Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

"BI KỊCH LẠC QUAN"

 

Ảnh biếm họa đăng trên báo Đức Focus.de

Tho Nguyen

Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm. Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v. càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.
Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình XHCN phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v.
Trong thực tế thì năm 2022 là một năm thất thu của bọn độc tài. Ở các quốc gia quan trọng, chúng phải hứng chịu những thất bại nặng nề. Còn lâu dân chủ tự do mới chiến thắng độc tài trong cái thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn kinh tế, văn hóa, tôn giáo này. Nhưng trong năm qua, đại diện của cái ác đã phải nuốt nhiều quả đắng.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

SẤM NGỮ BẰNG THƠ CỦA NHÀ TIÊN TRI TỐ HỮU

 



Tố Hữu là nhà thơ, nhà chính trị có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20. Ông vừa là môn đệ cuồng tín của học thuyết cộng sản Mác – Lê Nin, vừa là tác giả có ảnh hưởng lớn đến trào lưu tư tưởng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và nước Việt Nam thống nhất sau chiến tranh.
Gạt bỏ các yếu tố liên quan đến quan điểm chính trị của ông, không ít người tôn vinh Tố Hữu như một đại thi hào của dòng thơ lãng mạn cách mạng. Các tác phẩm của ông tràn đầy tinh thần lạc quan, niềm tin lý tưởng với viễn cảnh tươi sáng của chủ nghĩa cộng sản.
Tuy nhiên với tâm trạng hưng phấn thái quá, đôi lúc Tố Hữu không khỏi sa vào những vần thơ siêu thực, không tưởng:
"Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ,
Đời vui thế, khi ta làm chủ..."
(Một nhành xuân)
hay:
"Nhặt tí phân rơi, dọn từng ngọn lá,
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ...".
(Bài ca xuân 61)
Nhà thơ có biệt tài phóng tác:
Tố Hữu là cây bút có biệt tài hình dung và phóng tác. Khả năng thiên bẩm này như một thế mạnh gắn liền với sự nghiệp thi ca của ông. Trong tác phẩm "Chân dung và đối thoại" Trần Đăng Khoa có tiết lộ chi tiết:

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

70 NĂM “TÂY TIẾN” VÀ QUÃNG ĐỜI LẬN ĐẬN CỦA QUANG DŨNG

 


Kỷ niệm 35 năm nhà thơ Quang Dũng qua đời xin viết đôi dòng thay cho nén nhang thơm để tưởng nhớ nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại bậc nhất trong thi đàn đất Việt thế kỷ XX, người con của mảnh đất Đan Phượng, xứ Đoài quê tôi.
1. Dấu tích ngôi nhà xưa
Ngày ấy hồi đầu những năm 70 thế kỷ trước, cha tôi làm thương nghiệp trên phố huyện (thị trấn Phùng) thỉnh thoảng những kỳ nghỉ hè ông cho tôi sang Phùng đến khu làm việc kiêm chỗ ở. Căn phòng hai cha con ở đầu nhà căn nhà lớn (nền nhà rất cao, đi từ dưới sân lên nhà bằng ba bậc tam cấp) nằm bên cạnh con ngồi sát dãy nhà kế đường vào chợ Phùng, có cửa sổ mở hướng tây nhìn ra phía bãi dâu và tận tít xa là đỉnh núi Ba Vì nổi bật trên bầu trời xanh, mây trắng. Nhiều đêm tiếng còi vào ca ba từ nhà máy đường Tam Hiệp bên Quốc Oai vọng về làm thức giấc, tôi ngẩn ngơ hàng giờ bên khung cửa sổ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trải dài nương dâu và lặng người nghe tiếng sáo diều ai chơi khuya đang réo rắt trong đêm.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

CUỘC CHIẾN TẠI UKRAINE ĐANG Ở GIAI ĐOẠN NÀO ?




 Như trong status trước đã đề cập, ta tạm bỏ qua các tranh chấp trên mặt trận vì nó thực sự không có nhiều ý nghĩa quyết định cuộc chiến. Nếu đơn giản chỉ là cuộc đối đầu tiềm lực quân sự mà một bên là Nga và bên kia là Mỹ + Nato thì ông Putin đã bị lấm lưng từ lâu rồi, tuy nhiên ở đây luôn có những động cơ, lợi ích, tình thế khác nữa và nó luôn biến động, thay đổi nên thế sư phức tạp hơn nhiều so với những gì ta có thể thấy trên thông tin đại chúng. 

NHỮNG SAI LẦM ?! 

Nato như một liên minh với sứ mệnh phòng thủ, sau nhiều thập kỷ đang ở tình trạng chết yểu vì chưa tìm thấy lý do tồn tại, bỗng nhiên cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm nó hồi sinh ... và … lột xác với một sứ mệnh quan trọng hơn bao giờ hết. Ông cao bồi Trump trước đây vài năm đã có những hành động và lời nói vô cùng sóc óc với Nato và EU khiến nhiều fan hâm mộ của ông ta cũng ái ngại, đáng tiếc giờ này thực tế đã chỉ ra ông ta đã đúng ( mặc dù ông cao bồi không phải cái gì cũng đúng), Nato đang quá yếu đuối ! 

Sai lầm đầu tiên phải kể đến đường lối mở rộng hợp tác với Nga của những thành viên dẫn dắt EU như Đức, Pháp với mong muốn và niềm tin vào hòa bình và ổn định cho Châu Âu trong hợp tác với Nga. Điều này cũng tương tự như nước Mỹ đã từng mơ màng với ý tưởng hợp tác với TQ, rằng nền kinh tế thị trường phát triển sẽ giúp thay đổi nền chính trị hà khắc của quốc gia đông dân nhất thế giới. Nước Mỹ đã sai lầm và giờ này, không chỉ họ mà cả thế giới đang phải trả giá cho 1 bước đi sai lầm đó. Cứ nhìn Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông với đường lưỡi bò, Châu Phi, rồi "một vành đai, một con đường" để thấy hậu quả lớn đến đâu.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Luận về kế hoạch đánh chiếm Ukraina của Putin

 


Luận về kế hoạch đánh chiếm Ukraina của Putin
@
Chắc bạn có nhớ những điểm chính mà Putin tuyên bố khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt? Giờ đây thì ngay cả truyền thông Nga cũng không tránh dùng thuật ngữ "Chiến tranh" thay thế thuật ngữ "Chiến dịch quân sự đặc biệt" vì nó chỉ là ngụy trang cho một cuộc chiến tranh không tuyên bố mà thôi.
1. Năm 2018 khi Putin biểu diễn trước QH Nga video hoạt hình về tên lửa siêu vượt âm và tránh mọi rào cản ra đa đối phương. Trên màn hình là hình máy bay giấy được Nga phóng lên, bay theo quỹ đạo nhăng nhít trên Đại Tây Dương, lượn qua rất nhiều không gian Ra đa đối phương, qua Nam Cực rồi qua Thái Bình Dương tới Mỹ...
Ông nói "nếu đối phương đáp trả thì cả hai cùng chết, nhưng chúng ta sẽ lên Thiên đàng, còn bọn họ sẽ xuống địa ngục". Cả quốc hội đứng dậy vỗ tay tán thưởng, tựa như "Đại đế muốn năm"...
Giờ bạn thấy:
1) Ukraina tấn công và giải phóng đảo Rắn cách bờ 50km bằng cách cho lựu pháo Ceasar lên bè, kéo cách bờ 10km để tấn công và giải phóng đảo Rắn.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

TỐ HỮU HAY LÀ SỰ VONG THÂN NGHỆ THUẬT TRONG TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC



Cụ Tôn Thất Tần - người tù cộng sản lâu nhất VN vốn là bạn học thời Quốc học với Tố Hữu. Cuối năm 1945 Tố Hữu ra lệnh bắt Tôn Thất Tần - một người không chịu theo cộng sản do Tố Hữu rủ rê, vận động. Khi ấy, bà Bùi Diệm Song vợ ông Tôn Thất Tần lên gặp Tố Hữu nói : " Anh là bạn học của anh Tần, xin anh tha cho anh ấy". Tố Hữu bảo bà Diệm Song : " Cứ để nó trong tù cho biết thân." Tố Hữu đã bắt hàng trăm bạn bè người thân về tội không theo cộng sản, với mật lệnh : " mày không theo tao, không yêu tao, tao giết !"

TỐ HỮU HAY LÀ SỰ VONG THÂN NGHỆ THUẬT TRONG TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC
Trần Mạnh Hảo
“Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng” ( trích trong bài thơ “Ba mươi năm đời ta có đảng” của Tố Hữu.
Đây là tên cuốn sách của Tố Hữu :“Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ”, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958; Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu với sự bịa tội, vu cáo tột đỉnh, như một bản án chết người, tàn nhẫn nhất, vô nhân đạo nhất, như sau:
“Lật bộ áo "Nhân Văn – Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, Trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd)... Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd).

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

XUẤT BẢN TRẠI SÚC VẬT: VÀI LỜI CUỐI

 


Tạ Duy Anh
(Chỉ liên quan đến Hữu Thỉnh và tôi)
Hồi kí “Lách qua luật ngầm” dày khoảng 400 trang in, thì có tới 50 trang chân dung Hữu Thỉnh. Những gì bạn đọc vừa thấy về ông, chỉ là một nét rất sơ khai. Ông hấp dẫn, phức tạp, kỳ lạ hơn thế nhiều. Chân dung ông là một phần không thể thiếu của cuốn sách, bởi chính ông đã “vượt qua mọi nỗi sợ hãi” để đưa bằng được tôi về Nhà xuất bản Hội nhà văn, như ông từng làm thế khi nhận Bảo Ninh về báo Văn Nghệ; như ông đã làm thế và hơn thế để cứu Trần Huy Quang khỏi án hình sự mười mươi trong vụ Linh Nghiệm. Biết tôi quyết định về hưu, chính ông cử người thuyết phục tôi ở lại. Tôi tin là ông chân thành.
Nhưng tôi chọn về Ở ẨN tại gia.
Hữu Thỉnh có những ứng xử rất kì lạ, có lẽ chỉ với riêng tôi. Không bao giờ tên tôi được nhắc đến, gắn với sự ra đời của một cuốn sách nào đó, trên tất cả các tờ báo của Hội do ông lãnh đạo. Thậm chí, khi Hội nhà văn Hà Nội dưới thời nhà văn Hồ Anh Thái, tổ chức hội thảo cuốn “Thiên thần sám hối”, và 4 năm sau, khi Viện Văn học tọa đàm cuốn tiểu thuyết “Giã biệt bóng tối” ông đều cho người đến dự, nhưng một dòng tin, trên toàn bộ các ấn phẩm của Hội, thì tuyệt đối không.
Nhưng không dưới 3 lần ông nài nỉ tôi làm hồ sơ để xét Giải thưởng nhà nước. Tất nhiên là tôi từ chối. Không dưới ba lần khác ông mời tôi sang Hội nhận “tài trợ sâu”, tức ở mức cao nhất, cho việc sáng tác. Lần nào ông cũng rào đón “Biết bây giờ chú giầu rồi, không cần vài chục triệu đồng, nhưng đây là tấm lòng của Hội với chú”. Khi tôi lịch sự từ chối, ông vẫn không nản. Lần khác khi mời tôi, ông nói như giãi bày: “Có đứa năm nào cũng đòi tài trợ, nhưng không viết nổi một trang cho tử tế. Chú chả nhận gì thì cứ ra sách gây sóng gió ầm ầm. Không thể bất công thế được”.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Cậu bé Việt bán thυốc lá dạo tɾở thành GS Đại học Mỹ

 


Giáo sư Tɾương Nguyện Thành, GS Đại học Mỹ: Tɾước khó khăn đôi khi thái độ hơn tɾình đô.
Ông đã nỗ lực vươn lên, tɾở thành Giáo sư Đại học tại Mỹ. Nhìn lại cách ông vượt quα giαn khó củα cuộc đời với quyết tâm “dù khổ cỡ nào cũng ρhải ɾáng học”, giúρ tα có thêm những bài học đáng giá.
Làm bất cứ nghề gì lương thiện để kiếm sống
Giáo sư Tɾương Nguyện Thành sinh năm 1961 ở Quy Nhơn, Bình Định, là người con thứ hαi tɾong một giα đình có 7 αnh em. Thuở nhỏ, ông sống cùng ông bà Nội ở Bình Định, còn chα mẹ sống ở Sài Gòn để mưu sinh.
Năm Nguyện Thành lên 11 tuổi, chα bị đột quỵ liệt nửα người, cuộc sống giα đình càng tɾở nên thiếu thốn. Ông được mẹ đưα vào Sài Gòn để ρhụ giúρ mẹ lo toαn giα đình.
Thế là cậu bé 11 tuổi ấy Ьắt đầu cuộc sống mưu sinh tại nơi ρhồn hoα đô thị. Việc học củα ông lúc ấy chỉ xem như chuyện ρhụ. Sαu giờ học, ông vội đi bán Ϯhυốc lá dạo ở chợ Gò Vấρ, để có tiền chữα Ьệпh cho chα và lo cho các em.
Bốn năm sαu, giα đình ông chuyển về quê Ngoại ở Lái Thiêu, Bình Dương. Ở cái tuổi tưởng chừng như chỉ biết đến đèn sách ấy, ông đã cùng mẹ tɾở thành lαo động chính tɾong nhà.
Ông chấρ nhận làm bất cứ nghề gì lương thiện để kiếm sống, từ cày bừα, chăn tɾâu đến tɾồng khoαi, cuốc mướn. Chính ông đã tự tαy dựng nên ngôi nhà bằng đất tɾộn ɾơm để giα đình có chỗ che mưα nắng.
Nhổ củ sắn ở vườn vắt nước cho em bị sốt mà không biết ɾằng đó là ăn tɾộm
Cuộc sống vất vả cùng kinh tế khó khăn khiến ông cũng không có nhiều thời giαn và tâm tɾí dành cho việc học. Thành tích học tậρ vì thế mà khá thấρ. Nhưng có một sự kiện đã thôi thúc ông ρhải quyết tâm “dù khổ cỡ nào cũng ρhải ɾáng học”.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

BIÊN TẬP SÁCH CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

 


(Nhân việc NHT được trao giải thưởng Nhà nước. Trích hồi kí “LÁCH QUA LUẬT NGẦM”, có lược bớt so với nguyên bản)
Tôi không nhiều kỉ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận. Khi ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn, ăn mắm tôm khô đến thối cả ruột. Tôi biết đến ông lần đầu qua truyện ngắn "Muối của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm cho nhàu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.
Kỉ niệm thật sự, cực kỳ hiếm hoi giữa Nguyễn Huy Thiệp và tôi, thì lại dậy lên chút mùi cay đắng. Đó là khi tôi nhận được bản thảo tiểu thuyết "Tuổi hai mươi yêu dấu" của ông. Hồi đó, bất cứ điều gì Nguyễn Huy Thiệp viết ra, cũng là vàng mười, luôn sẵn sàng trở thành sự kiện truyền thông. Vì thế, không khó hiểu khi tôi mang “Tuổi hai mươi yêu dấu” về nhà và đọc ngấu nghiến, hình như chỉ trong một đêm, phần do tò mò, phần vì nó cũng ngắn. Hôm sau tôi đem lên trình Tổng biên tập Nguyễn Khắc Trường. Ông tác giả của “Mảnh đất lắm người nhiều ma” không vồ vập như tôi tưởng, mà vừa cười vừa hỏi: “Nó viết có được không?”
Tôi chưa kịp nói gì thì Nguyễn Khắc Trường cười hề hề, tay vuốt đùi, bảo:

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

KHI MỘT TÀI NĂNG LỚN, MỘT TUỔI TRẺ ANH HÙNG BỊ THA HÓA - HAY LÀ BI KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI

 

Nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Trần Mạnh Hảo
Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.
Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.

Phải nói ông Nguyễn Đình Thi với vẻ đẹp trai hiếm có, với tài hùng biện sắc sảo, với giọng nói ấm áp, dịu dàng, mê hoặc chúng tôi ngay từ phút đầu.

Nhưng khônghiểu sao hôm nay ông lại giở giọng tuyên huấn khuyên bảo chúng tôi rằng, các bạn trẻ thân mến, các bạn sang đây học nhưng phải biết chắc lọc, chọn lọc, đừng nghe những giáo sư giảng thiên về đổi mới triệt để kiểu Gocbachốp mà làm phương hại đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà đảng ta đang dựng xây.

Nghe chối tai, Trần Mạnh Hảo tôi bèn xin phát biểu ý kiến rằng : thưa nhà văn hóa lớn, các cụ cho chúng tôi sang học tập Liên Xô, sao lại còn sang tận nơi dặn chúng tôi không được nghe lời họ, vậy thì học làm gì ạ…

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC

 


Cuộc chiến Nga - Ukraina nếu nhìn từ góc độ rộng hơn: vũ khí, tài chính thì cũng có thể coi đó là cuộc chiến giữa một bên là Nga và bên kia là Ukraina có Mỹ, Nato viện trợ.
(Giống hồi chiến tranh Việt Nam thì đằng sau VIệt nam luôn có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, nếu Liên Xô, Trung Quốc cắt viện trợ thì kết cục cuộc chiến nó không thể xảy ra như nó đã diễn ra).

HÃY HÌNH DUNG VÀ SO SÁNH:
- Chiến tranh Việt Nam: Mỹ chi 600 tỷ $, kéo dài 20 năm, lính Mỹ chết gần 60.000 (chưa kể đồng minh). Cuối cùng Mỹ thua, không đạt được mục tiêu là ngăn chặn làn sóng cộng sản ở Việt nam, giảm ảnh hưởng của Liên Xô trên Thế giới.

- Chiến tranh Apganistan: Mỹ chi khoảng 2000 tỷ$; kéo dài 20 năm, chết 2500 lính (chua kể đồng minh). Cuối cùng Mỹ vẫn thua, không đạt được mục tiêu là tiêu diệt Taliban, xây dựng chính quyền thân Mỹ ở Apganistan.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ NHƯNG MUA ĐƯỢC CHÍNH TRỊ

 


Tiền không phải là tất cả - (2) Nhưng mua được chính trị.
(Tiếp theo)
Giải WC 2022 này đem lại nhiều bất ngờ đầy kịch tính, ví dụ như Đức thua Nhật, Ả rập Xê Út quật ngã Argentina. Xưa nay vẫn vậy. Từ năm 1966 Bắc Triều Tiên đã quật ngã Italia. Ở giải 2018, Đức cũng bị Nam Hàn cho về vườn từ vòng bảng. Đó là sự diệu kỳ luôn chứa đựng trong bóng đá.
điều là trật tự thế giới bóng đá vẫn chưa thay đổi về cơ bản: „Chủ nghĩa thực dân bóng đá“ của Châu Âu và Nam Mỹ vẫn ngự trị. „Các nước thế giới thứ ba“ như Nhật Bản, Nam Hàn, Ả Rập Xê Ut, Senegal v.v. có được những thành tích bất ngờ tại các giải WC chính vì nhờ có kinh nghiệm từ Châu Âu do hội „lính đánh thuê“ mang về.
Nền bóng đá ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, thể hiện qua các giải vô địch quốc gia và khu vực vẫn là „ao làng“ so với hai nền bóng đá kia. Do vậy việc các trai làng quật đổ các võ sỹ thành đô mới là niềm cảm hứng mà bóng đá đem lại. Ai cho rằng „ao ta“ nay đã to như biển tức là vẫn ngộ nhận.
Khoảng cách đang rút ngắn lại, nhưng còn lâu mới đến lúc người Việt háo hức xem giải vô địch Nhật Bản qua K+, chứ đừng mong dân Đức xem tường thuật tại chỗ trận chung kết AFF như ta thức đêm xem từng trận vòng bảng Euro.
---
Điều đáng nói nhất trong giải WC này là các tranh chấp chính trị mà hậu quả của nó chưa ai lường được.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

GIỚI CHUYÊN GIA PHƯƠNG TÂY ĐÃ SAI LẦM RA SAO KHI ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE.

 


(Bài gốc: How Western Experts Got the Ukraine War So Wrong)
Chuyên mục ý kiến – 14/11/2022, tác giả: Taras Kuzio
(Hình: Quân đội Ukraine của 2014 và 2022 rất khác nhau)

Một yếu tố kỳ lạ trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga là hầu hết chuyên gia phương Tây nghiên cứu về quân đội Nga đều chung quan điểm với điện Cẩm Linh là Nga có quân đội mạnh, sẽ có thể đánh bại Ukraine trong 2 – 3 ngày. Dù đã có nhiều bài phân tích (gồm của cả tác giả Taras Kuzio) về lối suy nghĩ rập khuôn về chủ nghĩa dân tộc đế quốc Nga về người Ukraine đã khiến họ tính toán sai lầm, nhưng vẫn chưa có ai tìm hiểu tại sao chuyên gia Tây phương lại phóng đại về sức mạnh của quân đội Nga và đánh giá thấp Ukraine về mặt quân sự cũng như khả năng phản kháng của con người nước này
Tổng thống Zelensky cũng gợi nhớ lại khi cuộc xâm lược bắt đầu :”Hầu hết những ai gọi điện cho tôi – gần hết luôn – không tin rằng Ukraine có thể trụ vững và kiên trì được.” Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine – Alexei Danilov còn nhớ: Phương Tây cho rằng Ukraine gần như không có cơ hội thành công (almost zero chances to succeed).’
Quan điểm của giới chuyên gia cũng đã định hình nên giới hoạch định chính sách chung của phương Tây theo hai cách:”
Thứ nhất, kể từ cuộc khủng hoảng 2014, hầu hết các chuyên gia đều phản đối việc phương Tây gửi vũ khí cho Ukraine. Vào tháng 2/2015, cuộc khảo sát do Foreign Affairs thực hiện đã hỏi :”Hoa Kỳ có nên gửi vũ khí cho Ukraine không”, 18 chuyên gia không đồng ý và chỉ có 9 đồng ý việc làm đó. Nổi bật trong số phản đối là các học giả của Nga và khối Á-Âu (Eurasia) như Angela Stent, Anatol Lieven, Robert Legvold, Ian Bremmer, Robert Jervis, Jack Snyder, William C. Wohlforth, Mary S. Sarotte, Keith Darden, và Valerie Bunce.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2

 


LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2
Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng "lên Biên giới" và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.
Tấm lưng đĩ thoã của một "hậu duệ Thuý Kiều" bắt đầu được xăm Rồng vào lúc 4 giờ sáng, ngày 17-2.
Sử dụng não trạng tuyên huấn mà đọc văn chương; lấy sự sợ hãi các ám chỉ mà soi xét tính ẩn dụ trong từng con chữ thì giật mình trước Lưng Rồng là không có gì bất ngờ. Nhất là thời điểm tưởng niệm 40 năm cuộc chiến tranh Biên giới.
Tôi không thích Bóng Đè cũng như Lưng Rồng vì chủ nghĩa dân tộc được Diệu nói ở đây vừa rất tự ti, vừa rất yếm thế. Nhưng tôi tôn trọng cái cách mà Diệu nhìn vấn đề "Tàu", không phủ nhận là điều đó tồn tại một phần trong tâm thức người Việt. Tâm thức của người Việt trước Tàu là những điều không chỉ các nhà sử học mà rất cần được cả các nhà văn mổ xẻ.