NSGV: Trung Hoa đã ức hiếp Việt Nam từ nghìn năm qua cho tới tận bây giờ. Nhưng không ít người VN vẫn “tự sướng” bởi tình đồng chí cùng chung lý tưởng, anh em “môi hở răng lạnh” với họ. Họ đưa ra “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” để mê hoặc dân ta, mặt khác họ ngang nhiên gặm nhấm từng tấc núi, thước biển của ta... Để rồi “Con tôi sẽ tiếp nối truyền thống, sẽ tiếp tục thờ cúng bóng tối, sẽ tiếp tục banh giạng trên phản cho các thần binh thỏa mãn. Nếu là bé trai, con trai tôi sẽ bảo vệ cái bàn thờ, nếu là con gái, con gái tôi sẽ tiếp tục hiến dâng"
***
***
Vừa xuất hiện trên tạp san
Hợp Lưu, Bóng đè đã gây kinh ngạc cho nhiều người, xôn xao văn giới hải ngoại
và rồi trong nước, nhất là khi truyện được đưa vào tuyển “Văn Mới 2005”- NXB
Hội Nhà văn.
Đọc Bóng
đè lần đầu độc giả dễ bị choáng bởi cách viết về sex và thậm chí còn viết
một cách rất oái oăm (quan hệ con dâu – bố chồng). Có người đã nhận xét về Bóng đè: Ấn tượng đầu tiên là quái dị và
ghê rợn. Sau đó là sexy.
Quả thực là ấn tượng, đọc rất hút, và không
dứt ra được cho đến những từ cuối cùng.
Nếu
chỉ cần có thế thì coi như truyện đã thành công. Nhưng phải thấy cái vỏ bọc sex
có phần quá lộ liễu chỉ để che bọc cho những thông điệp khác, ấn tượng hơn.
Số đông độc giả (kể cả người viết bài này)
coi Bóng đè là truyện mạnh nhất của Diệu, cả về ý tứ lẫn văn phong, xứng đáng
là hiện tượng.
Có người hỏi Diệu chị có sợ bị tương lai bắn
đại bác vào mình (vì tội đã bắn vào quá khứ bằng súng lục) ? *
Hơn một lần, Diệu làm cái việc phân trần:
“Tôi không viết về tình dục. Tôi viết về những điều khác và tôi mượn tình dục
để đề cập những vấn đề đó”.
Đúng vậy, đọc Bóng đè ta không thể không
thấy “gốc gác Trung Hoa” của các nhân vật trong các
truyện. Theo tôi không phải vô tình mà
Đỗ Hoàng Diệu đưa “ gốc gác Trung Hoa”
vào các truyện ngắn của mình trong tập “Bóng đè”. Truyện Vu quy trong tập Bóng đè
yếu tố “Trung Hoa” cũng rất rõ nét.
Nhiều người khi đọc Bóng đè chỉ thấy yếu tố sex, loạn luân, nỗi trăn trở về một hiện thực xã hội. Phải chăng đây
là nỗi ám ảnh đối với những tập tục cổ hủ, khắc khe, “đè” lên hạnh phúc của con
người?
Nhiều người không thích Bóng đè.
Nhưng số người thích nó vẫn đông hơn. Và dù thích hay không thích thì người ta
không thể phủ nhận ấn tượng Bóng đè để lại. Lâu lắm mới có một truyện
ngắn đặc sắc như vậy.
Bắt đầu từ cốt truyện. Một cô gái thành phố
(được viết từ ngôi thứ nhất) kết hôn với chàng trai gốc gác nông thôn. Họ sống
với nhau khá hạnh phúc dù chàng trai lắm khi phát hoảng trước đòi hỏi tình dục
mạnh mẽ của cô vợ trẻ. Bi kịch bắt đầu xảy ra khi cô gái theo chồng về quê ăn
giỗ, cả thảy bốn lần. Đời sống tinh thần tù hãm, lưu cữu của làng quê cộng với
sự đối xử sự khắc nghiệt của gia đình nhà chồng đã đem đến cho cô những cơn
bóng đè nửa thực, nửa hư rất đáng sợ. Cô bị một hồn ma, có lẽ là ông bố chồng
cưỡng hiếp. Có điều là ngoài những cảm giác sợ hãi, xấu hổ, cô gái còn cảm nhận
được những khoái lạc thể xác mà chồng cô không thể mang lại. Chồng và mẹ chồng
cô dường như biết việc này nhưng không ra tay can thiệp mà chỉ tỏ thái độ ghẻ
lạnh, xa cách. Sau bốn lần về quê chồng ăn giỗ, hôn nhân của cô bị đe dọa. Kết
thúc truyện cô gái có thai, bằng cảm nhận của mình cô chắc chắn hồn ma kia
chính là cha của đứa trẻ.
Một cốt truyện đặc biệt như vậy đủ để Bóng đè được dư luận chú ý. Nhưng tác
giả của Bóng đè không chỉ đầu tư vào
cốt truyện, dường như có vài chi tiết tác giả cố ý đưa vào cốt để độc giả sau
khi đọc có những suy diễn giống nhau. Cũng có thể coi đó là những ám chỉ khiến cho Bóng đè mang dáng dấp một tác phẩm văn học minh họa.
Đỗ Hoàng Diệu và "một nửa" của mình Ảnh: Hồng
Vĩnh
|
Khi Bóng
đè được xuất bản ở Việt Nam không ít người tiếc rẻ vì nó không được nguyên
vẹn. Có nghĩa là liều lượng ám chỉ đã
được giảm bớt. Thế nhưng cho dù bị cắt xén nó vẫn được đón nhận hết sức nồng
nhiệt. Thậm chí, nếu ở bản in sau những chi tiết về gốc gác Trung Hoa của gia
đình nhà chồng bị lược bớt thì Bóng đè
vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Rất may là Bóng đè không
chỉ có ám chỉ, lượng ám gợi trong tác
phẩm này cũng rất dào dạt, nó nhiều đến nỗi sắp chạm vào ranh giới của sự ứ
thừa. Nó khiến ám chỉ của Diệu bớt đi
nhiều sự lộ liễu, khiên cưỡng, thậm chí ở mức chấp nhận được. Một truyện ngắn
dài tới 33 trang nhưng người đọc khó dứt ra được.
Bóng đè
không thể tạo được ấn tượng mạnh như vậy nếu thiếu vắng trí tưởng tượng đặc
biệt của tác giả. Chúng ta thường nói nhiều đến thủ pháp sáng tác, đến đời tư,
đến khuynh hướng xã hội của nhà văn nhưng dường như ít quan tâm đến trí tưởng
tượng của họ. Thực ra nó cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với những nhà văn
đậm chất fantastic (tạm dịch là kỳ
ảo).
Bóng
đè cũng vậy, một cốt
truyện phức tạp tràn ngập những chi tiết rờn rợn, ám ảnh trong những không gian
ma mị như thế , hẳn là trí tưởng tượng đóng vai trò quyết định. Thế nhưng nếu
xem xét kỹ thì từng tình tiết fantastic
của Diệu lại thấy chúng đều không vượt qua giới hạn của hiện thực. Có nghĩa là,
từ đầu đến cuối, mọi tình tiết đều nằm trong những giới hạn có thể lý giải được.
Bóng đè là hiện tượng tâm lý phổ biến,
có rất nhiều người thường xuyên bị bóng đè, có thể tác giả của Bóng đè cũng nằm trong số đó. Trong
truyện có cả thẩy bốn lần nhân vật chính kể chi tiết sự kiện bị bóng ma hãm
hiếp. Nhưng rất có thể đó chỉ là ác mộng. Việc cô gái trẻ có cảm giác là chồng
cô, mẹ chồng cô cũng chứng kiến cô bị bóng đè rất có thể chỉ là suy diễn chủ
quan của riêng cô. Nếu truy xét tỉ mỉ từng chi tiết trong Bóng đè ta vẫn thấy chúng không vượt quá giới hạn của hiện thực, có
điều khá nhiều chi tiết nằm trong trường hợp ngoại lệ. Một câu chuyện hoang đường luôn thu
hút sự chú ý của độc giả vì những chi tiết hoang đường của nó
Việc không đẩy những tình tiết fantastic trong Bóng đè
vượt quá giới hạn của hiện thực khiến độc giả cảm thấy câu chuyện kỳ quái này
có thể xảy ra ở đâu đó, thậm chí với những người quen biết, và rùng rợn hơn cả
là có thể xảy ra với chính bản thân họ. Chính thế truyện ngắn này đọng lại rất
lâu trong trí nhớ.
Trên bìa 4 tập truyện “Bóng đè”, nhà văn
Nguyên Ngọc biểu dương: “Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ,
tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều
vấn đề số phận đàn bà. Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những
người phụ nữ phải gánh chịu “cả một quá khứ phi phàm”, bị đeo đuổi vì một thứ
“tội tổ tông”…
“Vấn đề lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn
bà” mà Nguyên Ngọc nói ở trên, theo tôi là “gốc gác
Trung Hoa” của các nhân vật trong các truyện của Bóng đè.
Nhân
vật “bóng đen” có “gốc gác Trung Hoa” chính là thế lực Trung Quốc ngày nay. Còn
nhân vật “tôi” chính là dân tộc Việt Nam hiện nay.
Trung Hoa đã ức hiếp Việt Nam từ nghìn năm
qua cho tới tận bây giờ. Nhưng không ít người VN vẫn “tự sướng” bởi tình đồng
chí cùng chung lý tưởng, anh em “môi hở răng lạnh” với họ. Họ đưa ra “phương
châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” để mê hoặc dân ta, mặt khác họ ngang nhiên gặm
nhấm từng tấc núi, thước biển của ta... Để rồi “Con tôi sẽ tiếp nối truyền thống, sẽ tiếp tục thờ cúng bóng tối, sẽ
tiếp tục banh giạng trên phản cho các thần binh thỏa mãn. Nếu là bé trai, con
trai tôi sẽ bảo vệ cái bàn thờ, nếu là con gái, con gái tôi sẽ tiếp tục hiến
dâng”.
“Vô thức tập thể” và một tâm lý nhược tiểu Việt Nam quả thực có đường nối với Bóng đè. Cái đó cần phải coi là một điểm đáng chú ý.
Nhân vật tôi trong Bóng đè bất chấp “bị
hãm hiếp trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng” vẫn thèm muốn cảm giác. Đó là người
phụ nữ luôn nghĩ mình “là nô lệ cả từ nghìn năm nay, từ khi chưa sinh ra đời”. Tác
giả không vô tình khi dùng cụm từ “từ nghìn năm nay”.
Hình ảnh bàn
thờ tổ tiên tại quê Thụ gắn với bóng tối “âm hồn dòng dõi Trung Hoa” mà truyện
ngắn đã nhắc tới là chìa khóa mở ám chỉ
cho toàn bộ câu chuyện. Tác phẩm là thông điệp về “một vực thẳm rẫy nóng của
chính mình và phát ra tiếng kêu về một mặc cảm hùng vĩ trùm bóng cả dân tộc”.
Đọc Bóng
đè và những dòng dưới đây với các danh xưng đã được ẩn dụ ở trên chúng ta
sẽ thấy toàn bộ sự thực câu chuyện mà tác giả muốn nói tới.
Trong tác phẩm, tác giả còn viết: “tôi cười gằn thỏa
mãn với ý nghĩ mẹ chồng tôi cũng đã nằm trên tấm phản này…”, phải chăng tác giả
muốn nói với người đọc rằng không chỉ có vợ Thụ là người phụ nữ đau khổ mà
người mẹ chồng ấy cũng từng đau khổ, cay đắng như con dâu mình? Có phải đây là
nỗi thống khổ của thân phận người phụ nữ trong gia đình “dòng dõi đế vương
Trung Hoa” ấy nói riêng và cả xã hội này nói chung?
Đỗ Hoàng Diệu không giải quyết vấn đề trên
theo cái nhìn của mình, nhà văn chỉ phơi bày hiện thực này ra để cho người đọc
suy ngẫm. Không biết người đọc có chấp nhận hay không chấp nhận hiện thực trên
trong xã hội?
Tác phẩm không đơn thuần là sex. Tác phẩm kết
thúc bằng một cái nhìn đầy trách móc của nhân vật tôi: Nếu sinh ra con trai thì
nó sẽ tiếp tục chấp nhận bi kịch, hi sinh, vị tha như cha nó “thờ cúng bóng
tối”, con gái thì cam chịu “tiếp tục hiến dâng” giống mẹ.
Tuy nhiên, nhân vật tôi vẫn hy vọng, tin tưởng “con tôi sẽ có bàn tay giống mẹ…biết níu giữ tự do dù cho bị thân thể trói buộc”, với chúng tôi, bàn tay ở đây chính là ý thức tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước, lòng thủy chung của con người Việt Nam. Cái ác, cái xấu như “cái bóng” “đè” lên cuộc đời họ, nhưng lòng yêu nước chân chính sẽ mãi “lung linh”, “óng ánh, diệu kì”, “bàn tay vẫn nguyên vẹn” dù cho “Chiến tranh, giông gió, bão lũ”.
Khi nói “Bóng đè” là muốn thoát ra khỏi bóng đè, ra
khỏi quá khứ và hiện tại, hướng tới tương lai. Giải phóng cá nhân, giải phóng
dân tộc...
Tổng hợp và bình luận: Việt Minh
Tổng hợp và bình luận: Việt Minh
Bài liên quan: Bóng đè - Đỗ Hoàng Diệu
Ghi chú: a) * - "nếu anh
bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác"-
một thành ngữ dân tộc Avác ở xứ
Dagestan (LB Nga). Theo nhà văn Rasul Gamzatov.
b) Trong bài có sử dụng tư liệu của cộng đồng mạng.
Ma. Có ma thật hay không?
Trả lờiXóaTôi đồ rằng ngay cả bậc sáng láng đạo mạo chuyên lên giọng bài trừ mê tín dị đoan cũng không chắc chắn khi ra vẻ quả quyết lắc đầu.
Tôi không gọi tên ma. Tôi cho là những bí ẩn mà con người không thể giải thích.
Lại nói chuyện bóng đè. Quãng năm 2000, tôi vào chơi với bà chị ở Biển Hồ, Gia Lai. Nhà chị nằm trong khu dành cho sĩ quan Sư đoàn 320. Buổi trưa, tôi ngủ trên chiếc giường đơn sát cửa sổ, nhìn ra vườn cà phê im lìm lá trong ánh nắng Tây Nguyên lành lạnh. Chỉ vừa chợp mắt là bóng đè. Vật vã mãi cũng thoát, tự trấn an như khoa học giải thích là nằm không đúng tư thế, tay tỳ lên ngực, thần kinh yếu... Cả nhà vẫn ngủ say, nên trấn an xong thì nằm xuống ngủ tiếp. Đã cố ý nghiêng bên trái, tư thế ngủ được cho là tốt nhất. Vẫn không thoát, bóng đến nhanh và diễn ra hệt như lần thứ nhất.
Tối đó, tôi xuống ngủ với đứa cháu, tất nhiên bình yên. Trưa hôm sau, để chắc chắn, tôi rủ cháu lên nhà ngủ với mình trên chiếc giường đơn kỳ lạ đó. Như định mệnh, bóng tiếp tục đè tôi trong khi cô cháu ngáy khò khò ngon lành.
Tôi không thể không nghĩ đến chuyện có một thứ năng lượng vô hình trên mảnh đất ấy, căn phòng ấy, thậm chí thớ gỗ của chiếc giường ấy ám vào mình.
Vài năm sau, câu chuyện tương tự xảy ra khi tôi ở khách sạn Thuận Hóa trên đường Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế. Bóng đè liên tục hai lần lúc ngủ trưa. Một chi tiết đến bây giờ vẫn tươi trong trí nhớ là đang trong lúc bị đè, tôi cố gắng với tay đến chiếc điện thoại bàn màu đỏ mà bất lực. Sau đó, tôi đổi phòng khách sạn thì bóng biến mất. Rồi tôi đi Hội An một đêm, trở lại Huế, với bản tính ương ngạnh, tôi quyết tâm ở căn phòng cũ, như muốn thách thức linh hồn, thế lực nào đó đang ám mình. Kết quả, cả đêm hôm đó, cứ chợp mắt là chiếc bóng quái quỷ lại đến.
Còn nhiều chuyện khó giải thích khác. Tôi sẽ kể từ từ.