Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

CHẠY TRỐN KHỎI THIÊN ĐƯỜNG!

Hình ảnh những người bị chết trong cuộc nổ súng vào các cán bộ cửa khẩu
Bắc Phong Sinh- Quảng Ninh trưa ngày 18/04/2014

 Trước cái chết của những người Tân Cương (Ngô Duy Nhĩ) tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, người thì bảo:
- Đáng đời!
Người lại ngậm ngùi nghĩ, hẳn có uẩn khúc bên trong.
Bản thân cái từ Tân Cương, đã gắn liền với lịch sử đòi ly khai của người Ngô Duy Nhĩ từ rất lâu. Nếu chỉ là những tội phạm thông thường, không dễ gì họ đem theo cả phụ nữ và trẻ nhỏ. Cũng không dễ gì họ liều lĩnh đến mức cướp súng và giết người. Cái giá thật đắt - 7 mạng người (2 người Việt Nam) !
Dư luận đặt dấu hỏi, tại sao bên Việt Nam lại vội vàng đẩy những người Tân Cương, về cái nơi họ vừa mới tìm cách ra khỏi đó? Tại sao không tìm hiểu nguyên nhân nhập cảnh trái phép của họ? Nếu họ là những người ly khai, bất đồng chính kiến, hành động đó chẳng phải đã đẩy họ đến chỗ chết hay sao? Thế thì có khác gì hành động giết người?




Hai người này bị thương, chưa chết!!! Người nằm sấp tay nắm vào thanh sắt thành xe, người chết không thế; người nằm ngửa chân còn giữ đứng được ! Lẽ ra họ phải được chăm sóc chứ !

Tôi chợt nhớ đến một câu nói nổi tiếng: “Không có gì quý hơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Điều gì khiến cho người ta bằng mọi giá, chạy trốn khỏi Tổ quốc mình như thế?
Không chỉ bây giờ! Không chỉ người Trung Quốc! Phàm đã là con người (kể cả con vật), ai cũng khao khát cái điều đó – Độc lập, Tự do, Hạnh phúc!
Từ ngày xửa ngày xưa, người Tống chạy sang Việt Nam, người Việt chạy sang Hàn Quốc … và những quốc gia mà những kẻ chạy trốn khỏi Tổ quốc chọn làm nơi nương náu, cũng đã cưu mang họ cho đến ngày nay. Thời xưa cũng chẳng còn man rợ như thế, là bắt họ nộp mạng cho kẻ thù của họ.
Trong tâm thức của rất nhiều người Việt Nam, cậu chuyện về cuộc chạy trốn khỏi quê hương của hàng triệu người Việt, sau biến cố năm 1975 là một khúc trường ca đầy bi thương. Những người chạy trốn không cần biết cái gì chờ đợi họ ở phía trước, chỉ biết cứ phải đi cái đã. Thực tế đã chứng minh, những người ở lại đã phải trả giá đắt như thế nào. Cuốn sách “Bên thắng cuộc” của bác Huy Đức, có lẽ chỉ lột tả được phần nào cái giá đó.
Cuộc đào thoát khỏi quê hương, không chỉ dừng lại phạm vi người bên kia chiến tuyến. Nhiều năm sau, nó lan ra cả miền Bắc, tới những người vốn không hề dính líu gì tới chính trị. Dòng người chạy trốn khỏi “Thiên đường XHCN” gồm cả dân lao động, nghệ sĩ, trí thức… Người không đi thoát, thì nhà tù sẽ là nơi chờ đón họ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi không biết họ bị kết tội gì? Hồi ký về những đoạn trường chốn chạy, được chia sẻ trên mạng, cho dù họ thoát hay không thoát, cũng đều khiến người đọc cảm thấy chua xót lẫn ngậm ngùi.
Đất lành chim đậu. Con người cũng thế. Không ai chọn ĐỊA NGỤC thay THIÊN ĐƯỜNG.

2 nhận xét:

  1. Mạc Việt Hồnglúc 23:10 19 tháng 4, 2014

    Mấy nước ở châu Âu này mà hành xử như VN thì hàng năm có không ít người Việt bị bắn chết. Họ chui rừng, bám xe, nằm trong cốp xe, vượt sông suối, bằng đủ mọi cách để vào châu Âu. Những người thoát được thì sau vài năm sinh sống, thường dc ân xá (chuyện nhập cảnh trái phép) và được cấp giấy tờ, nếu sang được Đức họ còn được tiền trợ cấp; người ko may bị bắt được nuôi nấng đàng hoàng trong các trại, sau nhiều tháng, có khi cả năm, rồi tùy theo quyết định của các bên liên quan mà được thả hoặc trả về bên kia biên giới. Và trong trường hợp, nếu người đó chứng minh được, khi trở về sẽ bị ngược đãi, thì thường được hưởng quy chế tị nạn.

    Người vượt biên, dù là vượt biên trái phép vẫn có các quyền của họ. Mấy người Ngô Duy Nhĩ tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Họ dẫn theo cả đàn bà, trẻ nhỏ, thì ko thể có chuyện họ muốn khủng bố, hay muốn (cướp súng) để bắn. VN đã làm gì để họ buộc phải hành xử như vậy và tại sao lại vội vã, tùy tiện trả họ về phía bên kia biên giới?

    VN có tuân thủ các công ước quốc tế về người tị nạn không? Một quốc gia có hàng triệu người vượt biên trong mấy thập niên qua và hiện vẫn đang tiếp tục vượt biên mà ko biết mình, biết ta!

    (Nhìn ảnh này, thì người vượt biên bị bắn chết khi bị còng tay?)

    Trả lờiXóa
  2. Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một các nguyên tắc về 'độc lập chủ quyền quốc gia', 'tôn trọng nhân quyền' và 'nhân đạo', theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội CSVN nói với đài BBC trong cuộc phỏng vấn.

    "Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét, chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền.” Ông Thuận nói.

    Bản tin Tân Hoa Xã tường thuật vắn tắt biến cố tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cho hay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “đang kiểm chứng” sự việc. Ông Trần Quốc Thuận chỉ trích hành động giao trả người vội vã cho Trung quốc là “không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp. Nghĩa là “không phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam”.

    Một số bloggers tại Việt Nam tỏ vẻ ngạc nhiên trước cách hành sử của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà báo Huy Đức viết trên mạng xã hội facebook: "Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ "vượt biên trái phép" đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ”.

    Ông Huy Đức viết tiếp rằng “Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể "chia sẻ" với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình. Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ." (TN)

    Trả lờiXóa