Câu hỏi này có thể ít người nghĩ tới, hoặc khó trả lời.
Cần nói thêm là chữ “đảng viên” ở đây phải hiểu là “đảng viên cộng sản”. Thời
“kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” này cái gì cũng có giá của nó. Tôi
cho là nó “vô giá”. Chữ “vô giá” ở đây có thể hiểu là “rất có giá trị” hoặc phải
trả bằng “rất nhiều tiền”; và cũng có thể hiểu là “chẳng có giá trị” gì.
Thời kháng chiến chống Pháp, đảng viên có thể bị bắt,
tù đày, bị giết. Họ phải hoạt động bí mật, được dân che chở, nuôi dưỡng. Đảng
viên là những người dễ bị hiểm nguy nhất. Đến 1954 VN bị chia cắt thành 2 miền,
ở miền Bắc đảng viên vẫn là những người được dân tin tưởng. Đa số họ là những
người gương mẫu. Ngày ấy vào đoàn (thanh niên) còn khó chứ nói gì đến vào đảng.
Phải là đoàn viên mới được vào đại học, đi học nước ngoài. Giống như bây giờ,
muốn lên “sĩ quan” phục vụ lâu dài trong quân đội, công an, thì phải là đảng
viên. Thế nên muốn thăng tiến trong sự nghiệp, điều kiện bắt anh (chị) phải vào
đảng. Rồi ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể, tổ chức quần chúng
thuộc nhà nước, nếu muốn thăng tiến cũng phải vào đảng. Vậy là đảng viên đã và đang rất có giá.
Thời bao cấp, một trong 5 tiêu chuẩn chọn chồng của chị em là phải đảng viên (5Đ : "Đôm" – nhà, Đảng viên, Đạp – xe đạp, Đài, Đồng hồ).