Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Nga cung cấp cho Việt Nam thêm 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2

Máy bay tiêm kích Su-30MK2






   Theo đài "Tiếng nói nước Nga" . Gói các đơn đặt hàng của nhà độc quyền xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm quân sự của Nga, hãng Rosoboronexport, hiện ước tính 35 – 37 tỷ đô la. Hơn 60 quốc gia trên thế giới đang mua vũ khí và các sản phẩm quân sự do Nga thiết kế và chế tạo.

ĐỐT CỜ ĐỎ SAO VÀNG – MỘT HÀNH ĐỘNG SAI LẦM.

"CỜ ĐỎ SAO VÀNG" PHĂN ĐỐI "CƯỚP BIỂN" TRUNG QUỐC.
 “Đa phần người VN trong nước chưa và không bao giờ coi đó là cờ của CS. Nó chỉ đơn thuần là cờ của quốc gia VN hiện nay chứ không đại diện cho ĐCSVN. Chế độ rồi sẽ đổi thay, cờ Tổ quốc có thể thay đổi sắc màu nhưng cờ Tổ quốc mãi mãi sẽ chỉ  đại diện cho dân tộc VN, tổ quốc VN”

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Cờ sao và màu cà vạt Việt - Trung

Chuyến đi Phương Nam những ngày cuối năm của ông Tập Cận Bình kết thúc một năm quan hệ đầy giông bão giữa hai nước Việt - Trung, từng được gọi là "anh em hàng xóm môi hở răng lạnh", nhưng bằng mặt mà chẳng bao giờ bằng lòng.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Về bức tự họa “Tuyên thề” của ông Cù Huy Hà Vũ.

"Tuyên thề"  (hình 1)
   "Để bức “Tuyên thề” có ý nghĩa, theo thiển ý của tôi, ông Hà Vũ phải vẽ lại mái tóc. Hoặc, “Tuyên thề” không phải là bức chân dung tự họa của ông Cù Huy Hà Vũ”. 

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Lạm bàn: Việt Nam “dùng sai” quốc kỳ Trung Quốc

Các bé gái VN cầm cờ "TQ" 6 sao đón Tập Cận Bình. Ảnh BBC
   "TQ không bao giờ mở mày mở mặt với thế giới được và TQ luôn bị thế giới cô lập. Cờ TQ đã báo trước là TQ sẽ ở cái thế bị bao vây này"

    Thời gian gần đây, cứ mỗi lần có việc đón tiếp hay giao lưu với Trung Quốc, Việt Nam hay có tật “dùng sai” quốc kỳ Trung Quốc, tức là dùng phiên bản “sai” của lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) nâng lên thành sáu sao. 
   Điều này xảy ra hoài trên truyền thông làm nhiều người đâm ra nghi ngờ VTV và ban lễ tân bộ ngoai giao Việt Nam có ý đồ gì đây?

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Liên Xô – “Đế quốc Tội ác” hay ước vọng hoang tưởng?



Photo: RIA Novosti



     Đúng 20 năm trước quốc gia với tên gọi Liên Xô đã biến đi trên bản đồ thế giới. Tất cả các nước cộng hòa đứng trong Liên bang Xô viết đều tuyên bố nều tự chủ, tổ chức bầu tổng thống, lập chính phủ cũng như các kế hoạch của tương lai riêng. Tuy nhiên cho mãi đến hôm nay, một số giới cầm quyền vẫn tìm kiếm trong quá khứ nguyên nhân những thất bại hiện tại của họ, bằng cách tuyên bố Liên Xô là một "đế quốc tội ác" và "nhà tù của các dân tộc". Nhưng trái lại, nhiều chính trị gia và nhà sử học đang khẳng định rằng, chính quyền Xô viết đã làm được những điều không thể, mở mang nền kinh tế, nâng chất lượng chăm sóc y tế; trình độ giáo dục tại đa số các nước cộng hòa Liên Xô ở mức rất cao. Vậy ai là người nói đúng?

Những “đứa con” lăng loàn

Hà Sĩ Phu

Bài “Mối quan hệ giữa Nhân quyền và sự ổn định chính trị” của tác giả Hạ Đình Nguyên đã gợi ra một vấn đề có tính hệ thống, vẫn tồn tại bấy lâu nay trong xã hội ta.

Tác giả nêu hai khẩu hiệu nhân ngày Quốc tế Nhân quyền được treo ở đường phố Sài Gòn: “Nhân quyền phải đảm bảo ổn định chính trị và trật tự xã hội” và “Nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc”.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Điểm những 'Nhân vật năm' độc đáo của Time

Sau khi tạp chí Time bình chọn "Người biểu tình" là "Nhân vật của năm 2011", hãy cùng điểm lại những bình chọn nổi bật, thú vị, hay gây tranh cãi của tạp chí này.


Hôm 14/12, tạp chí Time của Mỹ đã bầu chọn “Người biểu tình” là “Nhân vật của năm”, bắt nguồn từ 1 năm thế giới đã chứng kiến làn sóng biểu tình ở các nước Ả rập và phương Tây. Để lý giải cho bình chọn này, Tổng biên tập Stengel cho biết: "Một năm sau khi một người bán trái cây rong ở Tunisia tự thiêu, ngọn lửa biểu tình này đã lan ra khắp Trung Đông, tới châu Âu và cả Mỹ, định hình lại chính trị toàn cầu”. 




Trên bìa tạp chí Time xuất hiện hình ảnh một người biểu tình là một phụ nữ Arab.



Chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình *

Nguyễn Nghĩa
-
“Ai kéo được Việt Nam làm đồng minh sẽ có tiếp cận dễ dàng với nước Biển Đông, với bầu trời Biển Đông, và xa hơn là vùng trời Đông Nam Á, vùng đất Đông Nam Á, vùng biển Nam Thái Bình Dương”.
Sắp tới từ ngày 20-22/12/2011, “Thái tử đỏ” Tập Cận Bình, người chuẩn bị bước lên ngôi Hoàng đế Đế quốc phong kiến Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Cầu truyền hình hay diễn biến hòa bình?


Bài viết của tác giả Trần Kinh Nghị phân tich hay lắm ! Đúng là hữu nghị phải có nguyên tắc chứ .
Không biết việc tổ chức đêm giao lưu này là sáng kiến của ai mà vớ vẩn thế ! Chẳng khác gì một anh chàng đang liên hoan thân thiết với thằng cha hàng xóm đểu ,nó đánh con mình hết lần nọ đến lần kia, nó lấn chiếm vườn tược ,đêm đêm nó thường lẻn sang hiếp vợ mình thế mà vẫn ngồi uống rượu cùng nó lại còn ca ngợi tình bạn lâu năm nữa (!) Như vậy mọi người thử nghĩ xem cái anh chàng ấy ngu hay hèn ?? Có lẽ phải vừa ngu vừa hèn mới đúng !Tôi mong các vị lãnh đạo lúc nào cũng tự vỗ ngực khoe là sáng suốt ,là khôn ngoan , là đỉnh cao trí tuệ của dân tôc V.N hãy tỉnh ngộ đi kẻo muộn quá rồi ! Một lần nữa cảm ơn tác giả Trần Kinh Nghị ! 
Lê Dân  

"Người đàn bà xa lạ" của Ivan Kramskoi *


Неизвестная. Иван Крамской
Холст, масло. 1883

    Ở Việt nam ta, nhất là ở miền Bắc, có thể đây là một trong vài tác phẩm của hội họa Nga được biết đến nhiều nhất. Về độ nổi tiếng ở ta, nó có thể gần sánh ngang với "Mùa thu vàng" của Levitan. Cũng dễ hiểu vì ngày xưa dân ta đi Liên xô hay mang phiên bản của hai bức tranh này về. Tranh in lên bìa cứng, có khung, cỡ như tờ tạp chí, giá lại rẻ, có 1 rúp 80 kô-pếch.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Phật ở đâu ?

    
Cả nhà tôi đi chùa Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải leo núi vừa chen chúc…

Bé hỏi luôn: “Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Để đi lễ Phật con ạ”. 


Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước

Những thay đổi “trầm trầm mà cương quyết” diễn ra ở Myanmar không chỉ là kết quả các điều chỉnh về ngoại giao và nội trị của giới cầm quyền Naypyidaw, mà còn là phần quan trọng trong chiến lược mới về châu Á của Mỹ.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

THƯỢNG ĐỈNH Á ĐÔNG VÀ TẦU ĐỎ LẢO ĐẢO!

Hơn nhiều thập niên qua, đây là lần đầu, Á Đông lại chuyển mình rất quan trọng sau thượng đỉnh Á Đông bế mạc ngày 19-11 vừa qua ở Bali.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Công khai sự thật Hoàng Sa bị cưỡng chiếm, từng bước đòi đảo bằng hòa bình


Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

“Sài Gòn cái gì cũng sợ”. Vì sao?


    Mới đây bloger Trương Duy Nhất (TDN) có bài “ Sài Gòn cái gì cũng sợ” được nhiều người đọc. TDN đặt câu hỏi: “Không hiểu vì sao nhiều việc ở nơi khác được nhưng Sài Gòn lại không. Không cho Chế Linh hát, cấm chiếu phim “Hoàng Sa- nỗi đau mất mát”, ngăn chặn biểu tình… Hay tư duy quản lý của bộ máy chính quyền TP HCM chưa được… giải phóng, hay “sức khỏe tư tưởng” của bộ máy thành phố này đang có vấn đề? ”

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Xây dựng nông thôn mới: Bài học từ Hàn Quốc


Nông thôn Hàn quốc
   Từ thập niên 1990 đến nay, Việt Nam đã mời gọi doanh nhân Nam Hàn vào đầu tư và đã học kiểu làm kinh tế của Nam Hàn.    Gần đây Báo NNVN và Báo của nhiều tỉnh đã giới thiệu một số bài viết về phong trào xây dựng nông thôn Hàn Quốc. Báo NNVN còn giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Xuân Liêm, cán bộ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, người vừa dự khóa đào tạo tại “Học viện trung ương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn” tại Hàn Quốc.  

  Nhưng đáng tiếc là trong những bài báo trên người Cộng Sản VN chỉ học hình thức, mà bỏ quên tinh thần và là linh hồn của phong trào đổi mới ấy -  tướng Park Chung Hee. 
  Chúng tôi xin ghi lại đây ít điều về chuyện làm kinh tế của tướng Park Chung Hee, xem ông Park khác mấy ông cách mạng vô sản Việt Nam ra sao trong việc đưa đất nước Đại Hàn đi lên.