Báo Công an Nhân
dân đưa tin: Á khôi lại bị bắt quả tang lần 2 vì bán dâm nghìn đô. Vậy
trong một xã hội "thuần phong mĩ tục" như hiện nay, khi quan chức
tham nhũng trăm, nghìn tỉ, cuỗm một đống rồi biến, khi người dân xúm vào cướp
bia, cướp hàng của lái xe gặp nạn, cầm dao hồ hởi nhiệt tình "giúp"
chủ trâu xẻ thịt con trâu gặp tai nạn giao thông và "tự giác" mang thịt
về nhà mình để có được bữa thịt miễn phí thì việc bán dâm đang đứng ở đâu trong
cái thang đo "thuần phong mĩ tục ấy"?
Có
thể các nhà báo, phóng viên và nhiều người đạo đức
long lanh đang gào lên các cô gái bán dâm là hạ thấp nhân phẩm của chính cô ta
khi mang tấm thân để kiếm tiến, hoạt động ấy sẽ làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội,
sẽ làm đàn ông hư hỏng, ảnh hưởng kinh tế gia đình, làm hoen ố đi "thuần
phong mĩ tục", tới truyền thống văn hoá rực rỡ của dân tộc. Vậy những sự phẫn
nộ đúng ở điểm nào?
1.
Đạo đức xã hội? Tôi nghĩ nếu những cô gái có bán thân, phải hy sinh nhân phẩm
thì đấy là nhân phẩm của cô ta, cô ta không đứng ra rao giảng việc làm ấy là
đáng tự hào, cho nên việc ảnh hưởng đạo đức xã hội là không có. Đấy là thoả thuận
của những cô gái với những người mua dâm.
2.
Làm đàn ông hư hỏng, ảnh hưởng kinh tế gia đình. Khi đàn ông hư hỏng thì đấy là
vấn đề của đàn ông không phải do các cô gái. Cũng như quan chức tham nhũng
không phải do ai khác mà do chính sự tham lam, quan niệm về danh dự, nhân phẩm
của họ bị thối rữa. Còn ảnh hưởng tới kinh tế gia đình thì cũng không phải.
Không người lao động nào ném ra mấy chục triệu để làm việc ấy. Đấy là đồng tiền
ăn cắp, ăn cướp được hay của đại gia dư tiền.
Trong
một xã hội rau, thịt bẩn, đồ giả người giả nhan nhản, đến lý tưởng cũng là đồ đểu
thì thứ họ bán lại là thật, rất thật. Hơn nữa, họ bán thứ họ sở hữu chứ không
bán thứ họ ăn cắp.
Một xã hội đang ngủ mê thì lại thích quan trọng hoá những thứ không có gì nhưng lại nhắm mắt trước những điều thực sự đáng lên án.
Mỗi
khi đọc một bài báo dạng này, tôi chỉ thấy lợm giọng về sự đạo đức giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét