Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

MH 370 - Chuyến bay đến hư không: Người thân và các chuyên gia Nga vẫn hy vọng.

Viktor Grigorov, người bạn của  thợ lặn Nicholas Brodsky nói:

"Tin vào điều này không chỉ vợ anh ấy mà còn những người thân, bạn bè đồng nghiệp … Là bạn thân và đồng nghiệp của anh ấy, tôi hiểu rõ anh ấy là một người được rèn luyện rất tốt về thể chất, tinh thần. Anh ấy đi nhiều, trải qua nhiều thử thách … nên chúng tôi tin rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì thử thách nào, trong môi trường nào anh ấy cũng sẽ vượt qua và sẽ sống".

Những giả thuyết "giật gân" của chuyến bay cuối cùng


Talk show phát trực tiếp ngày 27 tháng ba năm 2014 (xem Video ở cuối bài)



 Trong studio truyền hình trực tiếp : người thân và bạn bè của hành khách, các chuyên gia và các nhân chứng tai nạn hàng không đã thảo luận về chuyến bay cuối cùng của máy bay Boeing 777. Họ là Viktor Grigorov - người bạn của  thợ lặn Nicholas Brodsky, Miroxlav Bôitruk – chủ tịch công đoàn thành viên các phi công của Nga, Alekxandr Starovôitôp – đại biểu Duma Quốc gia Nga, Dmitri Petrốp – phóng viên chương trình “Tin tức”, Anatôli Knưsốp – phi công thử nghiệm, anh hùng LB Nga, chuyên gia lĩnh vực hàng không. Dmitri Verkoturốp – nhà Đông phương học ; Iuri Karas – Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm vũ trụ Nga, và một số chuyên gia, nhân chứng khác.

Gần một tháng qua trên toàn thế giới vẫn đang tìm kiếm một chiếc Boeing rất lớn của Malaysia bị mất tích. Giả định cuối cùng là đống các mảnh vụn của " Boeing " được vệ tinh chỉ định ở nam Ấn Độ Dương. Những người cứu hộ cho đến nay vẫn chưa tới nơi, nhưng bây giờ người ta đang đi đến bác bỏ, rằng đó có thể chỉ là một đống rác  biển.



Một máy bay khổng lồ biến mất không một dấu vết trên hành tinh này trong kỉ nguyên của tiến bộ công nghệ gần như đến giới hạn, khi các dữ liệu từ vệ tinh, gps dường như có sẵn cho bất cứ học sinh nào. Sự biến mất của nó, có lẽ là thách thức lớn nhất đối với  niềm tin vào sự tiến bộ của con người và vào tâm trí của nó.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

'Putin không đủ sức gây Chiến tranh lạnh'


"Không có Chiến tranh lạnh nhưng những hậu quả của căng thẳng hiện tại tạo ra một sự cô lập ngoại giao chưa từng có với Nga".

NSGV: Xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Thomas Gomart, một chuyên gia uy tín về Nga của Học viện quan hệ quốc tế Pháp, xung quanh cuộc đối đầu Nga - phương Tây hiện nay.

Nga đã có kế hoạch sáp nhập Crưm từ lâu

Nga đã sáp nhập Crưm, vì vậy tôi nghĩ câu hỏi đầu tiên chính là điều mọi người đang thắc mắc nhất vào lúc này: sau Crưm, Nga sẽ đi xa đến đâu?

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng, việc Nga sáp nhập Crưm gây ngạc nhiên bởi sự nhanh vội của nó, hơn là bởi chính bản thân quyết định này. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã từ nhiều năm nay nằm trong kế hoạch của Moscow.

Trong con mắt của tôi, hành động của Kremlin đồng thời có hai mục tiêu: một là mục tiêu địa phương là Crưm và mục tiêu lớn hơn là thử độ gắn kết của các nước phương Tây trong nội bộ NATO. Họ muốn biết Mỹ và các cường quốc châu Âu có thể liên minh với nhau ở mức độ nào để đối mặt với khủng hoảng.

Hành động này của Nga ở Crưm nên được giải thích bởi một chính sách đối ngoại thực dụng hay bởi một lý tưởng chính trị?

Bởi cả hai. Tôi nghĩ rằng có một tầm vóc lớn về lý tưởng chính trị trong cuộc khủng hoảng này. Chúng ta biết rằng Putin luôn có ý định đáp trả lại các chính sách và các xu hướng địa chính trị mà phe tân bảo thủ (neo-conservatism) của nước Mỹ xây dựng từ những năm 90 nhắm vào Nga. Đồng thời, cũng tồn tại một ý muốn tạo dựng một cái lõi cho chủ nghĩa dân tộc Nga, chưa kể là cùng lúc làm nổi bật lên những khó khăn mà các nước châu Âu đang gặp phải trong việc thực thi mô hình phát triển phương Tây.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Alaska trở lại Nga? Chuyện đùa.

NSGV: Xem ra đây chỉ là một trò được tạo ra để gây tiếng vang với chính phủ Mỹ nhằm duy trì ngân sách cân bằng và để “bảo vệ tiêu chuẩn sống của các công dân”; đồng thời cũng cho chính phủ các nước khác thấy tiền lệ Crưm có tác dụng xấu như thế nào, và cũng nói với Putin rằng những lí lẽ ông ta đưa ra để cướp trắng Crưm của Ucraina là không thuyết phục. Đây! Alaska "vùng đất lịch sử của nước Nga" đây, nay chúng tôi đòi trở về Nga đây, sao ông lại im re vậy? 

*    *

*

Cũng như Texas, Tennessee, Louisiana, South Carolina, North Carolina, Florida, Alabama và Georgia, Alaska đang cố gắng thu thập đủ 100.000 chữ ký cho việc trở lại Nga. Nhưng xem ra đây chỉ là thói dỗi hờn của trẻ nhỏ trước sự lơ là của cha mẹ nhằm duy trì ngân sách cân bằng và để “bảo vệ tiêu chuẩn sống của các công dân”. Nước Mỹ, với cương vị lãnh đạo thế giới đã chi quá nhiều ngân sách liên bang cho các hoạt động ngoại giao nhằm đảm bảo vị thế của mình trên thế giới. Liên tục nâng trần nợ công và giảm các chi phí phúc lợi xã hội đã khiến dân Mỹ cảm thấy bất an. Nếu so sánh với Canada và Australia, hai nước có GDP thấp hơn nhưng lại có chế độ bảo hiểm y tế toàn dân, thì đa số dân Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu lại không có bảo hiểm y tế. Họ có thể phá sản bất cứ lúc nào vì lý do sức khỏe. Do đó họ muốn đánh động đến chính quyền liên bang.

Toàn văn bài phát biểu về tình hình Ukraina khiến nước Đức nổi sóng

Lời người dịch:
Thay cho việc tóm tắt các luận điểm chính, tôi quyết định dịch miễn phí :) toàn văn bài phát biểu này trên cơ sở Biên bản chính thức của Nghị viện Liên bang Đức. Hy vọng tư liệu đầu nguồn này có thể giúp bạn đọc Việt Nam có một hình dung cụ thể về quá trình thảo luận chính sách Ukraine của Đức, một quốc gia đang đóng vai trò then chốt trong quan hệ giữa Phương Tây và Nga trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị hiện nay. Ngoài ra biên bản tốc ký này, trong đó bao hàm các ghi chú chi tiết về phản ứng của cử toạ bao gồm các chính khách thuộc Liên minh chính phủ cũng như của các đảng đối lập, cũng có thể cung cấp những ấn tượng sinh động về văn hoá nghị trường, trước hết là về nghệ thuật diễn giải của Gregor Gysi, một luật sư gốc Do Thái xuất thân từ CHDC Đức trước đây và người được coi là một trong những nhà chính trị Đức có khả năng hùng biện nhất.
*     *
*
Bài phát biểu của Gregor Gysi, Chủ tịch Khối Nghị sỹ Đảng Cánh tả, Đảng đối lập lớn nhất của Nghị viện Liên bang Đức trong nhiệm kỳ hiện tại, vượt lên khỏi phạm vi chính trị đảng phái, đã dành được sự chú ý rộng rãi của công luận Đức trong những ngày này và được không ít người coi như là một “bài giảng xuất sắc về công pháp quốc tế”.

Phát biểu của Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả sau Tuyên bố của Thủ tướng Liên bang Angela Merkel về tình hình Ukraine tại Phiên họp toàn thể của Nghị viện Liên bang Đức ngày 13.3.2014
Thưa ông Chủ tịch! Thưa các quý bà và quý ông! Putin muốn giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng biện pháp quân sự. Ông ta không hiểu rằng các vấn đề của nhân loại không thể giải quyết bằng binh lính hay súng đạn, mà hoàn toàn ngược lại.
Kể các các vấn đề của nước Nga cũng không thể giải quyết bằng cách đó.
Tư duy và hành động của ông ta là sai và chúng tôi lên án điều này một cách rõ ràng!
Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức tư duy từng thống soái và vẫn đang thống soái ở Phương Tây: ở các trường hợp Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya.
Thay thế cho xung đột hệ thống trước đây nay là các đối kháng về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Nga. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, tuy nhiên các đối kháng về quyền lợi như vậy vẫn hoàn toàn có thể dẫn đến những hệ quả tương tự.
Hoa Kỳ muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có, và Nga muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có. Liên quan đến Nga tôi chỉ nêu ra các từ khoá sau đây: Georgia, Syria, Ukraine.
Cho dù lên án hành động của Putin, người ta vẫn phải nhìn nhận nguyên do đã dẫn tới toàn bộ tình trạng tình trạng căng thẳng và xung đột hiện tại. Tôi xin nói một cách hoàn toàn rõ ràng với các quý vị: Tất cả mọi sai lầm mà NATO và EU có thể có thì họ đều đã mắc phải.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Crimea trong thế cờ của các nước lớn

  Có hai xu hướng đang dẫn dắt các cuộc tranh luận về tình hình tại bán đảo Crimea sau cuộc trưng cần dân ý. Một là các phong trào ly khai nếu không được giới hạn, không phản ánh quan điểm, nguyện vọng của đa số người dân sẽ khó bảo toàn lãnh thổ, đồng thời gây ra những cuộc khủng hoảng trong hệ thống luật quốc tế. Hai là các trường hợp tiền lệ dùng luật của các cường quốc trong quá khứ như đã làm sức mạnh của luật pháp quốc tế xói mòn. Vì thế Crimea hiện nay là thế giới của sức mạnh.
 
Bức biếm họa minh họa cho bài viết này nói một cách rõ ràng
 câu chuyện "về Nga" của Crimea
.
Crimea “tự quyết” theo luật pháp hay tiền lệ pháp?

Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16-3 đã đặt ra câu hỏi về tính hợp hiến của hành động này. Nga cho rằng bản thân chính quyền lâm thời Kiev là bất hợp pháp bởi hành động thiếu tôn trọng quyền lực của ông Yanukovych khi còn tại vị và điều này cho thấy Crimea nên có quyền quyết định vận mệnh cho bán đảo này.

Nga đã thắng phương Tây?

TS Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc


Một bài bình luận có tựa đề ‘Trận pháp Putin’ của Đặng Vương Hạnh trên báo Tiền Phong hôm 20/03 nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘đã thắng trong trận chiến Crimea’.

Bài viết cho rằng ‘có thể phương Tây đã tạm “dẫn bàn” bằng việc lật đổ ông Viktor Yanukovych, nhưng sau “cú giật mình”, ông Putin đã nhanh chóng giành lại thế chủ động và vượt lên trong ván cờ địa chính trị’.

Cũng theo tác giả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang ‘bối rối, bị động’, cố gắng ‘gỡ gạc thể diện’ sau kết quả ‘không có gì bất ngờ’ của cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và đang ‘đau đầu trước nan đề kỳ thủ Putin’ vì không biết ông có ‘tung ra những nước cờ nào nữa trong “hiệp hai” cuộc đấu’.

Bằng những nhận định đó, xem ra Đặng Vương Hạnh cũng cảm thấy phấn khởi trước ‘chiến thắng’ này của Tổng thống Nga.

‘Bị động’ do đâu? Không ai có thể phủ nhận Nga đã dễ dàng chiếm được Crimea. Chủ biên thời sự quốc tế của BBC John Simpson gọi việc Nga thôn tính vùng tự trị thuộc chủ quyền của Ukraine này là một ‘cuộc xâm lăng êm thấm nhất của thời hiện đại’.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Nỗi ám ảnh của tấm hình - kỉ vật của cuộc chiến Mỹ - Việt (*)

Quảng Ngãi, mùa hè rực lửa năm 1967, chàng lính Mỹ Rich Luttrell đã nhặt được tấm hình này từ xác của người lính bên kia chiến tuyến.
Đằng sau tấm ảnh chỉ ghi - Nguyen Tien - Vĩnh Phú

_


Năm 1967, Rich Luttrell gia nhập quân đội, khi còn là một thiếu niên 17 tuổi. Ðây là một cơ hội cho Rich thoát cảnh nghèo trong một khu gia cư rẻ tiền tại Illinois. Ông bỗng thấy mình trưởng thành, có được hai đôi giầy ống, một đôi giầy mới, và những quân phục mới. Trong đời ông, chưa bao giờ ông có nhiều quần áo như thế trong một lần. Ông nghèo, nhưng có lòng ái quốc. Ông quyết định ra đi và gia nhập Chiến đoàn Dù 101. Giống như nhiều thanh niên khác, Rich được huấn luyện cho cuộc chiến tại Việt Nam.

Ngày Rich tới đơn vị, chiếc trực thăng hạ cánh xuống một khu rừng già tại Việt Nam, và ông trông thấy những người thuộc trung đội ông đứng đó - cũng trạc tuổi ông. Có những người trông rất ngầu - nhất là mắt họ. Ông hoảng sợ kêu lên, "Lạy Chúa, con sẽ phải đường đầu với những gì ở đây?"

Rich đã được huấn luyện như mọi người, để chiến đấu trong điều kiện của địch quân, nghĩa là phải chiến đấu du kích - đêm đi nằm phục kích, lùng và diệt địch. Lúc ấy Rich chỉ vừa mới 18 tuổi. Chàng thiếu niên bé bỏng từ khu gia cư rẻ tiền tại Illinois bỗng thấy mình ở trong một hoàn cảnh mà không một sự huấn luyện nào đủ sửa soạn cho rừng già Việt Nam. Tại đây trời nóng hoặc mưa, hoặc cả mưa và nóng. Không có nhà cửa, không giường chiếu, không nghỉ ngơi, và không ngừng sợ hãi. Rich chỉ là một thiếu niên gầy gò, vai đeo chiếc ba lô to hơn lưng, và phải học điều luật căn bản đầu tiên: phải tiếp tục tiến bước, tiến bước và tiến bước mãi.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Vì sao Video trả lời phỏng vấn của tân nữ bộ trưởng tư pháp Crimea Natalia Poklonskaya “dậy sóng“?

  Hôm nay trong một stt trên FB của mình, sau khi xem Video trả lời họp báo của tân bộ trưởng tư pháp Crimea Natalia Poklonskaya được phát trên Youtube hôm  11/3/2014, ông Trần Đăng Tuấn đã nhận xét: “Thôi thì thiên hạ có ném đá thì mình cứ thú thật: Mình nghe bất cứ ông chính khách nào nói tiếng Nga là mình hiểu ngay, gần như nghe tiếng Việt. Vậy mà nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát Crimea (hay gọi là Bộ trưởng Tư pháp ở bên đó) phát biểu trong họp báo khi nhậm chức (trước 16/3) mấy lần tua đi xem lại vẫn chẳng hiểu chữ nào, ý nào, chỉ nhớ...mặt mũi, ngữ điệu âm sắc giọng nói thôi. Chết thật. Hoá ra chính trị chỉ là một chuyện thôi, mà chuyện đó có thể quên được. Lại nghĩ giá như ở nhà ta có vài bộ trưởng thế này thì có lên TV nói về giảm lương hay tăng giá thuốc, có khi thiên hạ vẫn...vui ngây ngất !”

Vậy, vì sao Video trả lời phỏng vấn của tân nữ bộ trưởng Crimea lại "dậy sóng"?


  Poklonskaya năm nay 33 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tư pháp của nước Cộng hòa tự trị Crimea hôm 11 tháng 3. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Crimea, hình ảnh của Poklonskaya cũng theo đó được lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới chỉ trong vài giờ.

Thấy gì trong sức mạnh cứng của Putin ở Ucraine.

Nhìn lại trong cuộc khủng hoảng Ucraine vừa qua thấy Putin là một tướng tài. Mạnh mẽ, lạnh lùng, thọc sâu, nắm bắt rất nhanh tình thế, chớp thời cơ.

Hành động thể hiện rỏ ràng nhất là việc ngay tức khắc cho quân Nga thành quân tự phát thâm nhập vào và chiếm các vị trí trọng yếu của Ucraine và bán đảo Crimea.
- Nắm bắt tình thế là quân của Ucraine không có tinh thần chiến đấu cao và nhất là với quân Nga. Vã lại chính trường Ucarine đang rối loạn, một mệnh lệnh nổ súng chống lại là điều khó. Nên việc thâm nhập nhanh nhậy như vậy đảm bảo thắng lợi
- Điều này làm chia cắt quân của Ucraine, dẽ dàng bẽ gãy các kháng cự trên quy mô lớn nếu có.
- Chận ngay các ý định đổ quân gìn giữ hòa bình cùa LHQ hay Nato sau này.
- Làm điểm tựa tinh thần cho các tổ chức hướng về Nga ở Ucraine và chính quyền Crimea.

Để rồi tất cả từ Ucraine tới EU, Mỹ, LHQ đều bị tê liệt, và chuyện đến sẽ đến Nga có Crimea.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Mạ!


19 Tháng 3 2014

Mạ!

Tối hôm qua đưa mạ ra phi trường về Việt Nam, nhìn dáng mạ liêu xiêu cúi người xách cái túi xách, mình chợt quay mặt đi tránh dòng nước mắt đang chực lăn. Mạ già rồi, kỳ này về là về luôn không qua nữa, tám mươi rồi! Các con cũng đã nên người và thành đạt, cháu chắc đã lớn không còn cần mạ nữa, mạ ở chi đây!

Mạ babysit kiếm chút đỉnh phòng khi hậu sự, gởi các con mỗi đứa mỗi ít, giữ giùm cho mạ...giờ viện lẽ mạ lú lẫn không giữ được tiền nên chả có đứa nào trả lại tiền và sợ bị mạ hỏi tiền nên các "Phật tử thuận thành" và "con cái của Chúa" đều trốn biệt, không một đứa nào ghé lại thăm nom xem mạ sống chết ra sao, ngày mạ đi các nhà đạo đức không gọi một cú phone mà cũng cho mạ được 10$ bạc bọc lưng! Nhà có kỹ sư, có bác sỹ, dược sỹ, bussiness tiền bạc không thiếu, chỉ thiếu tấm lòng và chữ hiếu mà thôi!

SÁP NHẬP CRƯM VÀO NGA - RỒI SAO NỮA? (*)

 NSGV:"Nếu như một ngày đẹp trời nào đó, ông hoàng Norodom Sihamoni của xứ Chùa Tháp tuyên bố “Trà Vinh Sóc Trăng là máu thịt không thể tách rời của Campuchia!” – nào, các chú tính sao?"
Serguei Kouzmic
Thế là đã xong, cái tem Crimée đã được dán lên cái mông của con voi Nga, bây giờ thì sao? Gượm nói chuyện này đã, ta nói chuyện Putin trước. Không phải mấy ngày gần đây, với dân chúng Việt Nam nói riêng và “nhân loại tiến bộ” và cả “cần lao” khắp thế giới đang hướng về ông ta sao? 
Phải nói rằng Putin là một người đàn ông đang được đa số “nhân loại tiến bộ” toàn thế giới ngưỡng mộ. Chị em thì thích cái anh đẹp trai, “nạnh nùng”, quyết đoán này. Đàn ông thì thích vì đó là biểu hiện của quyền lực, quyền lực thực sự, chẳng cần nói, là làm, mà nói thì hay, đã nói hay, làm còn hay hơn. Thực sự, mình thích ông này, ở rất nhiều phương diện. “Uy tín” của ông ta trong trái tim mình chỉ bắt đầu nhúc nhích đi xuống khi sửa Hiến pháp Nga để ở lại thêm mấy nhiệm kỳ, đưa tổng thời gian làm tổng thống Nga lên đến mấy chục năm. Có thể nói, “chủ nghĩa đế quốc” có là “diều hâu” chăng nữa, thì cũng chẳng bao giờ có cái chuyện cổ tích đó xảy ra từ sau 1789 là năm của cuộc Đại Cách mạng Pháp.
Vừa mới khen Putin hành động quyết đoán chínhxác, nhanh chóng… rất phù hợp với quyền lợi của nước Nga hôm trước, thì hôm sau ổng phang cho bài diễn văn “làm thay đổi cả thế giới” (cách gọi của báo chí Cách mạng Việt Nam, mình hóng thôi nhé) – nếu cái bài này chỉ dừng ở “Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế” – chuẩn luôn. Nhưng, (khổ, lại “nhưng”) Putin lại tiếp tục “Crimée là máu thịt Nga…” thì là nghe chừng đã có gợn rồi đấy. Nếu như một ngày đẹp trời nào đó, ông hoàng Norodom Sihamoni của xứ Chùa Tháp tuyên bố “Trà Vinh Sóc Trăng là máu thịt không thể tách rời của Campuchia!” – nào, các chú tính sao?

“Bài diễn văn lịch sử” của Putin

Sau bài phát biểu của Putin, có thể “thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa”, nhưng nhiệm vụ của Châu Âu và Phương Tây là đừng để cho nó trở về những năm tháng mông muội của thế kỷ 20... 
Facebooker Nguyễn Hoàng Linh


Rất nhiều người phấn khích trước bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Crimea trong phiên họp bất thường của Quốc hội Nga. Báo chí ta, trích một số ý kiến đây đó, bảo rằng đây là một “bài diễn văn lịch sử”, “có lẽ là bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin”, và sau bài diễn văn này thì “thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa”, v.v...
Mạng soha.vn đăng một số “ý kiến bạn đọc”, đa phần là theo hướng tung hô ngất trời, rất hào hứng, trong đó có những ý rất “hay”, tỉ dụ: “Dân tộc Nga sản sinh ra những người con vĩ đại, trước đây là Vladimia Ilich Lê Nin nay là Putin, cũng như dân việt ta có Bác Hồ và bác Giáp... Họ xứng đáng là Thánh, là chúa Trời...”.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Cuộc bỏ phiếu ở Crimea: "nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé"

NSGV: Đúng là "nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé". Có lẽ đó chính là nguyện vọng của Ucraina (chắc không phải nguyện vọng của Putin). Và đó là cái giá phải trả cho nguyện vọng độc lập. Chắc Ucraina cũng chấp nhận cái giá đó?! Làm gì có chuyện đạt được mong muốn mà không chịu mất gì, đặc biệt là đang ở thế yếu hơn?!. Có lẽ đó cũng là con đường của những anh chàng bé nhỏ ở bên cạnh những chàng khổng lồ. Mà cái dịp để được "đứt đuôi" thì có lẽ cũng phải "nghìn năm mới có" chứ chẳng phải lúc nào vận may cũng xuất hiện.
  Trần Đăng Tuấn

Cùng ngày 16/3 với Crimea, ở Venice đang có cuộc "trưng cầu dân ý" về việc tách ra thành quốc gia độc lập với Italia !

Lý do của nàng Venice là khách du lịch quanh năm đông như trảy hội (đến đó hưởng tuần trăng mật thì bao nhiêu tiền chả tiêu?). Mỗi năm Nhà nước Italia thu từ nàng Venice 74 tỷ Euro, mà chi lại cho nàng có 21 tỷ. Cho nên nàng cáu, nói : Anh tưởng tôi rời anh ra tôi chết đói à ?

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Crưm: Ván cờ địa chính trị mới chỉ bắt đầu (*)

Bán đảo Crimée (tiếng Pháp, tiếng Nga và Ukraine là Crưm)
Serguei Kouzmic
Nhiều bạn Facebook cứ thắc mắc, là mình làm nghề gì, học cái gì… mình thì chẳng thích công bố chuyện đó. Nhưng sau những diễn biến ở bán đảo Crimée, mình quyết định phải thú thật, là nghề được đào tạo là “Lịch sử quan hệ quốc tế”. Vậy thôi, trong bài này, xin giở võ tí chút.
Bán đảo Crimée (tiếng Pháp, tiếng Nga và Ukraine là Crưm) có vị trí địa chính trị chiến lược đối trong khu vực, đối với cả Nga và Ukraine, thậm chí với nhiều nước trong vùng xung quanh biển Đen. Nếu như ai đó đã đọc hồi ký “Đất nhỏ” của L. Breznev sẽ thấy bán đảo có vị trí cực kỳ quan trọng – hồi năm 1943 trong Chiến tranh Vệ quốc, khi Hồng quân Liên Xô chiếm được một bàn đạp trên bán đảo mà họ gọi là “Đất nhỏ”, từ đó mở rộng vùng giải phóng đóng góp quan trọng vào chiến dịch giải phóng Ukraine.
Về những hành động của Nga nói chung và Putin nói riêng gần đây đối với Ukraine và Crimée, đầu tiên, chúng ta phải đánh giá, đó là thành công thực sự lớn, có ý nghĩa với đất nước Nga. Hành động kịp thời, quyết liệt, có tính toán… thể hiện đúng bản chất con người Putin, một cựu trung tá KGB – lạnh lùng và quyết đoán. Nếu chỉ chậm hơn vài ngày, Mỹ và Phương Tây nhảy vào, coi như là vứt. Và Nga đã thắng. Tất nhiên, không có thắng lợi nào là không phải trả giá. Vậy cái giá phải trả là gì?

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

TIN SỐC! HÀNH TRÌNH CỦA CHUYẾN BAY MH 370 - ĐÁP XUỐNG AN TOÀN!

 Đường bay tránh Radar của Không Tặc. Máy bay đã đáp xuống an toàn
 tại phi trường OSH AIRPORT của Kyrgyzstan.
(NSGV): Báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin từ giới chức Malaysia nói chiếc MH370 đã bị ép hạ cánh xuống khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, nhưng tọa độ chính xác chưa được tiết lộ.


Trong khi đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã phát đi bản tin nói Bắc Kinh vẫn đang thúc giục Malaysia cung cấp thông tin "toàn diện và chính xác" về số phận MH370.

Ấn Độ, một trong những nước tham gia tìm kiếm MH370 hôm nay bị cho là đã không bật radar quân sự thường xuyên, điều này góp phần lý giải vì sao MH370 'tàng hình' bí ẩn, theo tờ Indian Express.

********
Trước khi đọc tin nầy thì các bạn của mình đừng nghĩ là tin chính thức từ chính quyền Malaysia hay bất cứ nguồn nào nhé.

Đây là kết quả những gì mà HACKER TRẮNG đã tìm được. Tin nầy chỉ chia sẻ với các bạn trong friendlist thôi. Người ngoài friendlist đừng hỏi mình kiếm đâu ra thứ nầy nhé.

Tin hay không là tùy bạn mình, duy có điều Thùy Trang khui được cái nầy cũng mất thì giờ lắm vì mình phải chạy ra đường dùng wifi của một Hotel để làm việc.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Trả Tự Do cho Giáo Dục

Huy Đức

TRẢ TỰ DO CHO GIÁO DỤC   
Thành lập và đứng đầu Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục là một lựa chọn rất khôn ngoan của Thủ tướng. Nhưng, một nền giáo dục bị giam hãm qua nhiều thập niên không thể thay đổi nếu công việc từ nay tới 2020 chỉ là "xây dựng chương trình môn học và biên soạn các sách giáo khoa" như Hội đồng giáo dục đưa ra hôm 25-2[1]. Biên soạn sách giáo khoa là công việc có thể đảm đương bởi những tổ chức dân lập như "Cánh Buồn". Điều mà đất nước cần ở một vị thủ tướng có tầm nhìn là ngay bây giờ phải "trả tự do" cho Giáo dục.

Giáo Dục
Ngày nay, không ai có thể đặt quốc gia, dân tộc trong những không gian riêng biệt. Một nền giáo dục có tương lai là một nền giáo dục tạo ra được những giá trị có thể chia sẻ toàn cầu, chuẩn bị được một nguồn nhân lực giàu tính nhân văn và khả năng sáng tạo.

Không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự tồn vong của Chế độ. Cũng không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự hùng cường đơn lẻ của một quốc gia. Không thể cải cách giáo dục, nếu không nghĩ đến việc chuẩn bị những thế hệ người Việt có thể tìm chỗ đứng bên ngoài biên giới Việt.

Đài Tưởng niệm các liệt sỹ tại đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội : Vì đâu nên nỗi?

Kiểm tra giấy tờ trước khi cho vào thăm viếng. (ảnh: Anh Chí)
Sáng nay, 9h30 ngày 14/03/2014, Đoàn đại diện No U FC cùng một số cựu binh, bà con anh chị em đã đến Đài Tưởng niệm các liệt sỹ tại đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội để dâng hoa tưởng niệm các liệt sỹ đã ngã xuống tại vùng biển đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.
Đoàn xuất phát từ đầu đường Hoàng Diệu, sau đó đi bộ đến Đài Tưởng niệm các liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Khi đến nơi, đoàn đã thấy các lực lượng an ninh công an có mặt tại địa điểm trên. Một số đồng chí an ninh dùng máy ảnh, máy quay ghi lại hình ảnh các thành viên của đoàn. Đoàn cũng đã nhận ra các khuôn mặt quen thuộc bên phía lực lượng an ninh.

Đại diện của đoàn đã đến đặt vấn đề với các đồng chí cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ và hướng dẫn tại Đài tưởng niệm. Anh Nguyễn Chí Tuyến đã thay mặt đoàn tiến hành việc đăng ký vào viếng với các đồng chí cảnh vệ đang làm nhiệm vụ.

Sau khi tiến hành việc đăng ký, mặc dù có sự can thiệp của phía an ninh nhưng các đồng chí cảnh vệ vẫn đồng ý và hướng dẫn để đoàn vào tiến hành việc tưởng niệm.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

M. Gorbachev: mục đích của đời tôi là sự thủ tiêu của chủ nghĩa cộng sản

 


(Phát biểu trong một hội thảo tại Đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ)

"Mục đích của cuộc đời tôi là sự thủ tiêu của chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài không thể chịu đựng nổi đối với mọi người.

Vợ tôi hoàn toàn ủng hộ tôi, bà ấy hiểu sự cần thiết cho điều này thậm chí còn sớm hơn tôi đã làm. Tôi đã sử dụng vị trí của mình trong đảng và đất nước chính vì là dành cho mục đích này. Đó là lý do tại sao vợ tôi luôn thúc đẩy tôi để đảm bảo rằng tôi đã liên tục giữ vị trí ngày càng cao ở trong nước.

Khi chính tôi gặp phương Tây, tôi nhận ra rằng tôi không thể rút lui khỏi mục tiêu đã đặt ra. Và để đạt được điều đó, tôi đã phải thay thế toàn bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên Xô, cũng như lãnh đạo tại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Lý tưởng của tôi vào thời điểm đó là con đường của các quốc gia dân chủ xã hội. Kinh tế kế hoạch không cho phép nhận ra tiềm năng sở hữu bởi các dân tộc của phe xã hội chủ nghĩa. Chỉ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mới có thể cho phép đất nước của chúng tôi phát triển năng động.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Vụ máy bay Malaysia mất tích: XUẤT HIỆN TÍN HIỆU… “TỰ SƯỚNG”

Nguyễn Văn Hoàng
Tại sân bay Cà Mau, ba trực thăng Mi 171 đã tập kết đợi lệnh xuất phát tìm kiếm
 cứu nạn máy bay mất tích của Malaysia. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

  Sau hơn ba ngày tìm kiếm, tín hiệu chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines được cho là mất tích thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy xuất hiện bài viết "Có tình cảm nào đẹp hơn thế" trên báo Đại Đoàn Kết rất kịp thời và... “đúng quy trình”.

Bài báo viết: “Kể từ thời điểm đó đến nay, các lực lượng của QĐND Việt Nam như Hải quân, Phòng không Không quân, Cảnh sát biển đã có hơn 80 giờ làm việc không ngừng nghỉ trong một chiến dịch tìm kiếm chưa từng thấy có sự góp mặt bởi lực lượng của tổng cộng 9 quốc gia. Tất cả những điều đó đã nói lên sự chủ động và khả năng ứng trực của các cơ quan hữu trách Việt Nam là hết sức tuyệt vời trong các tình huống khẩn cấp và còn tuyệt vời hơn nữa khi đằng sau sự chủ động ấy là những tấm lòng nhân hậu của một quốc gia, một dân tộc đối với một quốc gia và dân tộc khác trước một sự cố bất ngờ. Sự nhân hậu có tinh thần quốc tế cao cả vốn là một tài sản quý của những người Việt Nam lần này lại sáng lên ở một tình huống cụ thể. Từ sự cao cả ấy, chúng ta đã cùng với các đội tìm kiếm cứu hộ nước ngoài thực hiện một nhiệm vụ quốc tế hết sức đặc biệt chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam bằng tất cả trái tim mình”.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

"Liệu ông Putin có tái lập được đế quốc Nga hay không?"

Putin có tái lập được đế quốc Nga ?
 Trên đây là câu hỏi mà đặc phái viên tại Washington, William Marsden của cơ quan truyền thông "POSTMEDIA NEWS" tìm cách giải đáp trong một bài bình luận được đăng trên báo The Gazette xuất bản bên Canada, với tựa đề "Putin's empire building is divorced from reality"  tạm dịch là "Ý đồ xây dựng (lại) một đế quốc của ông Putin là một sự ly dị với thực tế" (hay nói cách khác là phản thực tế). Bài viết không dài dòng nhưng khá xúc tích  với đại ý như sau :
Trước tình trạng Nga tìm cách củng cố sự kềm tỏa bán đảo Crimea cũng như đe dọa biên giới phía đông của Ukraine bằng các cuộc thao diễn quân sự, câu hỏi được đặt ra cho Mỹ cùng đồng minh là phải làm gì để có thể, bảo toàn chủ quyền cho Ukraine, cũng như để làm sao phục vụ mục tiêu tối hậu là ngăn chặn việc Nga tái lập một đế quốc. Chiến lược từ trước đến nay thường được dùng là đe dọa cô lập Liên xô về ngoại giao lẫn kinh tế. Nhưng nếu sự cô lập về ngoại giao và kinh tế cũng chính đang là mục tiêu mà Nga đang muốn tiến tới khi tìm cách tạo dựng một "khối thị trường riêng biệt" (own trading bloc) qua cái gọi là "liên hiệp các nước Âu & Á" (Eurasian Union) của ông Putin, thì liệu cách thức dùng trong chiến lược nêu trên có còn dùng được nữa không? Vào thời kỳ sau khi Liên Xô bị sụp đổ vào năm 1991, tình trạng kinh tế quá bi đát đã buộc Tổng thống Nga vào lúc đó là ông Boris Yeltsin đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây. Nhưng ngày nay  tình hình đã được ổn định, kinh tế Nga đã được tái hồi sinh do đó sự lệ thuộc vào phương Tây cũng giảm đi nhiều.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Nuớc Nga và cuộc khủng hoảng tại Ucraina

7 Tháng 3 năm 2014 lúc 20:59
Gửi các bạn của tôi
Thực sự thì tôi không có ý định viết bài này, nhưng sau khi đọc những thông tin từ Việt Nam tôi quyết định phải viết, viết để ít nhất là những người bạn của tôi, những người đã có một thời gắn bó với nước Nga có một cái nhìn khác với cái nhìn của truyền thông Nga đưa lại.

1. Nước Nga và Putin trong mắt tôi.
   Putin có lượng cử tri ủng hộ trong nước rất lớn. Ở Việt Nam cũng vậy, rất nhiều người cho Putin là nhà lãnh đạo toàn tài, người phục hưng nước Đại Nga trên thế giới.
   Đối với tôi Putin sinh ra gặp thời. Thời kỳ của Putin là thời kỳ giá dầu và giá gas cao kỷ lục. Ngân sách của nước Nga được xây dựng trên 80% là dựa vào nguồn thu từ bán dầu và gas. Chỉ cần giá dầu tụt xuống dưới 100$/ thùng thì ngân sách Nga đã có vấn đề. Dựa vào nguồn thu này Nga có thể chi rất nhiều tiền vào quân đội và trả lương cho các công chức nhà nước ( cũng nói thêm rằng bộ máy hành chính vô cùng cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, phần lớn là những nguời làm việc không hiệu quả kiểu "uống nước chè"  nhưng Putin không cải cách để tạo ra tầng lớp ủng hộ mình ) . Lượng cử tri  ủng hộ Putin lớn chính vì vậy. Nếu giá dầu như năm 1998 (giá dầu vào  năm 1998 đã xuống 11$/thùng) thì vị thế của Putin cũng không khác mấy với Elsin đâu. Hình ảnh Putin lúc đó sẽ giống như độc tài Lukasenko của Bạch Nga. Không có gì mạnh mẽ bằng vị thế của những kẻ gặp thời. Những kẻ gặp thời thường hay phát biểu kiểu đao to búa lớn. Xưa kia, thời Xô Viết sau khi Liên Xô có vũ khí hạt nhân, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô giữa cuộc họp Liên Hiệp Quốc đã rút giầy ra để gõ lên bàn. Có thể ở đâu đó người ta khâm phục hành động của ông ta, còn thế giới văn minh người ta cho đó là hành động không xứng đáng. Thái độ của thế giới văn minh truớc những phát biểu của Putin cũng như vậy thôi. Thiên thời  không thể ủng hộ Putin mãi nếu ông ta làm những việc trái với ĐẠO NGUỜI.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Phụ nữ Việt dưới con mắt của một người đàn ông Tây

Tôi là người đàn ông Tây (người Mỹ). Tôi đã học tiếng Việt được một thời gian dài và mới cưới vợ - một cô gái Việt Nam được hai năm. Lí do tôi học tiếng Việt cũng là muốn tán tỉnh vợ tôi bây giờ. 

Tôi là độc giả thường xuyên của mục tâm sự. Lí do là bởi vì vợ tôi cũng rất thích mục này và chúng tôi hay chia sẻ cũng như bình luận về những vấn đề được mọi người đưa ra. Gần đây, tôi thấy mọi người hay bàn tán về việc phụ nữ Việt và phụ nữ Tây, mà cơ bản là bài viết của bạn Huy, nên cũng muốn đưa ra quan điểm của bản thân.

Bài viết của bạn Huy tôi cũng thấy không hẳn là sai theo như những người phụ nữ Việt Nam tôi biết. Nhưng tôi nghĩ là nó chưa hoàn chỉnh hoặc ý kiến bạn đưa ra có thể nói là phiến diện. Ít nhất đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của bản thân bạn, nên chúng ta có thể trao đổi nhiều hơn.


Trước hết tôi khẳng định là không phải cô gái Việt nào mắt cũng một mí và mũi tẹt, hoặc ngực và dáng nhỏ. 

Bạn nói về ngoại hình, phụ nữ Việt không thể so sánh với phụ nữ Tây. Trước hết tôi khẳng định là không phải cô gái Việt nào mắt cũng một mí và mũi tẹt, hoặc ngực và dáng nhỏ. Với bạn, phụ nữ phương Tây với mắt to, mũi cao, da trắng là đẹp thì bạn nhìn ai nào cũng như vậy, bạn sẽ thấy gái Tây luôn đẹp.

Ý tôi là, việc phụ nữ nào xấu hay đẹp là cái nhìn chủ quan. Đến giờ chúng ta chưa thể khẳng định đâu là nét đẹp chuẩn mực của con gái. Phụ nữ Việt có vẻ đẹp Á Đông của họ, ý tôi nói là đường nét trong khuôn mặt họ có thể hài hòa hơn so với phụ nữ Tây, có lẽ do mũi Tây cao quá không? Haha, tôi cũng không biết nhưng về ngoại hình thì tôi vẫn ưng ý phụ nữ Việt hơn một chút. Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến của tôi.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Thực chất "ván bài Ukraine" của Putin là gì? (*)

Phần lớn các nhà lãnh đạo phương Tây hiểu sai tính cách của ông Putin.

Phần lớn các nhà lãnh đạo phương Tây hiểu sai tính cách của ông Putin. 
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin chưa bao giờ giấu giếm việc ông thần tượng cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Yuri Andropov, người có tính cách rất tương đồng với ông và cũng một nhân viên của Ủy ban an ninh quốc gia (KGB) như Putin.
Vì thế, mà một trong những hành động đầu tiên ngay khi ông Putin lên nắm quyền 15 năm trước đây là khôi phục tấm biển kỷ niệm cựu Tổng bí thư Andropov bên ngoài tòa nhà trụ sở trước đây của KGB ở quảng trường Lubyanka tại Mátxcơva.
Từ sự nghiệp của ông Andropov, có thể tìm ra "manh mối" về các ý định thực sự của ông Putin trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.
Cụ thể, trong thời gian làm Đại sứ Liên Xô tại Hungary, ông Andropov đã thuyết phục nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Khrushchev cử Hồng quân đến Hungary để dẹp tan các cuộc nổi dậy chống chính phủ sở tại.
10 năm sau, ông Andropov - lúc đó là người đứng đầu KGB - đã “đọc vị” bàn tay thao túng của NATO trong làn sóng biểu tình "mùa Xuân Prague". Và một lần nữa, ông đề xuất cử Hồng quân đến bảo vệ để ngăn nguy cơ "vệ tinh" của Liên Xô rơi vào ảnh hưởng của phương Tây.
Logic của ông Andropov là không cho phép các nước “vệ tinh” được lựa chọn hướng đi cho mình vì nếu chỉ một nước làm được, các nước còn lại cũng ùa theo. Vì thế, Liên Xô chỉ có hai con đường lựa chọn, hoặc sử dụng sức mạnh răn đe, hoặc sẽ phải đối mặt với các cuộc nổi dậy tương tự như ở Bucharest, Warsaw và Đông Berlin.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Thư ngỏ của bốn đài truyền hình lớn ở Ukraine gửi các đối tác Nga

Vào thứ Hai ngày 3 Tháng 3/ 2014, bốn đài truyền hình lớn ở Ukraine đã đưa ra một bức thư ngỏ gửi các đối tác Nga của họ - các kênh 1, RTR, NTV .
Chúng tôi trích dẫn văn bản đầy đủ :

2014/03/03 hồi 20:40 Giờ Moscow
Gửi:
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần " First Channel " Konstantin Ernst
Tổng giám đốc của FGYP " VGTRK " Oleg Dobrodeev
Tổng giám đốc OAO " NTV " Vladimir Kulistikov

Các đồng nghiệp và bạn bè kính mến!

Chúng ta đã quen thuộc với nhau trong một thời gian dài, chúng ta đã chia sẻ các dự án chung, chúng ta có chung phần lớn các quan điểm về cuộc sống, và chúng ta đều  yêu truyền hình cuồng nhiệt.

Chúng tôi tin tưởng và biết rằng các bạn, cũng giống như chúng tôi không muốn chiến tranh giữa hai dân tộc anh em - Nga và Ucraina .
Mỗi người chúng ta – đều là một người yêu nước của đất nước  mình, và mỗi chúng ta có trách nhiệm trong thời điểm đặc biệt  và bùng nổ khó khăn này.

Chúng tôi yêu cầu các bạn phản ánh một cách chân thật, cân bằng và khách quan về các sự kiện diễn ra ngày hôm nay tại Ukraine. Chúng tôi yêu cầu các bạn hiểu và ủng hộ vị trí của các kênh truyền hình trung ương Ukraina với một thái độ trách nhiệm với mọi từ ngữ. Chúng ta không có quyền khuấy động hận thù giữa các dân tộc anh em Nga và Ucraina, đưa các thông tin chưa được xác minh hoặc làm sai lệch thực tế.