Dư luận đang khen ngợi cụ Nguyễn Đình Hương (vừa mất hôm qua 3.5) là một chuyện gia siêu đẳng về công tác tổ chức cán bộ, người gần như cả đời làm công việc này. Thôi thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, khen cụ cũng phải đạo, mà thực ra trong các quần thần của triều đình làm công tác tổ chức, chọn người, thì hiếm có ai như cụ Hương. Tôi chưa gặp cụ bao giờ nhưng qua chuyện thế sự suốt mấy chục năm, biết cụ là người tử tế, thẳng thắn, ghét thói dối trá, kiên quyết với nạn tham nhũng, và hình như sống rất trong sạch, không để lại điều tiếng gì. Vậy nên tôi quý cụ, không nói về cụ mà chỉ nói tới khâu tổ chức cán bộ của trung ương mà cụ từng là thành viên, là người cầm trịch.
Công tác này (tổ chức cán bộ) được bộ máy cầm quyền cộng sản rất coi trọng, thậm chí đặt lên hàng đầu. Cụ Hồ, một siêu phàm về tổ chức cán bộ thường nhắc nhở “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”. Cụ đã từng đặt vào ghế lãnh đạo cấp cao rất nhiều người mà nếu cứ theo lý luận, quy trình máy móc thì những người ấy cả đời sẽ bị chìm khuất trong đám vô danh tiểu tốt, không ai biết đến. Ông Nguyễn Hữu Đang chẳng hạn. Cụ bảo “khó thì mới giao cho chú”, khen thay con mắt tinh đời. Những người được cụ tin và chọn như ông Đang không phải ít. Tiếc rằng cụ không bảo vệ họ tới cùng.
Đảng cầm quyền, cũng như cụ Hồ, luôn xem tổ chức cán bộ là khâu then chốt, là chìa khóa mở mọi ổ khóa (giống như chú bé có tài mở khóa của nhà văn Nguyễn Quang Thân, hì hì), là quyết định đối với mọi quyết định, là thành công cho mọi thành công. Một bộ máy, một hệ thống chính trị, nó hay hay dở, tốt hay xấu, vững mạnh hay rệu rã… phần lớn do công tác cán bộ. Đó là điều không thể chối cãi.
Đảng cầm quyền, cũng như cụ Hồ, luôn xem tổ chức cán bộ là khâu then chốt, là chìa khóa mở mọi ổ khóa (giống như chú bé có tài mở khóa của nhà văn Nguyễn Quang Thân, hì hì), là quyết định đối với mọi quyết định, là thành công cho mọi thành công. Một bộ máy, một hệ thống chính trị, nó hay hay dở, tốt hay xấu, vững mạnh hay rệu rã… phần lớn do công tác cán bộ. Đó là điều không thể chối cãi.
Tôi trong cuộc đời mình tới giờ từng biết và chứng kiến nhiều ông trùm về tổ chức cán bộ, mà đảng gọi là Ban Tổ chức trung ương. Họ là những ông vua không ngai, thét ra lửa, quyền uy nghiêng trời lệch đất; cả triều đình, thậm chí cả vua cũng phải sợ, e ngại. Nói gì thì nói, trong lĩnh vực này ông Lê Đức Thọ là số 1, hiềm nỗi ông ác quá khiến người ta chỉ sợ chứ không kính nể. Còn đám mấy ông hậu sinh như Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Văn An, Trần Đình Hoan, Tô Huy Rứa, Hồ Đức Việt… cũng chỉ làng nhàng, chả để lại dấu ấn gì đáng kể.
Tôi nhớ thời ông An làm Trưởng ban Tổ chức trung ương, ông đưa cả tướng Phan Trung Kiên tư lệnh quân khu 7 ra trung ương, sau lên đến thượng tướng, thứ trưởng quốc phòng. Tháng 1.2000, lúc ông Kiên tư lệnh quân khu 7, cầu Bến Lức bị sà lan đâm sập ngay trước Tết Nguyên đán Canh Thìn 2000, quân khu của ông loay hoay suốt mấy ngày bắc không xong cái cầu phao, dân tình khổ sở trăm bề. Suốt mấy ngày giáp tết hàng hóa thịt thà, rau cỏ, trái cây, bông hoa… không lưu thông lên Sài Gòn được, ách tắc hết bên phía tây cầu, hư hỏng đổ bỏ không biết bao nhiêu mà kể. Chiều 13 tháng chạp, vợ chồng tôi và đứa con gái bé 9 tuổi chạy xe máy từ quê An Giang lên, tới địa phận huyện Bến Lức vẫn chưa có cầu phao, chen trong đám xe cộ dài cả chục cây số, không cách gì nhúc nhích. Sau phải cùng mấy người cùng cảnh ngộ mạo hiểm thuê chiếc ghe nhỏ, luồn lách kênh rạch và bãi dừa nước, băng qua sông (Vàm Cỏ Đông), suýt chìm, may nhờ phúc ấm tổ tiên ông bà phù hộ, trời phật độ trì mà thoát khỏi tai ương. 4 ngày sau mới lắp xong cầu phao. Cứ nghĩ, nếu có kẻ địch nó phá cầu, chờ được lính của ông Kiên bắc được cầu phao thì coi như xong. Một vị tư lệnh chịu trách nhiệm chính mà để như vậy, lại lên thượng tướng, thứ trưởng, chả nhẽ ông An tổ chức không có tai có mắt, không biết gì sự liên quan giữa ông Kiên và cầu Bến Lức. Lăng xê người “tài” như thế thì tôi cũng chịu ông An. Đó là chưa kể vụ Lý Tống năm 2000 khống chế máy bay bay mấy vòng trên bầu trời Sài Gòn rải truyền đơn, ông Kiên cũng chả làm được gì. Tôi kể chuyện này, giờ còn rất nhiều nhân chứng bị ảnh hưởng trực tiếp vụ tai nạn cầu Bến Lức xác nhận, chả dám nói sai.
Giở lại chuyện cụ Hương. Có thể cụ tài tổ chức, giỏi công tác cán bộ thế nào đó, tôi chưa tỏ. Mình dân thường sao rành hết mọi chuyện, nhất là việc triều đình. Gái góa đâu thể lo việc triều đình. Nhưng điều rõ ràng, sau bao nhiêu năm trong “sự nghiệp tổ chức” có sự tham gia và lãnh đạo của cụ Hương, đội ngũ cán bộ đi từ hỏng này đến hỏng khác. Từ thời cụ Hồ tới giờ, chưa bao giờ cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao, nhiều tai tiếng hư hỏng xấu xa như những năm qua. Dột từ nóc dột xuống. Tham nhũng đã thành đặc trưng không thể thiếu được của đội ngũ cán bộ đã cạn hết hồng hết chuyên. Nếu ai bảo rằng hư đâu mà hư, thì tôi xin hỏi, cán bộ mà không hư, sao cụ Trọng tổng bí thư chủ tịch nước lại phải vất vả đốt lò đến thế. Lò thiêu cán bộ rực lửa chưa từng có.
Mà nói đâu xa, cán bộ nếu tốt thì đã chẳng xảy ra cái sự đến ngay người mất niềm tin nhất cũng không nghĩ ra. Trong lúc dịch Cô Vít nghiệm trọng thế, tính mạng con người là trên hết, vậy nhưng đám cán bộ vẫn tranh thủ việc mua máy xét nghiệm bằng tiên ngân sách, nâng khống giá lên gấp mấy lần để bỏ túi. Hàng vài tỉ đồng mỗi máy chứ có ít đâu. Không chỉ cá biệt một vài nơi mà hầu hết tỉnh thành cả nước. Thu vén túi riêng khi tính mạng nhân dân trên bờ vực, ngay cả quân khốn nạn nhất cũng không dám làm vậy. Đó là sản phẩm của công tác cán bộ thường được các đấng bậc triều đình khen là thành công rực rỡ.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét