Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Hội nghị Thành Đô: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả


Bài viết đánh giá khá chuẩn xác về sai lầm dại dột của Đảng CSVN trong vụ Nguyễn Văn Linh cơ hội thiển cận "Gửi trứng cho ác", bưng dân tộc Việt Nam đặt vào bàn tay của bọn kẻ cướp Trung Quốc. Thời Thứ trưởng Trần Quang Cơ còn sống, tôi và Vĩnh Quang Lê hay đến nhà ông ở Cửa Nam chơi, ông tâm sự nhiều về những bất đồng lớn của mình trong vụ Thành Đô. Ông cũng có một hồi ký về vụ này. Bây giờ dân tộc và nhân dân đau khổ trăm bề vì đám lãnh đạo tay sai Tàu đời mới gian manh hơn, tham lam hơn và đểu cáng hơn, chúng nắm cả guồng máy tổ chức nên không chỉ bán hết tài nguyên rẻ mạt cho Tàu, mà còn bày trò Đặc khu để nhượng địa hợp pháp như các ĐBQH đã vạch trần tâm địa chúng. Có thể nói, với Thành Đô, kẻ cơ hội Nguyễn Văn Linh đã đưa dân tộc vào cửa tử, càng ngày càng bế tắc, cụt đường, không thấy lối ra. Đám lãnh đạo non nớt, hèn yếu, thực dụng, tham lam và hai mặt hiện nay thì có tâm lý "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Đau đớn thay cho dân tộc Việt Nam trong cảnh ngộ bị bắt cóc bởi một lũ lâu la hạng bét của bọn giặc Tàu. Nhưng với tất cả những thông tin nắm được từ nhiều nguồn, tôi khẳng định rằng không có lộ trình sát nhập Việt Nam như những đồn đoán dựa trên các hành xử ỡm ờ, đĩ điếm và hèn hạ của Đảng CSVN với giặc Tàu vẫn thấy lâu nay.
***
Dương Danh Dy
1/ Nguyên nhân 
Nguyên nhân từ phía Việt Nam:
Người lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.
Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

CHÚT ÂN TÌNH TIỄN MỘT NGƯỜI ANH


(Gửi theo anh Trần Đại Quang, ngày anh về với cát bụi ở quê nhà)
Tết Dương lịch 2011, nhân gọi chúc năm mới nhau, một ông anh làm trên Trung ương nhắn: “Nếu có số điện thoại lạ gọi đến, em nhớ cầm máy và nói chuyện lễ độ chút nhé. Có chuyện quan trọng đấy”. Tôi nghe và cười: “Dạ! Thường dân gọi đến cũng quan trọng. Anh đừng lo, em có phải vua quan gì đâu mà dám không lễ độ”.
Nhưng cũng phải hai tuần sau, cuộc gọi lạ mới đến. Giọng từ tốn, ấm: “Anh Trần Đại Quang đây. Anh có việc muốn gặp em. Mọi việc anh X (ông anh gọi tôi từ trước - NV) sẽ sắp xếp. Em ra Hà Nội nhé.”

Chuyện Thủ Thiêm (kỳ 2)


Hãy khóc cho người dân Thủ Thiêm. Họ mới chính là người đáng được thương nhất, dành nước mắt nhất. Họ chết mà chưa được sống.

Bài thứ 29 (cho những ai chưa đọc): Chuyện Thủ Thiêm (kỳ 2)
Một vùng đất nghèo khó và khá yên bình như Thủ Thiêm (Sài Gòn) sẽ cứ lặng lặng cựa mình chuyển đổi dần nếu nó không mắc phải cái nghiệp. Nghiệp không tránh khỏi bởi nằm sát nách nội ô Sài Gòn, nơi đô thành hiện đại, hoành tráng, sôi động bậc nhất nước. Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chưa đủ thành nghiệp chướng, chưa bị nghiệp hành, bằng chứng là suốt trăm năm trải qua thời Pháp, thời Mỹ - Việt Nam cộng hòa (một thời gian dài vẫn bị chính quyền mới gọi là "ngụy"), nó vẫn cứ khá bình yên, lầm lụi với những phận đời thương khó, với nhà thấp nhỏ lè tè ẩn sau sắc xanh mênh mông của ngút ngàn dừa nước, ô rô, bần đước.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ?


Học tập và làm theo...
Người chết thì đã chết rồi, tôi không nhắc nữa, cứ để thiên hạ "cái quan định luận" (luận bàn sau khi đóng nắp quan tài). Nhưng tôi nói tới người sống. Tôi rất thất vọng về ông Nguyễn Phú Trọng. Ông là người cầm đầu, có tiếng nói quyết định mà ông làm ngược di chúc của cụ Hồ, trong khi lúc nào ông và đồng chí của ông cũng hô hào phải học cụ, noi gương cụ. 
Cụ viết: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân". 
Kể từ ông Lê Duẩn trở về sau, các ông có truyền thống làm sai lời cụ, cụ nói một đằng, các ông làm một nẻo. Không thể tin các ông được nữa.
Tôi gửi ông trang di cảo của cụ, để ông xem tôi nói có đúng không. 
Nguyễn Thông 
                                ***
Chúng tôi ở Miền Nam không biết gì ngày 3/9/1969, nay đổi thành ngày 2/9. Sau 30/4/1975 chúng tôi mới nghe kể rằng, cả Miền Bắc đã tiếc thương chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông đi xa.
Căn cứ vào những dòng trạng thái trên Facebook thì tình cảm cư dân mạng dành cho chủ tịch Trần Đại Quang khi ông trút hơi thở cuối cùng kém xa, thậm chí có thể nói là trái ngược với tình cảm nhân dân Miền Bắc dành cho cố chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Án văn (kỳ 6)


Thời tôi sống, tôi được chứng kiến, được nghe, được biết thêm khá nhiều vụ án văn khác, xuất phát từ bàn tay sắt của đảng, mà cụ thể là các ông Trường Chinh, Tố Hữu, Hà Xuân Trường, Như Phong…, những đao phủ văn nghệ.
Chả mấy ai không biết cuộc đời lận đận của ông Hà Minh Tuân, tác giả mấy cuốn tiểu thuyết “có vấn đề” (nhà cai trị thường gọi như vậy). Ông Tuân từng tham gia cách mạng và quân đội rất sớm, hàm đại tá, năm 1954 đã leo đến chức Trưởng phòng Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị (ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Chủ nhiệm tổng cục này). Có máu văn nghệ, lại lãng mạn, ông Tuân viết liền mấy cuốn tiểu thuyết "Trong lòng Hà Nội", "Hai trận tuyến", "Vào đời", cuốn nào bạn đọc cũng thích nhưng đảng không thích. Những cuốn này bị quân ông Tố Hữu đập tơi tả, chê mất lập trường cách mạng, không phân biệt được ta và địch, ủy mị, yếu đuối, đồi trụy trai gái. Cứ sau khi sách ra lại có lệnh thu hồi. Ông Tuân bị lên bờ xuống ruộng, bị cách chức, chuyển qua làm hết việc này đến việc khác (thời ấy đại tá to lắm nên không dễ gì lôi ra tòa), nhưng đời văn tàn luôn.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Chuyện Thủ Thiêm (kỳ 1)

Bến phà Thủ Thiêm nối quận 1 và quận 2

Xã hội đang nóng lại "vụ Thủ Thiêm", phen này ối anh toi. Vậy tôi pốt (post, đưa lên) lại bài này.
Bài thứ 28 (cho những ai chưa đọc): Chuyện Thủ Thiêm (kỳ 1)
Thủ Thiêm
Có lẽ tra trên Gu gồ thời điểm này, Thủ Thiêm là từ nóng sốt nhất. Nóng cháy mạng.
Thằng con tôi bình luận toàn dân đang quan tâm đến những gì đã và đang xảy ra ở Thủ Thiêm. Giống như người ta từng hồi hộp, lo âu, buồn đau theo dõi những thứ diễn ra ở tỉnh Thái Bình năm 1997, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2012, Dương Nội Hà Đông năm 2013, Văn Giang Hưng Yên năm 2014, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội năm 2017... Những trang sử viết bằng đất thấm máu và nước mắt người dân cứ nối ngày một dày, không biết bao giờ mới chấm dứt. Tất cả đều xảy ra dưới chính thể treo câu slogan “của dân, vì dân, cho dân, do dân” được cả bộ máy cai trị tụng niệm hằng ngày. Đổ bao nhiêu xương máu cốt xóa được một đồng Nọc Nạn (thời Pháp) nhưng sau đó lại sinh ra muôn nghìn đồng Nọc Nạn khác (thời cộng sản xã hội chủ nghĩa).

Án văn (kỳ 5)


Bài thứ 27 (cho những ai chưa đọc, có bổ sung): Án văn (kỳ 5)
Qua 4 kỳ trước, tôi đã lược lại những vụ án văn nổi cộm trong đời sống văn nghệ lẫn đời sống xã hội xứ này, như Nhân văn giai phẩm (nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng bị đi tù, cải tạo, tước quyền sống, quyền sáng tác), Việt Phương với "Cửa mở", Hoàng Cát với "Cây táo ông Lành", Hữu Loan với "Màu tím hoa sim", Quang Dũng với "Tây tiến", Bùi Ngọc Tấn với "Chuyện kể năm 2000"… Đương nhiên văn nghệ sĩ là nạn nhân, chỉ bởi vì họ là những con người cương trực, thẳng thắn, tôn trọng quyền tự do sáng tác, không chịu khép mình vào thứ văn nghệ phục vụ chính trị thô thiển; còn thủ phạm không phải ai khác chính là nhà cầm quyền. Lúc nào miệng họ cũng nói quyền tự do cho văn nghệ sĩ nhưng tay thì chỉ nhăm nhăm chụp vòng kim cô chính trị lên đầu đám sáng tác, anh nào cố tình chạy trốn, thoát ra khỏi sự trói buộc sẽ bị pháp luật (cũng của họ) trừng trị.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

'Sói già' Trump có đang áp đảo ông Tập Cận Bình?

Trung Quốc đang cố giải mã 'nụ cười Trump'

Tôi quen anh bạn người Giang Tô trong một lần đến giảng tại trường cũ là Goldsmiths College, University of London.
Chen Zhiqun (Trần Chí Quân) học một năm lấy bằng thạc sỹ ngành global communications ở Anh rồi về nước làm việc.
Nay anh quay lại cùng làn sóng bành trướng sang châu Âu của truyền thông Trung Quốc, và làm sub-editor cho một trang tin song ngữ Anh-Hoa.
Gặp lại nhau, chúng tôi chia sẻ chuyện trường cũ rồi tất nhiên là không thể tránh khỏi nói về cuộc thương chiến Mỹ - Trung.

Chúng ta đang ở phương án 2

Sang chuyện thương chiến, Chen bảo tôi, ngay từ khi Trump bắt đầu đe dọa đánh thuế, các học giả Trung Quốc đã dự báo ba phương án (scenario):
-Một là Trung Quốc thủ thúc, không đáp trảcố bảo vệ đồng nhân dân tệ và mạng lưới xuất khẩu;
-Hai là Trung Quốc sẽ đáp trả vừa phải, chờ xem có cách nào tốt hơn, tốt nhất là 'vừa đàm vừa đánh';
-Ba là hai bên đánh nhau bằng kinh tế tới cùng (all-out war);
Vào lúc tôi và Chen nói chuyện thì phương án một coi như không còn vì Trung Quốc đã đáp trả bằng vài chục tỷ USD thuế quan lên hàng Trung Quốc.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

CÁO LÚNG TÚNG ĐỂ LÓ ĐUÔI CHỒN ?


Cuối năm 1979, Đặng Tiểu Bình bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Từ Washington trở về, họ Đặng ghé thăm Tokyo. Nơi đây cáo chúa đã ra lệnh dạy cho VN một bài học. Ngay lập tức máu của chiến sĩ, của nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đổ ra lai láng để ngăn chặn bọn cáo xâm lược.
Năm ngoái, đúng ngày tang thương này, bên kia biên giới, tướng giặc Lương Á Châu đã nói huỵch toẹt một cách sống sượng rằng, (đại ý) Lãnh tụ vĩ đại Đặng Tiểu Bình rất sáng suốt khi quyết định dạy cho VN một bài học, vì nhờ đó vốn đầu tư Mỹ và phương tây ồ ạt tràn vào TQ, biến TQ từ một nước nghèo thành một cường quốc như ngày nay.
Nghĩa là cáo chúa hãm hại đồng chí VN để được Phương tây thừa nhận cáo đã thành "người tử tế", cho cáo cùng chung sống hòa bình.

Án văn (kỳ 4)

Nhà thơ Hoàng Cát. Ảnh: Thanh Thuận

Năm 1974, đám sinh viên Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội chúng tôi nghe xôn xao chuyện ông Tố Hữu đang giận lắm, có tay thương binh Hoàng Cát nào đó, được ông Xuân Diệu nhận làm em nuôi, viết truyện ngắn Cây táo ông Lành đăng trên báo Văn nghệ. Đã Lành lại còn táo, rõ là bóng gió xỏ xiên (chả bởi ông Tố Hữu tên Lành, vườn nhà ông có cây táo “cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt”, “xuân về táo rụng nhớ đàn em”, ông bạn tôi bảo táo rụng mới nhớ chứ táo trên cành thì còn khướt mới tới lượt các cháu). Anh Bùi Trọng Cường học cùng lớp với tôi có quan hệ rộng trong đám bạn văn nghệ, mò sang trường sư phạm bên Cầu Giấy hỏi mấy tay "bợm" thi sĩ Bùi Quang Thanh, Trần Hòa Bình, lần kiếm ra được số báo ấy, cho tôi mượn xem.
Tôi còn nhớ như in đó là một truyện ngắn, in trên trang thiếu nhi nhân ngày 1.6, cũng ngắn thôi, dàn chữ lấn từ trang trái sang trang phải, ở phía trên. Đọc thấy cũng bình thường, nhẹ nhàng, nhân văn, mang cái nhìn của một người yêu trẻ thơ. Đùng một cái, chả biết lệnh miệng từ ông nào (thời ấy nhiều ông có quyền ra lệnh lắm, họ là tướng quân trong bóng tối, như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng…), anh thương binh cụt chân Hoàng Cát bị đánh tơi tả. Ghê nhất là tạp chí Học Tập (sau này đổi thành tạp chí Cộng Sản, nơi ông Nguyễn Phú Trọng có thời là Tổng biên tập) nã đại bác vào thành trì thứ văn nghệ mà họ gọi là rác rưởi. Ông bạn tôi, thầy giáo Nguyễn Văn Vy (nay đã ra người thiên cổ), một “fan” của Hoàng Cát, hồi còn dạy ở Trường dự bị đại học TP.HCM có lần bảo “văn chương xứ mình nhiều chuyện kỳ cục nhố nhăng, có những vụ án văn nghệ, chẳng hạn vụ Cây táo ông Lành không ai biết xuất phát từ đâu, không nguyên cáo, không xét xử, không chủ mưu, không thủ phạm, mọi thứ rất mơ hồ, chỉ có bị cáo là thật bỗng dưng lăn ra chết như giặc”. Thời ấy người ta truyền cho nhau câu đối “Hoàng Cát không làm gì hung/Anh Lành chớ gây điều dữ”, cũng có câu “Hoàng Cát, cát mà chẳng lành/Anh Lành, lành nhưng rất độc”. Chả là trong từ Hán Việt, cát có nghĩa là tốt, lành; đối lập với cát là hung, hung nghĩa là dữ, ác, tợn.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

DONALD TRUMP, VÁN CỜ TRIỀU TIÊN, ĐƯỢC VÀ MẤT?



Nếu lúc này tôi khen ông Trump thì cũng chẳng có chút ý nghĩa gì với ông ấy, bởi một con buôn lão luyện đi làm chính trị thì cái đích hướng đến là lợi nhuận cụ thể chứ không bị lôi cuốn vào chuyện thị phi hơn thua lời nói để hỏng việc lớn.
Vậy Trump được gì và mất gì trong cuộc khủng hoảng TRIỀU TIÊN?
Chẳng mất gì cả ngoài chuyện thị phi đàm tiếu Trump bốc phét, nói đao to búa lớn mà chẳng dám ra tay khi Kim Jong Un hết lần này đến lượt khác khiêu khích thóa mạ, thậm chí đòi xóa sổ nước Mỹ. Nhưng nghĩ cho cùng nếu lời dọa của Triều Tiên thật sự đáng sợ thì Trump đã trả lời bằng sao băng tomahawk rồi chứ không phải đánh giặc mồm. Nhưng nếu lời dọa của heo Ủn chỉ có giá trị như chó sủa ma thì việc gì phải vội để hỏng việc lớn?
Vậy việc lớn là việc gì?

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Án văn (kỳ 3)

nhà thơ Hữu Loan
Thế hệ 5X chúng tôi, chả mấy ai không biết những vụ án văn liên quan đến Hữu Loan, Quang Dũng. Hai ông nhà thơ này là cái gai trong mắt nhà cai trị. Nào có tội tình chi, chỉ đem cái tình cảm chân thật, riêng tư vào thơ. Dính tí Nhân văn giai phẩm, thế là toi. Ông Hữu Loan viết "Màu tím hoa sim", ông Quang Dũng viết "Tây tiến", nhiều người đọc khen hay, nhưng các quan lãnh đạo tuyên huấn, văn nghệ thì bảo không hay, thậm chí độc hại. Theo quan, phải trừng trị. Đã không viết về thời đại anh hùng, cuộc sống anh hùng, con người anh hùng, khí thế cách mạng, đã không chịu ca ngợi đảng, bác mà lại còn ủy mị, sướt mướt, bi lụy, riêng tư, cá nhân, gây mất sức chiến đấu… thì cứ phải dẹp. Phải ngon, ngoan ngoãn như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi… thì mới cho vào sách giáo khoa được. Như đã viết, sách giáo khoa môn văn, từ cấp 2 đến hết cấp 3, ngồi chễm trệ chiếu trên là thơ ông Tố Hữu, và tất nhiên luôn phải có thơ văn Hồ Chí Minh ở hàng đầu (dù thơ không hay), sau đó là thơ văn của những ông “ngoan”. Học sinh, sinh viên tha hồ học thơ, ngâm thơ, làm bài thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi về thơ Tố Hữu và thơ của những ông ngoan kia, còn đám Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán… là cấm tiệt, không cho bén mảng vào sách, nếu có nhắc tới thì cũng chỉ dăm ba dòng trong bài khái quát với lời chê bai, chửi bới, phê phán kịch liệt. Cho chừa cái thói không đi theo đường lối văn nghệ của đảng. 

CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ


BÀI VIẾT CỦA BÁC SĨ LÊ BÁ VẬN, MỘT VỊ THẦY AM TƯỜNG NHIỀU NGOẠI NGỮ: ANH, PHÁP, ĐỨC, NGA, HOA, THÁI...
-------

Lê Bá Vận
Chữ quốc ngữ được ký tự theo bảng chữ cái Latin.
I) Bảng Chữ Cái Latin.
Bảng chữ cái (alphabet) Latin gồm 26 chữ cái: abcde...vwxyz được đa số rộng rãi nhiều nước sử dụng như Anh/Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ...
Mỗi chữ cái là ký tự của một âm vị (đơn vị âm, phoneme), abcde...vwxyz.
Điều xảo diệu của bảng chữ cái Latin là với một số lượng chữ cái giới hạn, đã tập hợp chúng hợp lý để tạo ra nhiều âm vị hơn, đáp ứng nhu cầu mỗi ngôn ngữ.
Ví dụ tiếng Anh có các ký tự kép: “br, ch, cr, dr, sch, fr, gl, gr, kr ... pl, phr, ps, sp, str, sw, tw, wh”, phong phú, mỹ quan, hoặc nguyên âm đôi như là “oo” đọc là “u” (moon=trăng)...
II) Phát Âm và Chính Tả.
Chính tả là cách viết chữ được coi là đúng, chuẩn.
Chính tả hoàn hảo là bám sát phát âm; viết đọc dễ dàng nhờ các qui định cụ thể.
Tuy nhiên có 2 điều khiến chính tả không thể luôn bám sát phát âm để được toàn hảo.
1)Phương âm.
Người miền Bắc phát âm là “Lê Văn Chương” để chỉ nhà văn Lê Văn Trương.
Người miền Trung và Nam phát âm là “Tiếng quâng ca” để chỉ bài Tiến quân ca.
2)Đồng âm.
Người Việt phát âm “dày” nhưng viết có thể là dày (mỏng) hoặc giày (dép).
Người Anh: “see” (thấy) và “sea” (biển) đều đọc là “xi”.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Án văn (kỳ 2)

Một số tác gia danh tiếng của phong trào 
Nhân Văn Giai Phẩm.

Hôm trước trong bài Án văn phần 1, nhân nhắc lại vụ án văn nghệ kinh thiên động địa Nhân văn giai phẩm, tôi lục tìm đống sách trong tủ sách nhà mình tòi ra mấy cuốn đáng giá, giấy đã ố vàng theo thời gian, “quý” nhất là cuốn “Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa” của ông Tố Hữu. Quý ở chỗ muốn nói thì phải có sách, mách có chứng, kẻo ai đó lại bảo mình phịa. Lẩn mẩn giở đọc mấy bài, cứ giật thon thót. Giời ạ, làm sao mà ngày xưa người ta lại có thể tung hô bốc lên tận mây xanh được cái giọng điệu đao phủ, phát xít, côn đồ như vậy. Rồi tặc lưỡi, với ông trùm - chánh mật thám, phòng nhì, nhà đoan, kiểm duyệt văn nghệ Tố Hữu ấy, không tung không hô thì chỉ có nước đi tù. 

Lạ ở chỗ, khá nhiều vụ án văn nghệ có dính dáng, liên quan tới ông Lành (Tố Hữu) nhưng về sau người ta cố gắng chiêu tuyết cho ổng, thậm chí bảo ông không có lỗi, không can dự gì vào những số phận bị vùi dập, chẳng hạn với Phùng Quán (cháu họ ông, gọi ông bằng cậu), Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang (nhóm Nhân văn giai phẩm), Hữu Loan (vụ Màu tím hoa sim), Lưu Quang Vũ (vụ ra khỏi quân ngũ), Hoàng Cát (vụ Cây táo ông Lành), Phạm Tiến Duật (vụ Vòng trắng), Việt Phương (vụ Cửa mở)… Người ta biện hộ, nếu muốn quy trách nhiệm cho ông Tố Hữu thì phải có chứng cứ, văn bản, lệnh của ông. Có những bài bênh ông còn viết rằng ông rất quý Phùng Quán, ông tình cảm với Hoàng Cát, ông khen Việt Phương…, thế mà cứ đổ vấy cho ông, v.v.. Xin nhớ rằng, trong bộ máy cai trị này, chả riêng trong lĩnh vực văn nghệ, lệnh miệng nhiều khi còn ghê hơn lệnh giấy. Không vừa ý cái gì, người ra lệnh chỉ lạnh nhạt nói vài ba câu, cấp dưới cứ thế mà quắn đít thực hiện. Cấm cãi. Bố đứa nào dám cãi. Ông Phạm Tuyên viết nhạc, công lao với cách mạng ít ai bằng, nhưng mấy lần nhà nước xét giải thưởng Hồ Chí Minh đều trượt, biết đâu có “ngài to to” nào đó thủng thẳng buông một câu “ông ta là con Phạm Quỳnh, cần phải thận trọng, xem xét cho kỹ” thì danh sách đóng lại cái rụp. Xứ này, biết bao người, trong đó có văn nghệ sĩ, chết bởi những câu vu vơ kiểu vậy.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

LUẬN VỀ CHỮ GIAO


Mấy hôm nay xôn xao cô Á hậu bán dâm với số tiền khủng cho một lần đi. Chuyện đấy tui không quan tâm vì thân thể của cô ấy thì cô ấy có quyền sử dụng, cho hay bán là quyển riêng. Luật của ta vẫn còn nhập nhèm chưa rõ về chuyện này. Nhưng từ chuyện ấy mới đẻ ra chuyện để bàn dưới đây, chứ ở không làm gì?
Chuyện là tui có một anh bạn già, hồi xưa học chung trường Đại học, nhưng anh là lớp đàn anh, hơn tui mấy lớp, năm nay anh đã vào hàng U80. Anh là người đặc biệt, từ ngoại hình cho đến tính cách. Hiện anh là một doanh nhân đang đầu tư giáo dục, là chủ một cơ sở rất nổi tiếng của thành phố này. Anh đi nhiều, học được nhiều kiến thức, lắm kinh nghiệm. Cách nói của anh nhiều khi nghe nghịch nhĩ vì anh ưa dùng tiếng Đan Mạch, nhưng rất hợp lý và khó cãi. Nhân cái vụ bán dâm, trong một buổi tiệc rượu, có người hỏi anh thế thì theo anh mấy cô làm gái đó khi ngủ với khách mà chẳng có chút tình cảm nào thì cảm xúc nó ra làm sao?
Anh bạn tui mới luận về chữ GIAO để thay câu trả lời.
Anh bảo:
Trước hết nên định nghĩa thế nào là làm tình trước đã. Tôi là người say mê văn học Trung Hoa, tôi thấy trong văn học Trung Hoa, tuy không có một chương sách riêng định nghĩa về vấn đề này, nhưng mà nó bàng bạc ở nhiều tác phẩm, nhất là trong truyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Theo đó có thể phân chia việc làm tình theo ba cấp độ khác nhau là: giao cấu, giao hợp và giao hoan.

Án văn (kỳ 1)


Nhân chuyện bác Việt Phương, tác giả tập thơ nổi tiếng "Cửa mở" rời cõi nhân sinh hôm 6.5.2017, sực nhớ đến những vụ án văn ở xứ này.
Án văn, nói nôm na là những vụ án liên quan đến văn chương, văn nghệ, nhà thơ nhà văn, văn nghệ sĩ. Có khi nạn nhân chết chỉ do 1 chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết.
Phải công nhận xứ ta nhiều án văn, có những án kinh hoàng, thê thảm, đại bi kịch. Triều Lê Thái Tôn thế kỷ 15, con người bậc nhất của thời đại là Nguyễn Trãi đã chết bởi sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó do một phần từ án văn. Kẻ hoạn quan Lương Đăng được vua tin dùng vốn sẵn từ lâu ghét Nguyễn Trãi nên tìm mọi cớ vùi dập ông. Mỗi điều Nguyễn Ức Trai viết ra đều được Lương "công công" săm soi vạch vòi, Nguyễn có né cách mấy cũng bị quy thành tội.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

XÂY DỰNG MỘT THẾ HỆ DỐI TRÁ


Tranh cãi về những ô vuông, hình tròn trong sách Tiếng Việt Công Nghệ lớp 1 đã khiến người ta quên đi nhiều thứ quan trọng: mục đích cải cách giáo dục và nội dung dối trá, vi hiến của những bài học vỡ lòng bên trong cuốn sách.
TIỀN.
Nhiều ý kiến bảo vệ sáng tạo của Hồ Ngọc Đại vì ông này là Giáo Sư Tiến Sĩ, mất nhiều năm nghiên cứu mới cho ra tác phẩm này, những người cho phép phát hành sách là những lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành... Tất cả chỉ là nguỵ biện!

Còn chờ gì nữa mà không giải tán bộ Giáo dục


Một quốc gia không thể không có bộ Học (hay còn gọi là Giáo dục) để quản lý sự nghiệp dạy dỗ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhưng xứ Việt ta, có bộ Học mà như hiện nay thì cũng như không, thậm chí tệ hơn cả không. Chi bằng cứ giải tán phắt, rồi làm lại từ đầu. Cái sự làm lại ấy, người ta nói chữ là "tái cơ cấu". Tái gì thì tái, chín gì thì chín, cứ giải tán cái đã. Càng để lâu càng ung nhọt, bệnh nó phá vào đến lục phủ ngũ tạng, lúc ấy có giời chữa.
Chả cần ngoái nhìn xa xôi làm chi cho mỏi cổ, xa về những thời lắc lơ mà ông cha đã lập nên Quốc tử giám đào tạo nhân tài, cả thầy đồ lẫn nho sinh được tôn kính trọng vọng như bậc cao nhân, chỉ lần giở gần đây thôi cũng đủ để người đương thời tiếc nuối, xót xa, mủi lòng. Tôi lại nhớ bức thư của cụ Hồ gửi các thầy giáo, cô giáo, học sinh ngày 15.10.1968, lúc cuộc chiến tranh vào thời kỳ ác liệt nhất, gian khổ nhất. Cụ dặn “dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG


Giới thiệu nội dung một comment của độc giả Lê Bình trên trang Facebook của Hoàng Kiền đã bị chủ trang xóa bỏ.
PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG :
Thiếu Tướng về hưu Kien Hoang chính là Tề Thiên Đại Thánh hóa thân !
Mấy hôm nay thiên hạ tròn mắt ngạc nhiên đồn đại rầm rầm vì phát hiện ra ông Thiếu tướng Hoàng Kiền có tài ngang Tề Thiên Đại Thánh !
Không có tài sao khi chỉ là 1 thiếu tướng èng èng nghỉ hưu mà ổng bỗng biến hóa ra cả tòa "Bảo tàng đồng quê" cho tới phủ đệ ,nhà vườn ?!

Thiên hạ cũng lao xao phán:
Cuối cùng thì ông tướng "anh hùng mà không mấy ai biết" cũng lộ mặt tham nhũng. Không tham nhũng quyền lực thì cũng tham nhũng tiền bạc vì dưới dạng nào thì tiền bạc cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Cũng chưa nghe tướng Hoàng Kiền chạy xe ôm hay buôn chổi đót bao giờ !
"Bảo tàng", biệt phủ, nhà vườn xa hoa rực rỡ ấy, tất phần lớn cũng từ những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân cấp cho Quân đội nuôi quân đánh giặc rồi biến hóa ra thế mà thôi !
Có lẽ có tật thì giật mình nên tướng Kiền đã tức khắc đăng đàn giống Thiên Bồng Nguyên Súy Trư Ngộ Năng bỗng nhiên tự thú với Sư Phụ, Sư Huynh về nguồn gốc và lý do có mấy lạng bạc vẫn dấu trong tai (!)
Sau một hồi giảng giải hằm bà lằng về những cái "lý" cho biệt phủ và những công trình kia, để thêm điểm tựa cho sự "chính danh" cái "Bảo tàng" của riêng rất hoành tráng đó, ông Kiền đã tự tin cho thiên hạ biết khi làm "Bảo tàng" của mình, ông đã báo cáo bộ trưởng Quốc Phòng rồi !?

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

VIỆT NAM: AI SIÊU GIÀU AI SIÊU MẠT ?


Báo Plo hôm 6/9 đưa tin hãng nghiên cứu về người siêu giàu trên thế giới WEATH-X vừa xếp VN là nước có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Bangladesh và TQ. Theo tiêu chuẩn của hãng này thì người siêu giàu là người sở hữu ít nhất 30 triệu USD trở lên.
Thông thường, người siêu giàu là nhờ di sản thừa kế tích lũy lâu đời hoặc phát minh ra những sản phẩm có giá trị... Nếu làm giàu nhanh thì nhờ làm ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như cu Mark (Facebook) hay Bill Gates (Microsoft). Nhưng nếu những người làm siêu giàu mà không do làm ra những sản phẩm, những phát minh giá trị, không do cần mẫn tích cóp nhiều năm, nhiều đời ... thì đó là những tên tội phạm trộm cướp, buôn lậu, tham nhũng, cấu kết lợi ích nhóm để bòn rút tài nguyên, xà xẻo công quĩ v.v...

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI


Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên mình vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông nguyện hồn ai” (phải là “nguyện”, chứ không phải “gọi” – như các bản dịch sau 1975, nghe mới “đã” và mới đúng với ý như câu chuyện của tác phẩm Hemingway). Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cõi người ta”.
Cụ Phạm Duy là một bậc tài hoa xuất chúng nữa với các tác phẩm chuyển ngữ lời Việt. Ca khúc “The house of the rising sun” đã được cụ chuyển thành “Chiều vàng dưới mái nhà tranh”. So sánh từng câu từng từ trong các ca khúc chuyển ngữ của thiên tài Phạm Duy, không thể nói gì hơn ngoài sự kính phục tột bậc. Trong Love Story, ca khúc rất phổ biến Sài Gòn thập niên 1970 mà cụ Phạm chuyển ngữ, có những từ được diễn đạt mà chỉ những bậc thượng thừa tiếng Việt mới thể hiện nổi, chẳng hạn “this empty world” thành “cuộc đời vắng ngắt”; hoặc “wild imaginings” thành “mộng huyền mênh mang”...

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

CHỈ CÓ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC: SỰ TỰ DO!

ảnh 1

Mọi bàn cãi về cải cách giáo dục nước nhà đều ít nhiều vô nghĩa nếu giáo dục không được đặt trên nền tảng căn bản: sự tự do. Tư duy giáo dục phải được đặt trên yếu tố cốt lõi là xây dựng nguồn nhân lực vì tương lai quốc gia và chính sách giáo dục phải được thực hiện trên nguyên tắc đó. Giáo dục không thể bị biến thành công cụ phục vụ sự tồn tại của đảng cầm quyền. Điều đó chỉ có thể thực hiện khi mà nhà nước không thò tay vào sự vận hành của bộ máy giáo dục. Thử lấy mô hình Mỹ tham khảo.
Chính phủ liên bang chỉ phác họa chính sách tổng quát và phần hành động và kế hoạch chi tiết luôn thuộc thẩm quyền Bộ Giáo dục (với không đến 4.000 nhân viên-viên chức, là cơ quan ít nhân sự nhất trong 15 bộ của Mỹ, dù ngân sách đứng hàng thứ ba với gần 70 tỷ USD, chỉ sau Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế). Phần mình, các tiểu bang lại có đường hướng riêng mà Bộ Giáo dục gần như không can thiệp. Chức trách Bộ Giáo dục Hoa Kỳ là thực hiện sứ mạng mà họ cho rằng quan trọng nhất: làm thế nào để học sinh học tốt để có thể sẵn sàng giành chiến thắng trong sự cạnh tranh phát triển toàn cầu. Để thực hiện điều đó, tinh thần của chính sách giáo dục Mỹ, trong bất kỳ giai đoạn nào, cũng đặt yếu tố “tự do” làm trọng tâm.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

NGUYÊN NGỌC



Nhà văn "đồng niên" Xuân Sách "vịnh" Nguyên Ngọc:
 "Mấy lần Đất Nước Đứng Lên
 Đứng lâu cũng mỏi cho nên lại nằm
 Hại thay một Mạch Nước Ngầm
 Cuốn trôi Đất Quảng lẫn Rừng Xà Nu".

 Đất Nước Đứng Lên hay Đất Quảng & Rừng Xà Nu đều là tên những tác phẩm của ông, những tráng ca. Nếu như năm 1960, Nguyên Ngọc không viết Mạch Nước Ngầm thì ông đã cứ thế hanh thông trên quan lộ.
Mạch Nước Ngầm được viết sau chuyến đi thực tế ở Khu Gang Thép Thái Nguyên. Gang Thép Thái Nguyên là một mô hình tiêu biểu của miền Bắc thời đi lên XHCN vậy mà Nguyên Ngọc lại sử dụng từ "ngu dốt" để chỉ "nhân vật chính diện". Nguyên Ngọc cũng đã nhìn thấy sự "u ẩn" trong những cán bộ miền Nam tập kết. Ông cho rằng, "Chúng ta vẫn chưa đủ sức dò cho hết những mạch nước ngầm trong lòng đất và cả trong lòng người"[Xuân Cang]. Cùng với Con Nai Đen của Nguyễn Đình Thi, Mùa Đông của Vũ Tú Nam... Mạch Nước Ngầm là một "án treo" cho Nguyên Ngọc.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN LẼ RA KHÔNG NÊN BÀN NỮA


Mời các bạn đọc bài của GSTS Van Hiep Nguyen, ý kiến của GS cũng là tổng hợp ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo vào 1/2018. Bạn nào nói các nhà khoa học, các nhà chuyên môn không có ý kiến gì là chưa chính xác rồi.

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN LẼ RA KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).

Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).

Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

VÌ SAO Ở VIỆT NAM, PHỤ NỮ ĐẤU TRANH BỊ ĐÀN ÁP ÁC LIỆT HƠN?


Có bạn hỏi, tại sao chính quyền đàn áp những phụ nữ bất đồng chính kiến, đấu tranh bảo vệ môi trường, đòi nhân quyền, dân chủ... lại nặng hơn nam giới cùng “tội” tương tự? Chẳng hạn như chị Trần Thi Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 2 con thơ dại, mẹ già, phụ nữ chân yếu tay mềm, làm gì được đâu mà kết tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và kết án 10 năm tù giam? Chị Cấn Thị Thêu, dân oan giữ đất cũng bị tù đến 2 lần; Chị Minh Hằng “gây rối trật tự” cũng bị bắt tù 2 lần... Trước đó, những Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần... cũng bị những bản án rất hà khắc... Gần đây nhà báo nữ Đoan Trang, bị đánh rất dã man, hình như họ muốn đánh cho đến chết. Mà Đoan Trang là cô gái hiền lành, chỉ viết sách, báo nói lên những sự thật giản dị, chỉ dẫn những điều tử tế. Cuốn “Chính trị Bình dân” của cô, thì mỗi Đại biểu Quốc hội, mỗi Công an viên đều cần học...

Thử cắt nghĩa, xem TẠI SAO CHÍNH QUYỀN LẠI ÁC HƠN VỚI PHỤ NỮ? 


1. Họ ác hơn vì họ sợ phụ nữ hơn. 
Lịch sử đã chứng minh, Hai Bà Trưng là người nổi dậy đầu tiên, chống ách thống trị của ngoại bang. Truyền thống đó cứ ngầm chảy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và ngày càng xuất hiện nhiều phụ nữ đáng sợ, nhất là khi phụ nữ kết thành những tổ chức, những lực lượng chống cường quyền... Những người cộng sản đã rất thành công trong việc kích động, sử dụng lực lượng nữ dân quân, du kích, nữ biệt động, đội quân tóc dài, những “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” trong cuộc đấu tranh và thắng lợi...

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

MAFIA NHƯNG MÀ TỬ TẾ

Alexan der Zakharchenko (bên trái)- thủ lĩnh vùng lý khai Donbass  luôn coi ông Kobzon (bên phải) là thủ lĩnh tinh thần!

" CÁNH HOA VÀNG MỎNG MANH CUỐI TRỜI.
NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY...."

Iosif Kobzon - NSND Liên Xô, giọng ca Thời Đại, 1 nhân cách lớn không lẫn được cùng ai, người đầu tiên hát NHỮNG KHOẢNH KHẮC và Ở NƠI NÀO ... XA LẮM trong Bộ phim NGA: 17 KHOẢNH KHẮC MÙA XUÂN huyền thoại, đã KHÔNG CÒN NỮA!!
Ở đâu có cát cháy, tuyết rơi, tên bay đạn nổ, bắt cóc con trẻ, ghẻ lạnh người già, ức hiếp phụ nữ, ở đâu bọn khủng bố hoành hành ... máu chảy đầu rơi, ở đó có ông với Ý THỨC CÔNG DÂN luôn cháy bỏng trong huyết quản mình, xông lên tuyến đầu, cất lên tiếng hát. CON KHỔNG TƯỚC hạng Nhất của Nền Âm nhạc XÔ VIẾT... truyền cảm hứng cho đất nước mình, cho nhân dân mình, mà không chỉ 1 thế hệ. Nhưng giọng ca VÀNG trời cho cùng với nỗ lực lao động nghệ thuật miệt mài không tưởng ấy đã tắt cuối chừng...!! Sau thời gian dài vật lộn cùng đớn đau do bệnh ung thư mang lại, hôm nay 30-8-2018 (giờ VN), ở tuổi 81, ông đã gác lại mọi buồn vui, chia xa tất cả chúng ta, nhẹ bước trần ai ... rời CÕI TẠM :
"BỞI TA VỀ PHÍA MẶT TRỜI SẼ LẶN
KHÔNG GẶP AI, KỂ CẢ BÓNG CỦA MÌNH.
ĐI TAY TRẮNG THÌ TRỞ VỀ TAY TRẮNG
THƠ MỘT ĐỜI, GỬI LẠI ÁNH BÌNH MINH"

Thêm Một NGÔI SAO ngừng TOẢ SÁNG ... tắt ngang lưng trời rồi !!
Vẫn biết Cuộc đời này SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG, bữa tiệc nào rồi .... CŨNG TÀN !! Vậy mà sao lòng vẫn không khỏi QUẶN ĐAU ?
Trần Việt Dũng
***
(Nếu ai thấy quá ngang tai hoặc không nhiều logic xin đừng đọc nữa, câu nói đó đúng là không hề dễ chấp nhận nếu bạn không từng ở Liên Xô cũ và cảm nhận được như cư dân ở đấy).
Một con người không thể nào hợp hơn đối với miêu tả đó vừa mới mất vì bạo bênh, sau 15 năm chiến đấu với ung thư - Iosif Kobzon, ca sỹ đã từng hát trong phim “17 khoảnh khắc của mùa xuân”. Ông vừa mất mấy hôm trước, khi 81 tuổi và là nam ca sỹ nhiều danh hiệu nhất của nước Nga nhưng đa số dân Nga coi ông đầu tiên là “trùm maphia”, rồi đến “chính trị gia”, sau cùng mới là “ca sỹ” (ngay dân Việt ở Nga đa số cũng hay không thích ông toàn hát bài chiến tranh, hát cùng dàn nhạc với giọng opera của mình). Nhưng thực ra thì ông hát hay! 

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TƯỚNG LĨNH CỦA VN:


1)TƯỚNG QUÂN ĐỘI:
Theo số liệu cuối năm 2014, quân đội VN có 489 tướng 
Còn tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam có 415 sĩ quan cấp tướng trong đó có 3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng.
Còn một lượng rất lớn cấp Đại tá nhưng ăn lương hàm cấp tướng mà hiện nay các ủy ban giám sát của Quốc hội cũng chịu chưa thể thống kê được.
2)TƯỚNG CÔNG AN:
Tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2018, Công an nhân dân Việt Nam có tối đa 205 sĩ quan cấp tướng trong đó có 1 đại tướng, 6 thượng tướng, tối đa 40 trung tướng, còn lại là thiếu tướng.