYỆN HÙNG & SƠN THỜI NHÀ SẢN

Tuần rồi không có gì to chuyện hơn trận chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh ngoài Ba Đình. Nói là trận chiến cho oai chứ thực chất chỉ là sân chơi của mình Thủy Tinh, Sơn Tinh thì vừa lóp ngóp bơi, vừa kêu cứu.

Người Việt ta thích tâm linh, thích truyền thuyết, thích huyền sử nên mình ẩn dụ trận ngập lụt vừa rồi ở Thủ đô như thế. Cứ cho là vậy thì có mối liên hệ nào giữa một câu chuyện cổ tích với một thực trạng của thế kỷ 21 ở đây hay không? Có đấy.
Mưa tại Tràng Tiền Plaza, Hà Nội  (08/08/2013) .(ảnh trên FB).
Đầu tiên là chuyện biến việc riêng thành việc công. Xét cho cùng việc kén rể của vua Hùng cho Mị Nương cũng chỉ là việc riêng, mâu thuẫn giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng là việc riêng, hà cớ gì mà vua Hùng và hai vị ‘tinh’ kia lôi hết dân chúng vào chuyện cưới hỏi rồi đánh nhau của các ông? Sơn Tinh cứ cho là thắng trận và được gả Mị Nương, nhưng đó là chiến quả của riêng ông, dân chúng có được gì đâu, đánh nhau xong về nhà chả còn gì.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Xin các ông đừng dối trá và ngụy biện nữa !

"Nhân dân làm trong mười năm cũng không đủ để chính quyền phá trong một ngày. Chính sự độc quyền và dối trá, lãnh đạo yếu kém không có tầm nhìn, tham nhũng và bè phái, không quan tâm đến đời sống nhân dân, nói một đằng làm một nẻo, bưng bít thông tin, trù dập những người đấu tranh, đặc biệt là không tôn trọng nhân tài… chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng của đất nước hiện nay."- Nguyễn Thùy Linh 

Dòng suy nghĩ lan man khi vừa đặt chân đến Hà Nội – Thủ đô Xã hội chủ nghĩa !

Cách đây không lâu có một chị ở Thái Nguyên đã nói với Thùy Linh một câu với đại ý: "Bạn là dân SG, gia đình có điều kiện nên bạn đấu tranh, còn những người như tôi phải lo cơm áo gạo tiền nên không có rảnh". Đến giờ nghĩ lại vẫn còn thấy buồn !

Thực ra ở bất cứ xã hội nào thì người nghèo cũng luôn chịu nhiều thiệt thòi và bị phân biệt đối xử, xã hội càng bất công thì điều ấy càng được thể hiện rõ nét. Ở một xã hội bất công đến cùng cực như ở nước ta thì tầng lớp người nghèo sẽ ngày càng trở nên bế tắc và bị xã hội đẩy ra rìa, mặc dù họ đang chiếm số đông. Vì vậy người nghèo mới là những người phải đứng dậy đầu tiên để đấu tranh đòi quyền lợi cho mình mới phải. 




Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Răn đe bằng tập trận, Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu hùm!’

 “Rất rõ ràng, phần đất liền của cuộc diễn tập này là nhằm vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo là nhằm vào Nhật Bản”. Alexander Khramchikhin, nhà phân tích quân sự độc lập Moscow nói.

Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm
Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.
Ngày 15/2/2009, Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng Vladivostok.
Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.
 Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải
Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải

Trước vụ việc này, Đại sứ Trung Quốc tại Nga là Lý Huy nói: "Trung Quốc bị sốc và vô cùng lo ngại trước vụ việc, đồng thời bày tỏ sự thất vọng lớn của Bắc Kinh trước việc tàu chiến Nga bắn tàu hàng của Trung Quốc, cũng như thiếu nỗ lực trong việc cứu giúp những thủy thủ bị rơi xuống nước".
Ngày 20/2, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Châu Âu-Trung Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi công văn phản đối tới Lãnh sự Nga tại Trung Quốc, đồng thời cho rằng, thái độ của Nga trong vụ tàu New Star bị đắm ở lãnh hải của Nga là vô cùng khó hiểu và không thể chấp nhận được. Chính phủ Trung Quốc coi việc này là vô cùng quan trọng và yêu cầu Nga phải điều tra toàn diện để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Tuy nhiên, Nga đã thể hiện lập trường cứng rắn, cho rằng việc xử lý của mình là hợp pháp. Tiếp đó ngày 21/2, cơ quan chức năng Nga đã ra quyết định khởi tố đối với thuyền trưởng tàu New Star vì xâm phạm trái phép biên giới với bản án 2 năm tù giam.

Nga và vấn đề Biển Đông

Đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc - có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga hiện hữu trong bối cảnh các nước Đông Nam Á có nguyện vọng kiềm chế sự bành trướng của một Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng. Đó là quan điểm do học giả nổi tiếng người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nêu ra gần đây. Còn một khía cạnh đáng chú ý nữa: Trong tương quan này, liệu có thể xuất hiện xích mích trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Matxcơva? Ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) phân tích tình hình trong khu vực dưới góc độ nhãn quan lợi ích của Nga.

Biển Đông và yêu sách của các nước liên quan

Nga cho rằng khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Matxcơva về mở rộng vai trò của Liên bang Nga trong khu vực, đặc biệt là với các lĩnh vực năng lượng và an ninh. Quan hệ đó cũng không được kiềm chế xu thế đa dạng hóa các liên hệ song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới mẻ với những thành viên khác của ASEAN.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Tâm sự của một bà mẹ trẻ.*

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Không thuộc nội dung bài viết
Mình là đứa mồ côi ba, mồ côi vì ba mất rất sớm, nhưng so với những đứa trẻ bị chối bỏ, những đứa con rơi con vãi, điều đó chỉ khác nhau ở cách nói, chứ không khác ở nội dung. Suy cho cùng, mình lớn lên không có ba, chẳng có gì tự hào hơn cái đứa bị ba nó bỏ đi lấy vợ 2 và chẳng bao giờ bận tâm đến nó. Suy cho cùng vẫn là thiệt thòi, vất vả và khuyết đi một nửa tâm hồn.


Mẹ mình thuộc thế hệ cũ, một thế hệ lam lũ, dở dang giữa thời điểm đất nước oằn mình vượt qua bao cấp. Mẹ chăm chỉ như con ong nuôi mình khôn lớn, và mình ý thức từ rất sớm rằng mình trước hết phải biết quý trọng giá trị bản thân mới có thể sống ý nghĩa được. Bởi xã hội đặt ta ở hoàn cảnh nào, ta phải biết vươn lên ở hoàn cảnh đó. Không tự ti, không xấu hổ, không nản lòng, không bỏ cuộc, không làm điều xấu là điều mình luôn tâm niệm.

Mẹ có 1 con trai và 2 con gái, nhưng anh trai mình chưa bao giờ giúp mẹ được bất kỳ việc gì, dù nhỏ nhất. 10 năm nay, mẹ mình không còn vất vả vì chị em mình đều tự lực từ sớm, mọi việc lớn nhỏ 2 chị em tự lo. Khi chúng mình lập gia đình, có con, mẹ lại càng an nhàn. Mẹ chỉ loanh quanh bế cháu, đi du lịch khắp mọi nơi, chẳng phải nghĩ ngợi gì. Bất kỳ điều gì mẹ cần, mẹ muốn, chị em mình lo hết, lo chu đáo. Nói một cách công bằng, mẹ sướng vì được nhờ vào hai cô con gái.