Có lần, sau một hội thảo khoa học, được ngồi trò chuyện với một giáo sư đại học Bắc Kinh, tôi hỏi thực hư chuyện Mao Chủ tịch nói "Trí thức không bằng cục phân". Giáo sư không chút ngạc nhiên mà rung đùi cười:
- Nguyên văn là: "Tri thức bất hạ hương, bất đẳng phẩn" - Giáo sư giải thích tiếp - Câu này Mao Chủ tịch nói vào những năm 50 của thế kỷ trước, ngay vào thời kỳ đầu cách mạng vô sản ở Trung Quốc. Khi giao Trương Hề Nhược làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Mao hỏi: "Làm cách nào để hình thành nên đội ngũ trí thức XHCN?" Trường Hề Nhược trả lời: "Giáo dục là con người. Con người trí thức XHCN là con người nhân văn". Mao vặn: "Thế nào là con người nhân văn?" Trương Hề Nhược lúng túng, vốn đã ngọng, càng ngọng líu ngọng lo: "Nhân văn nà... không cãi nhau, không đánh nhau,... phải đoàn kết một nòng...". Mao quát: "Trí thức có nhiều loại trí thức. Trí thức phong kiến thì cúc cung tận tụy phục vụ vua chúa, trí thức ăn phải bã tư bản thì coi thường nông dân vô học. Nói chung trí thức là thành phần ăn bám nhưng hỗn tạp nhất. Riêng trí thức XHCN thì phải xuống đồng ruộng với nông dân. Trí thức không xuống đồng ruộng thì không bằng cục phân. Hiểu chưa?" Trương Hề Nhược cúi đầu lãnh chỉ rồi biến thành triết lý của nền giáo dục mới.
Nghe đến đó, tôi sáng mắt lên:
- Hóa ra là thế! Dư luận lâu nay vẫn đồn Mao Chủ tịch ít học, hay đố kỵ và ghét trí thức nên mới có lời mạt sát như vậy!
Giáo sư cắt lời:
Nói đoạn Giáo sư kể cho tôi nghe về một câu chuyện diễn ra trong Bộ Giáo dục hiện thời. Lúc bấy giờ ngành giáo dục có 2 trường phái, một là vẫn dùng sách giáo khoa thời Dân quốc để lại, sửa đổi một ít gọi là cải cách, hai là làm mới hoàn toàn theo định hướng XHCN. Cãi nhau cả năm trời không xong. Bộ Giáo dục muốn gạt hẳn phe thứ nhất, nhưng chưa biết làm gì vì cả hai phe đều là những giáo sư kỳ cựu. Mao Chủ tịch gọi Trương Hề Nhược đến gặp và bảo: "Tôi nhận được đơn thư của các giáo sư đòi Chủ tịch phân xử. Tốt nhất là cho hai phe đối thoại dân chủ để tôi không bị mang tiếng độc tài". Trương Hề Nhược nghe thế thì giãy đành đạch: "Không ổn. Mấy ông giáo sư này gặp nhau thì chỉ có chửi nhau như chó với mèo thôi ạ". Mao phất tay: "Cứ làm theo lệnh, đừng cãi". Nói đoạn, Mao dặn thêm: "Công khai luôn giá chi tiền làm sách thật hậu hĩnh lên, đừng để trí thức thiệt thòi". Trương Hề Nhược gãi đầu gãi tai, chừng như không hiểu gì nhưng vẫn y lệnh mà làm.
Kết cục, cuộc đối thoại chẳng đi đến đâu cả. Ông này mắng ông kia ngu, ông kia mắng lại ông này tham lam, vô đạo đức. Chửi nhau một hồi, các giáo sư thù nhau đến tận xương tủy. Cả đám nhà giáo nhà déo, nhà văn nhà veo cũng nhảy vào chửi hùa đến loạn xạ. Trương Hề Nhược gặp Mao Chủ tịch kể lại và khóc: "Cuộc đối thoại thất bại thảm hại, thưa Chủ tịch". Mao cười sảng khoái: "Thành công chứ sao lại gọi là thất bại?" Trương Hề Nhược trố mắt nhìn Mao như đứa trẻ con nhìn bố. Mao giải thích: "Bọn trí thức đứa nào cũng hèn mà kiêu ngạo, một tấc đến trời. Thời phong kiến, trí thức gặp vua quan thì cúi đầu, răm rắp tuân chỉ, tuân mệnh, dù vua hay quan nói bậy. Nhưng trí thức ngồi nói chuyện với nhau thì như đàn bà ngồi lê đôi mách, toàn chửi vua quan ngu dốt, tức nuôi mầm phản loạn. Thời nay cái bệnh đó vẫn còn, lại thêm cái bản tính không đứa nào chịu đứa nào, gặp nhau là cãi nhau và mắng nhau đồ ngu. Đáng ghét là không đứa nào chịu mình tham mà tỏ ra đạo đức. Trong khi cứ thử chơi trò tư bản, ném tiền ra nhử mồi thì chúng lại tranh nhau như chó tranh cứt..."
Bây giờ thì Trương Hề Nhược mới hiểu vì sao Mao Chủ tịch lại hào phóng bỏ số tiền nghìn tỉ tệ chi viết sách giáo khoa, lại cho đối thoại một cách dân chủ. Thì ra là để trí thức choảng nhau. Mà trí thức choảng nhau thì khó bề hợp lại chống Đảng, chống chế độ. Sau vụ này, Mao Chủ tịch mới mở màn công cuộc Đại Cách mạng văn hóa để cải tạo trí thức. Mao chuẩn bị kế hoạch khá công phu, đến năm 1966 thì khởi động. Tất cả trường đại học đều đóng cửa. Các giáo sư đều phải xuống đồng ruộng lao động và ăn cơm khổ với dân. Sau 3 đời Bộ trưởng bị phế thì Bộ Giáo dục cũng bị giải thể đến 10 năm.
Nghe đến đó thì tôi không thể không gật đầu thán phục: "Quả là Mao Chủ tịch xứng đáng ỉa trên đầu trí thức!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét