Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

NGUYỄN ÁNH ĐÃ ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO

 


Nếu bạn cũng 15 tuổi như Nguyễn Phúc Ánh (cỡ mới vào lớp 10), gia đình chết hết, bơ vơ giữa một xứ sở xa lạ cách quê nhà gần 1200 cây số, lại có một kẻ thù sở hữu sức mạnh vô địch như Tây Sơn luôn săn đuổi ngày đêm, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Mình muốn nghe phương án hành động của bạn. Bạn sẽ tính toán ra sao để sống sót trong vòng 25 năm, báo thù, lấy lại nhà cửa và lên ngôi hoàng đế, hoàn thành cuộc chơi ở độ khó cao nhất. Let the game begin. 

Riêng mình nghĩ đến là thấy nản mẹ rồi, chắc kiếm cái chùa nào đó dưới miệt vườn đi tu cho nhanh, game over. Hoặc treo cổ, hy vọng random ra được character khác với cốt truyện đỡ phức tạp hơn. 

Nguyễn Ánh, năm 15 tuổi từ một vương tử trở thành một đứa nhỏ lang thang không nhà không cửa. Ông đã tan nát cõi lòng chứng kiến cảnh từng người thân của mình bị đóng cũi giải đi xử tử. Ký ức đau đớn đó luôn hằn sâu trong tâm trí cậu bé. Quân Tây Sơn đã truy sát tận cùng họ Nguyễn Phúc trong khi đôi bên không có oán hận gì, thù này không sâu sao được? 

17 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh trở thành Đại nguyên soái - lãnh tụ chống Tây Sơn ở Gia Định. Lúc ấy Tây Sơn đang độ mạnh nhất, mọi thứ của Nguyễn Ánh đều không thể so bì được, cả nhân lực lẫn thực lực. Ông thua rất nhiều trận, đếm cũng không hết. Nhiều hôm phải quây quần cùng với quân sĩ ngồi ăn bữa cơm chỉ có rau và cá muối. 

Bao phen lênh đênh trên biển nhịn đói nhịn khát, Nguyễn Ánh cứ nghĩ số mình đến đây đã tận. Như lần ông vào cửa sông do thám thì quân Tây Sơn phát hiện, ra sức truy sát. Đến khi Tây Sơn không còn rượt nữa thì thuyền ông đã long đong trên đại dương được 7 ngày. Thức ăn hết, nước ngọt cũng hết, Nguyễn Ánh ngẩng mặt lên trời khóc thì bỗng đâu có nước ngọt tràn đến. Người ta nói là trời cứu ông, nhưng có thể là do Cửu Long giang đổ ra biển sau mùa lũ, lượng nước quá dồi dào nên chưa bị mặn. Rồi có phen Nguyễn Ánh bị phò mã Trương Văn Đa tìm diệt đến tận Côn Đảo nhưng gặp bão. Cơn bão đó không giết ông mà lại cứu vớt ông. Nguyễn Ánh trôi dạt giữa biển cả dưới bão tố vần vũ điên cuồng mà không chết, thật kỳ tích. 

Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn là vì trách nhiệm phục hưng lại gia tộc đã bị thảm sát đặt nặng lên đôi vai, quyết tâm của ông là vậy và mục đích sống của ông cũng là thế. Như người thường thì Nguyễn Ánh cạo đầu đi tu cho nhanh, việc gì phải lì lợm đến mức đặt bản thân vào cửa tử biết bao nhiêu lần, từ hai bàn tay trắng đối đầu với đoàn quân hùng mạnh nhất thời đó.

Có thể Nguyễn Ánh không phải một minh quân vì các sai lầm trong đời của mình, nhưng ông cũng không phải là hôn quân. 

Khu vực Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 18 không phải là những quốc gia có lãnh thổ hành chính rõ rệt được quy định theo công pháp quốc tế ngày nay, mà là những khu vực ảnh hưởng theo từng dòng họ, khi mạnh thì bành trướng, khi yếu thì co cụm. 

Hai trăm năm ly khai bên bờ sông Ranh đã biến Đàng Trong thành một xứ sở với văn hóa và sắc tộc hoàn toàn khác biệt với Đàng Ngoài. 

Đàng Ngoài là nước An Nam, còn Đàng Trong là nước Quảng Nam. 

Đó là lý do phải nghiêm chỉnh nhìn nhận hai Đàng là hai vương quốc khác nhau. 

Nguyễn Nhạc không cho Nguyễn Huệ đánh ra bắc vì ông cũng thừa nhận Đàng Ngoài là một nước lớn có truyền thống lâu đời, và cho rằng dù đời ông có chiếm được thì đời con cháu ông cũng không giữ được.

Nguyễn Ánh là người thừa kế chính danh và hợp pháp của nước Đàng Trong, thủ đô Phú Xuân. Đất nước đó do ông tổ Nguyễn Hoàng lập ra và kết thúc khi Nguyễn Cư Trinh vẽ nét bút cuối cùng.

Tổ quốc của Nguyễn Ánh mất về tay người khác là Tây Sơn, thì nghĩa vụ của ông ta là phải lấy lại.

Vương tử Nguyễn Ánh đã cố gắng rất nhiều, thua liên tục nhưng không đòi lại được nên phải mời đồng minh. 

Vấn đề nằm ở chỗ này nên nhiều người nói Ánh là kẻ bán nước Việt Nam.

Nhưng lúc đó làm quái gì có nước Việt Nam, ông ta chỉ đòi lại đất Đàng Trong của tổ tiên do người khác cưỡng đoạt.

Khái niệm "Việt Nam thống nhất" hay "non sông hình chữ S" chỉ có khi vua Gia Long ghép 2 đàng lại về sau. Đừng đem bản đồ Việt Nam thế kỷ 20 rồi đánh giá tình hình thế kỷ 18.

Chưa kể Ánh mời Xiêm để đòi lại đất và đuổi Tây Sơn, chứ không phải mời Xiêm vào để cướp hiếp giết dân ổng.

 Nhà Đường sau loạn An Lộc Sơn đã rất yếu sinh lý, không còn đủ sức chống lại đế chế Thổ Phồn xâm lược. Quân Thổ Phồn chiếm được Trường An, buộc vua Đường phải cầu viện đến quân Hồi Hột, vốn cũng là một đế chế thảo nguyên hùng mạnh cùng thời. Việc này về sau không ai đánh giá là vua Đường bán nước. 

Chủ quyền của mỗi quốc gia được khẳng định chính xác kể từ lúc thế giới hình thành trật tự cố định sau thế chiến thứ 2. 

Nên từ mốc đó trở đi chuyện xâm lược mới bị quốc tế lên án dữ dội. Trong cái thời phong kiến và thực dân, hay thời đại của chinh phạt và khởi nghĩa, biên giới các quốc gia bị thay đổi liên tục.

 

Đại khái thằng nào mạnh thằng đó ăn, chẳng có luật pháp quốc tế can thiệp, cũng chẳng có ai quan ngại sâu sắc giùm. Cho nên khi bị đánh thì chỉ có hai cách:

Một là tự lực cánh sinh nếu cảm thấy tự tin rằng mình đủ sức khô máu được với đối phương.

Như Anh thắng Pháp trong đại thủy chiến Trafalgar, Tôn Quyền thắng Tào Tháo ở Xích Bích... Đây là thượng sách.

Hai là khi chịu không nổi nhiệt nữa, do kẻ thù quá bá đạo thì gọi đồng minh đến cứu.

Giống như cách vua Đường, vua Triều Tiên, chúa Nguyễn Phúc Ánh, hay các liên minh chống Napoleon, Cách mạng Mỹ... thực hiện. Đây là hạ sách.

Nói chung trước 1945, giỏi thì tìm cách đòi lại đất, dở thì mất đất về tay người, tệ hơn nữa là bị sáp nhập và biến mất khỏi bản đồ thế giới.

Nên mình mới nói, đừng đem quan điểm chủ quyền thế kỷ 20 áp đặt cho tiền nhân của những thế kỷ trước. Vì những thứ mình lên án gay gắt bây giờ, ngày đó người ta lại nghĩ khác.

---

Xét về trình độ học vấn thì Nguyễn Huệ học cao hơn Nguyễn Ánh.

Nguyễn Huệ xuất thân trong một gia đình trung lưu giàu có (chứ không phải nông dân như nhiều bạn tưởng), thành ra từ bé đã được học hành tử tế. Thầy của Nguyễn Huệ rất nghiêm, lò luyện của ông giáo bắt buộc đứa nào học võ thì phải học cả văn, lôi thôi tống cổ ra khỏi lớp, không nói nhiều. Nguyễn Nhạc vì gánh kinh tế cho gia đình nên bỏ học sớm. Trong lúc anh trai đang chèo thuyền dọc sông Côn kết giao cùng giới hắc đạo, thì Nguyễn Huệ vẫn phải mài đít trên ghế nhà trường. Ban ngày luyện võ, ban đêm đọc sách, viết chữ cực đẹp. 18 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông loại giỏi, sau đó lên núi theo anh hành tẩu giang hồ. 

Nguyễn Ánh khốn khó từ lúc thơ ấu, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một chỗ nên không được cắp sách đến trường, gặp gỡ bạn thân và cô giáo hiền như bao đứa bé cùng trang lứa khác.

Bản thân Ánh không hiểu ngoại ngữ, nên khi mấy ông Tây xí xố tâu bày đều phải nhờ các quan phiên dịch giùm, bù lại cậu rất hay chữ Nho và có thể làm thơ. Tính Ánh vốn tò mò nên thấy cái gì lạ đều tìm cách học cho bằng được, nhất là các bản vẽ vũ khí và những cách đắp lũy xây thành, đóng tàu, cũng như nhiều thứ khác.

 Nguyễn Ánh đặt tiki mua được nhiều sách vở và địa đồ bên châu Âu, thì nhờ chăm học mà hiểu gần hết.

Tuy đường giáo dục còi cọc, nhưng bù lại kỹ năng mềm của Nguyễn Ánh rất khéo, đặc biệt là khả năng giao tiếp. Nguyễn Huệ khiến người ta rùng mình khi đối diện vì uy vũ của ông. Thì Nguyễn Ánh được người phương Tây đánh giá là cử chỉ rất dễ thương và hòa nhã, cấp dưới cũng kính trọng vì Nguyễn Ánh đối xử với họ rất tốt và thân mật. 

---

Một điểm rất hay của Nguyễn Ánh là ông ta nắm được tâm lý con người và dùng nó để thực hiện kế hoạch của mình. 

Cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh đều cưỡng bức đi lính, nhưng Tây Sơn thì bắt bừa bãi, già trẻ lớn bé bắt hết. Còn Nguyễn Ánh thì bắt mọi người làm nông nghiệp, ai lười biếng thì sung quân. Ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Nếu thu từ 70-100 thùng lúa sẽ được "khuyến mãi" như sau:

-Dân thường sẽ được miễn đào kênh, đắp thành một năm.

-Binh lính sẽ được miễn đi đánh nhau một năm.

Thành ra sau khi Tây Sơn hủy diệt Nam Bộ thì Nguyễn Ánh đã hồi sinh nó nhanh chóng nhờ kích thích mọi người hăng say lao động. Đó là việc thứ nhất. 

Việc thứ hai, lúc Tây Sơn hạ xong thành Gia Định đã xảy ra vụ thảm sát Chợ Lớn vô cùng nghiêm trọng. Nhà văn Sơn Nam cho rằng có khoảng 10000 người chết, thây trôi tắc cả sông, cả tháng sau không ai dám ăn tôm cá ở đó. Nói chung ghê gấp 100 lần khủng bố nhà hát Bataclan ở Paris. 

Về sau lúc Nguyễn Ánh hạ được thành Quy Nhơn, đổi tên thành Bình Định, dân chúng cũng sợ hãi vì không biết có bị thảm sát không. Nhưng trái lại, Nguyễn Ánh nghiêm cấm bất cứ hình thức cướp bóc nào và xử cực nghiêm những ai dám làm hại dân Quy Nhơn, trọng dụng những người chịu đầu hàng, đồng thời tha thuế 3 năm. Chính thế cho nên Quy Nhơn yên bình và Nguyễn Ánh về sau vẫn giữ được nơi này, dù nó là đất tổ nhà Tây Sơn. 

Lúc thống nhất Việt Nam thì công việc càng khó hơn nữa, vì lúc này đất đai rộng gấp 3 lần ngày trước, lại thêm đủ nhóm dân tộc với tính cách và lịch sử khác nhau. Vua Gia Long cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho Bình Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng.

Mặc dù bị chửi từ nam tới bắc nhưng Nguyễn Ánh vẫn điều hành quốc gia ổn thỏa và hùng mạnh, ông ta hiểu cách làm vua.

Nguồn: Phạm_Vĩnh_Lộc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét