Polonium-210
Do con người không thể
phát hiện chất phóng xạ Polonium bằng thiết bị kiểm tra phóng xạ chuyên dụng
nên các sát thủ mang theo nó có thể lọt qua các rào chắn an ninh nghiêm ngặt nhất
để ám sát những nhân vật cấp cao.
Các chuyên gia Thụy Sỹ điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết
của Tổng thống Palestine Yasser Arafat tìm thấy một lượng lớn chất độc phóng xạ
Polonium-210 trên quần, áo của nhà lãnh đạo quá cố. Thậm chí họ còn thấy chất
phóng xạ này trên bàn chải đánh răng và khăn trùm đầu mà ông Arafat thường sử dụng.
Người dân tới viếng mộ nhà lãnh đạo Yasser Arafat tại Bờ Tây
năm 2004. Ảnh: CNN.
Trên thực tế, Polonium-210 không phải chất phóng xạ phát ra
các hạt gamma, loại hạt có thể xuyên qua
những bức tường cực dày. Khi phân rã, chất này giải phóng các tia alpha, loại
tia hoàn toàn không thể xuyên qua bất kỳ thứ gì, kể cả một tờ giấy mỏng. Tuy
nhiên, hạt alpha rất nguy hiểm bởi nó di chuyển ở khoảng cách ngắn nhưng lại có
năng lượng lớn.
Nếu Polonium-210 thâm nhập vào cơ thể và phân rã, các hạt
alpha sẽ liên tục bắn phá các tế bào, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội
tạng và mô của cơ thể, khiến người bị nhiễm độc gần như vô phương cứu chữa. Chất
phóng xạ này nguy hiểm tới mức chỉ 1 gram cũng đủ cướp đi mạng sống của 1 con
người.
Dù là chất kịch độc nhưng Polonium-210 hoàn toàn không thể
xuyên qua da người. Nó chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở
miệng. Ngoài ra, bầu không khí nhiễm Polonium-210 cũng là một trong những cách
giúp chất phóng xạ là thâm nhập vào sâu trong cơ thể.
Giáo sư Cham Dallas - chuyên gia chất độc tại Viện chăm sóc
sức khỏe Đại học Georgia, Mỹ - cho biết: “Polonium-210 gây hại tùy vào liều lượng,
giống các loại chất độc hóa học thông thường khác. Nếu nạn nhân nhiễm lượng
Polonium-210 lớn, cái chết sẽ ập đến nhanh hơn. Triệu chứng của nạn nhân nhiễm
độc phóng xạ Polonium-210 giống với nạn nhân ung thư giai đoạn cuối”.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia
Argonne của Mỹ, nếu nạn nhân nuốt phải Polonium-210, cơ thể sẽ đào thải khoảng
50 đến 90% độc tố theo đương tiêu hóa. Phần còn lại sẽ thẩm thấu vào trong máu
và lan đi khắp cơ thể. Khoảng 45% sẽ đọng ở lá lách, thận và gan trong khi 10 %
đọng lại ở tủy xương.
Khi các hạt alpha bắn phá gan, thận và tủy sống, nạn nhân sẽ
cảm thấy buồn nôn và đau đầu khủng khiếp. Nạn nhân sẽ nôn, tiêu chảy và rụng
tóc. Vài tuần hay thậm chí vài ngày sau khi Polonium-210 phát huy tác dụng, nạn
nhân sẽ tử vong.
Theo giáo sư Dallas, chúng ta hoàn toàn không có cách chữa
trị đối với người nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 ở mức độ nặng. Các nhà khoa học
thử nghiệm đang thử nghiệm một số biện pháp điều trị, nhưng Cục quản lý dược phẩm
Mỹ vẫn chưa phê chuẩn các biện pháp ấy.
Dù Polonium-210 là một trong những chất nguy hiểm nhất song
rất ít người có thể tiếp cận nó. Là chất phóng xạ hiếm tồn tại bên ngoài tự
nhiên, Phần lớn Polonium-210 ra đời trong các lò phản ứng hạt nhân. Ở thời điểm
hiện tại, chỉ các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Israel, Trung Quốc
có đủ khả năng sở hữu loại chất độc này.
1. Ông Alexander Litvinenko từng là
một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Liên Bang (FSB), tức hậu thân của cơ quan an
ninh tình báo cảnh sát mật vụ KGB của Liên Xô trước đây. Trong những năm tháng
phục vụ trong ngành, ông dần dần thức tỉnh trước những hành vi phi pháp và dã
man của cấp trên.
Vào ngày 1/11/2006, ông Livitnenko
bất chợt ngã bệnh và phải nhập viện. Bác sĩ khám nghiệm kết luận ông bị đầu độc
với chất phóng xạ polonium-210. Alexander Livitnenko qua đời 3 tuần sau đó!
Cái chết của Litvinenko đã được
truyền thông khắp thế giới loan tải vào lúc đó. Cuộc điều tra của chính phủ Anh
về nguyên do dẫn đến cái chết của Litvinenko đã đưa đến những căng thẳng trầm
trọng giữa Anh Quốc và Nga. Anh Quốc quả quyết rằng họ chắc chắn 100% đã biết
ai là người đã đầu độc Litvinenko, ở đâu và bằng cách nào, nhưng không công bố
các bằng chứng để bảo vệ các nguồn tình báo của họ.
Theo chính phủ Anh, thủ phạm đầu độc
ông Litvinenko là cựu công an Andrey Lugovoy, hiện vẫn sống ở Nga và được chính
phủ Nga cấp cho quy chế miễn truy tố. Cha của ông Litvinenko còn cho biết 2 kẻ
tòng phạm là Boris Berezovsky và Alexander Goldfarb. Cách thức đầu độc là lén bỏ
một lượng chất phóng xạ rất nhỏ vào nước uống của nạn nhân.
2. Việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh
bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông
Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được “bạn” chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống
và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ.
Từ khi đó, sức khỏe ông xuống dốc.
Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu. Vào đầu tháng 5-2014 đã
được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán “rối loạn sinh tủy”. Tháng 6 và
tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ.
Ngày 9 tháng 1 năm 2015 ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng
sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng.
Trên thế giới, cũng có rất nhiều nhân vật bị ám sát bởi nhiễm phóng xạ. Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ. Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính “ưu việt” của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
P/s: St từ nguồn mở
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét