Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gì trước ngày 30.4?”

"Khen ngợi là thuộc tính của báo chí nhưng phê phán cũng là một thuộc tính khác của báo chí", ông Hồ Anh Tài nói hồi 2007 trong một cuộc đối thoại với bạn đọc tại Việt Nam.



Đọc bài "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gì trước 30.4?" tôi cứ tưởng có tin gì mới về hoạt động của TBT Trọng nhân dịp kỉ niệm ngày “non sông nối liền một dảisắp đến,  hóa ra nội dung của bài báo không phải vậy.

 Mục đích của bài báo là “Suốt những năm chiến tranh và đất nước bị chia cắt cho đến ngày 30.4.1975 non sông nối liền một dải, thế hệ lãnh đạo Việt Nam bây giờ, ngày ấy làm gì? Chúng ta chỉ nhìn thấy họ của ngày hôm nay khi gánh trên mình những trọng trách quan trọng của đất nước, nhưng không hẳn ai cũng biết tường tận về tuổi trẻ, về thời học sinh, sinh viên của họ. Và những “bí ẩn” hấp dẫn đó sẽ được hé lộ trong từng bài viết, với những mẩu chuyện nhỏ về mỗi người. Bài một dưới đây sẽ nói về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm gì trước ngày 30.4?”

Vậy chúng ta hãy xem bài báo thứ nhất này “hé lộ” những “bí ẩn” gì để chúng ta “biết tường tận”  về tuổi trẻ, về thời học sinh, sinh viên của ông TBT Nguyễn Phú Trọng?

Tuổi thơ hiếu học

+  Trọng là con út trong gia đình có 4 anh chị em, đồng chí tuy có dáng người nhỏ bé, nhưng đôi mắt thì lại sáng lạ thường”.

-         - Sáng lạ thường” nên TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước Quốc hội mới thấy: "Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".


+ “Lên lớp 4 ông phải đi học xa, vì hai xã mới có một lớp. Trời rét cắt da cắt thịt cũng chỉ vài manh áo mỏng, đi chân đất, phải đốt than bỏ vào ống bơ để sưởi ấm dọc đường. Được cái ông sáng dạ nên năm nào cũng đứng dẫn đầu lớp".

-        -  Tính đến ngày hôm nay, khi ông Trọng là TBT, đã gần 60 năm kể từ ngày trò Trọng học lớp 4 và hơn 50 năm khi trò Trọng học lớp 10, vẫn còn biết bao học sinh  đang phải vất vã leo đèo, lội suối, đu dây qua sông … để đến trường. Chúng còn vất vã, đói ăn hơn trò Trọng ngày ấy nhiều. Trong số đó có biết bao nhiêu học sinh có bố mẹ vẫn đang vất vã, bươn chãi mưu sinh cho con cái ăn học, khi ruộng đất đã không còn, có những người cha người mẹ phải bỏ quê lên thành phố làm thuê, bơm vá xe, ở ống cống, màn trời chiếu đất … vì lo cho tương lai các con mình.

-       - Trò Trọng “giỏi nhất lớp” cũng dễ hiểu vì khi ấy cậu bé nhất lớp, gần đúng tuổi đi học nhất, còn các trò khác đều đã khá lớn tuổi, lớp trưởng Duy còn bằng tuổi cô giáo. Sự “học giỏi” của trò Trọng cũng chỉ là trong một lớp có 48 học trò "lam lũ đủ mọi lứa tuổi", đủ mọi thành phần; hay giỏi văn cũng chỉ đến như vậy... Thời chúng tôi đi học (sau trò Trọng có một vài năm) có biết bao bạn bè tôi còn học giỏi hơn trò Trọng ngày ấy nhiều, họ là học sinh giỏi toàn trường, đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đủ điểm đi học nước ngoài nữa…

Tuổi đôi mươi nhiệt huyết

 +  Trong năm 1967, ông được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam
 + Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh Kinh tế chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

+ Mùa xuân năm 1975, Nguyễn Phú Trọng lại được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô.

 Hết nội dung "trước ngày 30.4" về ông TBT Nguyễn Phú Trọng.

 Bài rất dài nhưng thành tích của ông Trọng có vẻ không có gì để nói thêm, mà phần lớn chỉ đưa tình hình chiến cuộc ác liệt của đất nước cho đến 17/02/1979, đối lập với sự an nhàn trên "con đường đèn sách" của ông Trọng. 

 Cuối cùng tác giả bài báo kết luận: "Trải dài từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay”(30.4.1975), cuộc đời của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với con đường đèn sách. Nhưng không vì thế mà ông lơ là thế sự, vẫn một niềm trăn trở rằng đã gần 40 năm ngày đất nước thống nhất nhưng lòng người vẫn còn chưa ngăn cách bên này bên kia."

Tưởng ca ngợi ông Trọng, hóa ra người đọc hiểu, rằng như rất nhiều người khác, trước 30/4/1975 ổng chẳng có "tham gia cách mạng” gì, chỉ "gắn liền với con đường đèn sách", rằng suốt 40 năm qua ông Trọng vẫn trăn trở vì "lòng người vẫn còn CHƯA ngăn cách bên này bên kia". Thế hóa ra khi “lòng người  vẫn còn ngăn cách bên này bên kia" thì ông Trọng mới hết trăn trở sao?

Khen mà không khéo hóa ra thành chê khéo chăng?

Chúng ta hãy chờ những bài báo tiếp theo "để biết tường tận về tuổi trẻ, về thời học sinh, sinh viên của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Quốc hội ... Và những “bí ẩn” hấp dẫn đó sẽ được hé lộ trong từng bài viết, với những mẩu chuyện nhỏ về mỗi người".

Nguyen Hong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét