Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024
PHẠM DUY - NGHÌN TRÙNG XA CÁCH NGƯỜI CUỐI CHÂN TRỜI
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024
ỦNG HỘ ‘‘TẤN CÔNG KHỦNG BỐ DÂN NGA’’ : CHIẾC BẪY của PUTIN ?
‘‘Vụ nhà hát Crocus’’ và ‘‘Thời kỳ Hậu 22/03/2024’’ -
Ngày 22/03/2024, cuộc xâm lăng Ukraina của Nga bước sang một khúc quanh mới với hai biến cố diễn ra cùng lúc : Ít giờ sau khi điện Kremlin lần đầu tiên thừa nhận Nga đang trong tình trạng ‘‘chiến tranh’’ (‘‘chiến tranh’’ vốn là cụm từ huý kỵ từ hơn hai năm nay, mà những ai nhắc đến thường bị chế độ Putin trừng phạt), tại một nhà hát gần thủ đô nước Nga, đã diễn ra cuộc thảm sát khiến hơn 130 người chết.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã ngay lập tức đứng ra nhận trách nhiệm. 4 nghi phạm bị bắt được an ninh Nga cho biết là người gốc Trung Á. Nhiều nước phương Tây đã ngay lập tức chia buồn với người dân Nga. Hoa Kỳ đã báo động với Nga từ nhiều tuần nay về nguy cơ khủng bố tại nước này. Nước Pháp hôm nay nâng cấp ‘‘báo động cao nhất’’. Tổng thống Pháp cho biết sẵn sàng hợp tác với an ninh Nga để đối phó với đe doạ khủng bố Daech, vốn cũng rình rập nước Pháp từ nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, tại Nga có một không khí rất khác. Điện Kremlin đã không hề nhắc đến tổ chức thánh chiến Hồi giáo Daech, mà cố tình hướng mối nghi ngờ về liên hệ giữa các nghi phạm vụ khủng bố bị bắt với Ukraina. Điều lo ngại của nhiều chuyên gia, nhà chính trị châu Âu là chế độ Putin có thể sử dụng vụ khủng bố đẫm máu nhất từ 20 năm nay tại Nga để biện minh cho các biện pháp tàn khốc hơn nữa trong cuộc chiến tranh chống Ukraina, vẫn đang diễn ra từ hơn hai năm nay, bất chấp các lên án của cộng đồng quốc tế.
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024
CHUYỆN TÌNH CỦA CHÚ NĂM
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024
VŨ THƯ HIÊN viết về H Ữ U L O A N
Hình tại Nga Sơn . Thanh Hóa.
Nhà văn Vũ Thư Hiên thăm nhà văn thơ Nguyễn Hữu Loan
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024
PHẠM DUY - NGƯỜI ĐI CHƯA HẾT HƯƠNG SẦU LỮ THỨ
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024
CHIẾN TRANH
Ngày này, 15-3, của 45 năm trước, tôi nhập ngũ. Hôm 5-3-2024, ngồi uống rượu ở nhà bác sĩ Nguyễn Thái Long [tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến của các anh, E 567, trong ngày 17-2-1979, Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa], giật mình nhớ, 5-3-1979 là ngày Chủ tịch Nước phát lệnh Tổng động viên; giật mình nhận ra, trong 7 người đàn ông có mặt hôm ấy có đến 6 người từng là lính.
Người còn lại, PGS Văn Giá Ngô, khi ấy đang có 4 người anh ở trong quân ngũ nên xã cho ở nhà học lên đại học.
Tôi không biết con số thương vong của người Việt trên Biên giới phía Bắc trong cuộc chiến giằng co 10 năm, 1979-1989, là bao nhiêu. Ở chiến trường Campuchia, có không ít hơn 60 nghìn liệt sĩ và hơn 200 nghìn thương binh. Phạm Xuân Minh, em trai của một người ngồi chung bàn hôm ấy, Nguyen Pham Xuan, cũng hy sinh ở Campuchia khi vừa tròn 20 tuổi.
MÙA HOA GẠO
Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024
RFI - Điểm tin 13/03
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024
TỪ "KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG" ĐẾN "CHUYỆN LÀNG NHÔ", MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ
Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…
Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024
VIẾNG BẠN HỌC CŨ “XẤU SỐ”, HAY HẬU "CHUYỆN LÀNG NHÔ"
Sáng hôm 12/3/2024, bốn anh em chúng tôi: Phùng Hồ (tác giả), Vũ Như Cương, Trịnh Đức Cường và Phạm Gia Ngữ, được con tôi Hồ Hải lái xe đưa đi thăm gia đình người bạn học cũ “xấu số”, anh Trịnh Văn Khải (1938-1993). Anh Khải người làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hoá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, năm 1959 cùng chúng tôi thi vào khoa Vật lý, khoá 4, trường Đại học Tổng hợp, rồi được chọn sang trường Chuyên tu Ngoại ngữ Gia Lâm học tiếng Nga và tháng 8/1960 sang học khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp Kiev, Ucrain (Liên Xô). Vì ở trường ĐHTH KIEV hai năm đầu người ta dạy bằng tiếng Ucrain nên 13 anh em lưu học sinh khoa VL Việt Nam và số anh em lưu học sinh Trung Quốc học chung trong một lớp dạy bằng tiếng Nga (xem ảnh 2). Nhưng học xong năm thứ nhất vào khoảng tháng 6/1961 anh Khải nhận được thông báo lên Mat-scva về nước, cả anh Khải và chúng tôi không biết lý do (ảnh 2 chụp anh Khải và anh Cương trước khi anh Khải lên Mat). Từ đó chúng tôi mất liên lạc với anh Khải, mãi đến năm 1997 khi xem phim CHUYỆN LÀNG NHÔ chúng tôi mới nghe nói anh Khải là hình tượng nhân vật Trịnh Khả trong phim. Tôi thực sự rất sốc, rất buồn và rất nghi ngờ. Sau đó ít lâu, anh Nguyễn Hải Hưng một cán bộ giảng dạy của viện Vật lý kỹ thuật đã có thời gian làm việc ở trường ĐH Hàng Hải, Hải Phòng cho tôi biết: Sau khi ở Kiev về nước anh Khải học tiếp ở khoa Toán ĐH Sư phạm và về dạy toán ở ĐH Hàng hải, Hải Phòng, ở đây anh đã công tác rất tốt, đến năm 1990 anh xin về hưu trước thời hạn và chuyển về quê Hà Nam sinh sống…
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024
GIÁO SƯ ĐẶNG VŨ HỶ, NGƯỜI TRÍ THỨC CÓ TÂM, CÓ TÌNH