Chúng ta đã quá quen khi đọc những bài viết, những mẩu
chuyện về thuở hàn vi, về những đức tính… của những nhà lãnh đạo
cỡ “lãnh tụ” trong các nước cộng
sản, độc tài. Thường thì những “hồi ức” này đều nặng về ý ca ngợi những
phẩm chất “đặc biệt”, “khác thường”, “thiên bẩm”… của họ.
Đối với đương kiêm TBT Nguyễn Phú Trọng cũng không là
ngoại lệ.
Thầy cô và bạn học cũ nghĩ gì về Nguyễn Phú Trọng?
Theo lời cô giáo Đặng Thị Phúc, Sau khi học xong sư phạm (1956), cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học. Gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân. Ngày ấy buồn và nhớ nhà lắm, ngoài giờ dạy, cô Phúc giúp dân phơi thóc, phơi rơm, băm bèo cho lợn. Có lúc tay ngứa lắm nhưng cô không dám kêu. Tối đến, cô lại dạy lớp bình dân cho cán bộ xã, có khi phải đi theo đội cải cách ruộng đất. Lớp 4 cô dạy có 48 học sinh với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội là Nguyễn Phú Trọng. Bé nhất lớp nên cô muốn đưa Trọng lên bàn đầu ngồi. Nhưng cậu không chịu rời bàn thứ tư, cạnh lớp trưởng Duy. Cô giáo đoán chắc Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng.
Theo lời cô giáo Đặng Thị Phúc, Sau khi học xong sư phạm (1956), cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học. Gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân. Ngày ấy buồn và nhớ nhà lắm, ngoài giờ dạy, cô Phúc giúp dân phơi thóc, phơi rơm, băm bèo cho lợn. Có lúc tay ngứa lắm nhưng cô không dám kêu. Tối đến, cô lại dạy lớp bình dân cho cán bộ xã, có khi phải đi theo đội cải cách ruộng đất. Lớp 4 cô dạy có 48 học sinh với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội là Nguyễn Phú Trọng. Bé nhất lớp nên cô muốn đưa Trọng lên bàn đầu ngồi. Nhưng cậu không chịu rời bàn thứ tư, cạnh lớp trưởng Duy. Cô giáo đoán chắc Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng.
Giữa đám học trò lam lũ
đủ mọi lứa tuổi, học trò Trọng có ấn tượng sâu sắc nhất với cô bởi nhỏ tuổi
nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. "Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, không đen
hẳn mà hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay
phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp."
"Trò Trọng đi học từ nhà
ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp.
Quãng đường dài gần 3km toàn đường đất, rất khó đi, nhất là vào những ngày trời
mưa dầm, cậu học trò nhỏ phải cố bấm ngón chân xuống đường cho khỏi ngã. Suốt thời gian học
lớp 4 cậu chỉ mặc mỗi bộ quần áo nâu, không kể đông hay hè. Đó là chiếc áo bà
ba xẻ tà, quần màu nâu, đi chân đất" - cô Phúc kể.
Cuối năm học, vì trò
Trọng là học sinh xuất sắc, giỏi toàn diện, đứng vị trí thứ nhất nên được báo
cáo điển hình trước toàn trường. Khi biết tin vui đó, cậu lại rất ngại, khuôn
mặt ngây thơ cứ ngẩn ra vì không biết phải nói gì trước đông đảo thầy cô và bạn
bè. Cô Phúc phải hướng dẫn cho học trò cách viết báo cáo, kể lại phương pháp
học tập để các bạn noi theo.
"Trọng nói, ở lớp
em chỉ chăm chú nghe giảng thôi, em thấy phân số khó nên những bài cô chữa trên
bảng em ghi hết, về viết lại rồi học. Còn môn văn, khi cô chữa ở bên lề, em về
nhà chép lại, bỏ những chữ cô gạch và thêm những từ cô cho vào, đọc lại để rút
kinh nghiệm lần sau. Lúc trò Trọng lên báo cáo, nhân dân Đông Hội rất phấn khởi
còn tôi thì ứa nước mắt vì cậu trò nhỏ ngây thơ vẫn mặc bộ quần áo nâu, chân
đất như mọi ngày", cô Phúc ngậm ngùi.
Nhà giáo ưu tú Đặng Đình
Đại, nguyên Hiệu trưởng THPT Nguyễn Gia Thiều, nơi mà TBT Nguyễn Phú Trọng học
thuở thiếu thời, kể: “Cách đây gần 10 năm, tập thể giáo viên học sinh trường
THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức buổi gặp mặt các cựu học sinh từng học tại trường
những năm 1960 để mừng thọ thầy giáo Nguyễn Văn Quế 75 tuổi. Sáng hôm đó, chúng
tôi thực sự bất ngờ khi anh Nguyễn Phú Trọng, khi đó đã là Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội lại tới trường bằng xe máy. Và trong khi, nhiều cán
bộ khi đó giữ vị trí lãnh đạo tại TP Hà Nội và huyện Gia Lâm, cũng từng là học
trò của thầy Quế đề nghị đi ô tô để mời thầy về trường thì anh Trọng lại kiên
quyết đi bộ, dẫu quãng đường từ trường đến nhà riêng của thầy Quế cũng chẳng
gần".
“Hình ảnh ấy của đồng
chí Trọng quả thực đã để lại ấn tượng rất đẹp trong lòng mọi người. Một cán bộ
cấp cao nhưng hoàn toàn không có sự quan cách. Và trên hết, đó là hình ảnh một
người lãnh đạo giữ vững nghĩa tôn sư trọng đạo”, thầy Đại nói.
Có lẽ trong số những
người thầy, người cô từng có thời gian giảng dạy Nguyễn Phú Trọng, thầy Lê Đức
Giảng, giáo viên (người miền Nam, tập kết ra Bắc 1954) chủ nhiệm lớp 9B
mang theo mình nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất về người học trò này:
“Tôi về công tác tại
trường từ năm học 1961 – 1962, được phân làm chủ nhiệm lớp 9B. Khi ấy, anh
Trọng vừa là bí thư Chi đoàn, vừa là lớp trưởng lớp 9B. Người học trò này rất
giói quán xuyến tình hình của lớp, đặc biệt các bạn trong lớp rất “nể” Trọng vì
cách nói năng và truyền đạt rất tốt. Tôi chỉ tham gia một vài ý kiến sau khi
lớp sinh hoạt”.
Cũng theo thầy Giảng, thầy "được nhà trường thu xếp cho ở tại phòng làm việc của Đoàn trường,
ở cuối dãy lớp học, những buổi tối Nguyễn Phú Trọng thường mang theo sách
vở đến phòng thầy học nhờ, bởi chỗ trọ của Trọng thiếu đèn lại “thừa” muỗi.
Những hôm trời mưa, Trọng hay ở lại ngủ chung với thầy".
Còn khi nhắc về người học trò "vốn nổi bật với
năng lực lãnh đạo tập thể", thầy giáo Đoàn Thanh, nguyên hiệu trưởng trường THPT
Nguyễn Gia Thiều (1960 – 1964) năm nay đã 84 tuổi bùi ngùi hồi tưởng: “Quả thực
từ ngày đó, tôi đã có ấn tượng rất đặc biệt với trò Trọng. Tôi còn nhớ rất rõ,
do nhà nghèo lại ở xa, nên Trọng phải trọ học trong một ngôi chùa gần trường.
Đã có nhiều thầy cô giáo nói với tôi về tư chất, năng lực lãnh đạo đoàn thể của
cậu trò này".
Trong những ngày rét
buốt giữa tháng 1/2011, chúng tôi (PV) đã về thôn Lại Đà, xã Đông Hội (Đông
Anh, Hà Nội), nơi Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra và lớn lên. Nhà đầu
tiên mà chúng tôi tới thăm là nhà cụ Ngô Bá Dục, ở xóm 7, nằm ngay giữa thôn.
Trước đây cụ Dục là Hiệu trưởng của trường cấp 3 Cổ Loa (từ năm 1991 đến năm
2003) và cũng là bạn học từ nhỏ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến hết
cấp 3.
Tại đây cụ Dục đã kể cho
chúng tôi nghe về người bạn thời thơ ấu Nguyễn Phú Trọng, kể về những kỷ niệm
đã theo ông cùng năm tháng mà ông không thể quên. “Từ những năm 1953 – 1954 làng không có trường học, nhưng may thay trong làng có cụ giáo Cầm đã ra mở lớp ngoài đình để dạy học cho mấy đứa trẻ. Thời đó cả thôn chúng tôi có hơn 40 người theo học cụ giáo Cầm. Trong lớp, có người mới chỉ bắt đầu học a bờ cờ, có người đã học tính toán. Cụ Cầm biết được những gì cụ dạy hết. Nổi bật nhất trong đám chúng tôi có cậu Trọng con bác Nội ở ngay đầu làng học rất khá nên được cụ giáo Cầm rất quý.
Trọng là con út trong gia đình có 4 anh chị em, sinh ra trong một gia đình thuần nông. Trọng có dáng người nhỏ bé, nhưng đôi mắt thì lại sáng lạ thường. Đặc biệt, ngoan hiền và rất
chăm chỉ học tập... Ở lớp, học trò Nguyễn Phú Trọng là người khá nhất, đặc
biệt nổi trội về môn Văn và vẫn thường được mọi người khen là điềm đạm, cẩn
thận, hiền lành, được bạn bè quý mến."
* *
*
Lạm bàn về Nguyễn Phú Trọng
Đọc những mẩu chuyện kể ra ở trên, người viết bài này, là nhà giáo nay đã nghỉ hưu, thấy cũng bình thường, không có gì là đặc biệt cả, chúng không có gì để nói trước rằng đấy là những yếu tố sẽ làm nên một tổng bí thư hiện nay. Thời ấy có hàng vạn học trò có hoàn cảnh như trò Trọng và nhiều trò còn khó khăn hơn như thế nữa. Nhưng trò Trọng hơn các trò khác ở chỗ biết “dựa” vào lớp trưởng (Duy), thầy cô, bạn học… Hồi ấy (đã 18 tuổi) mà dám ngủ chung với thầy là dễ bị dị nghị lắm...
Đọc những mẩu chuyện kể ra ở trên, người viết bài này, là nhà giáo nay đã nghỉ hưu, thấy cũng bình thường, không có gì là đặc biệt cả, chúng không có gì để nói trước rằng đấy là những yếu tố sẽ làm nên một tổng bí thư hiện nay. Thời ấy có hàng vạn học trò có hoàn cảnh như trò Trọng và nhiều trò còn khó khăn hơn như thế nữa. Nhưng trò Trọng hơn các trò khác ở chỗ biết “dựa” vào lớp trưởng (Duy), thầy cô, bạn học… Hồi ấy (đã 18 tuổi) mà dám ngủ chung với thầy là dễ bị dị nghị lắm...
Đọc những mẩu chuyện về Nguyễn Phú Trọng nhưng tôi lại thấy ấn tượng hơn với cô giáo Phúc "gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân" nhưng rất nhiệt tình trong công việc, với lớp trưởng Duy "bằng tuổi cô giáo" nhưng vẫn chăm chỉ học văn hóa, và với cụ giáo Cầm "đã ra mở lớp ngoài đình để dạy học cho mấy đứa trẻ"...
Hôm nay, hàng ngày vẫn còn nhiều học sinh đi học như thế này |
Tôi
nói “không có gì là đặc biệt cả” còn là bởi, đã gần 60 năm kể từ ngày trò Trọng học lớp 4 và hơn 50 năm khi trò
Trọng học lớp 10, cho đến tận ngày nay khi ông Trọng là TBT, vẫn còn biết bao học sinh đang phải vất vã leo đèo, lội suối, đu
dây qua sông …để đến trường. Chúng còn vất vã hơn trò Trọng ngày ấy nhiều. Trong số đó có biết bao nhiêu học sinh có
bố mẹ vẫn đang vất vã, bươn chãi mưu sinh cho con cái ăn học, khi ruộng
đất đã không còn, có những người cha người mẹ phải bỏ quê lên thành
phố làm thuê, bơm vá xe, ở ống cống, màn trời chiếu đất … vì lo cho
tương lai các con mình.
Trò Trọng “giỏi nhất lớp” cũng dễ hiểu vì khi ấy cậu bé nhất lớp, gần đúng tuổi đi học nhất, còn các trò khác đều đã khá lớn tuổi, lớp trưởng Duy còn bằng tuổi cô giáo. Sự “học giỏi” của trò Trọng cũng chỉ là trong một lớp có 48 học trò "lam lũ đủ mọi lứa tuổi", đủ mọi thành phần; hay giỏi văn cũng chỉ đến như vậy... Thời chúng tôi đi học (sau trò Trọng có một vài năm) có biết bao bạn bè tôi còn học giỏi hơn trò Trọng ngày ấy nhiều, họ là học sinh giỏi toàn trường, đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đủ điểm đi học nước ngoài nữa… Hồi học đại học ở Nga, tôi có anh bạn rất thân, sáu năm học toàn đạt điểm tối đa – 5 (điểm cao nhất của thang điểm Liên Xô thời ấy). Nhiều người tốt nghiệp "Bằng Đỏ". Những người bạn học ấy đều đã trưởng thành, mỗi người mỗi công việc theo chức phận của mình … Là học trò, chúng tôi dù khi đang làm việc hay đã nghỉ hưu vẫn thường thăm lại thầy cô giáo cũ khi có điều kiện, và những lứa học trò cũ của chúng tôi vẫn đến thăm thầy cô giáo cũ của họ …Nhiều người chúng tôi vẫn về thăm lại những cô bác nông dân đã cưu mang mình trong những năm sơ tán vì bom Mỹ, hay đóng góp tiền của để xây trường học, cấp học bổng cho học sinh ở những nơi ấy …
Trò Trọng “giỏi nhất lớp” cũng dễ hiểu vì khi ấy cậu bé nhất lớp, gần đúng tuổi đi học nhất, còn các trò khác đều đã khá lớn tuổi, lớp trưởng Duy còn bằng tuổi cô giáo. Sự “học giỏi” của trò Trọng cũng chỉ là trong một lớp có 48 học trò "lam lũ đủ mọi lứa tuổi", đủ mọi thành phần; hay giỏi văn cũng chỉ đến như vậy... Thời chúng tôi đi học (sau trò Trọng có một vài năm) có biết bao bạn bè tôi còn học giỏi hơn trò Trọng ngày ấy nhiều, họ là học sinh giỏi toàn trường, đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đủ điểm đi học nước ngoài nữa… Hồi học đại học ở Nga, tôi có anh bạn rất thân, sáu năm học toàn đạt điểm tối đa – 5 (điểm cao nhất của thang điểm Liên Xô thời ấy). Nhiều người tốt nghiệp "Bằng Đỏ". Những người bạn học ấy đều đã trưởng thành, mỗi người mỗi công việc theo chức phận của mình … Là học trò, chúng tôi dù khi đang làm việc hay đã nghỉ hưu vẫn thường thăm lại thầy cô giáo cũ khi có điều kiện, và những lứa học trò cũ của chúng tôi vẫn đến thăm thầy cô giáo cũ của họ …Nhiều người chúng tôi vẫn về thăm lại những cô bác nông dân đã cưu mang mình trong những năm sơ tán vì bom Mỹ, hay đóng góp tiền của để xây trường học, cấp học bổng cho học sinh ở những nơi ấy …
Chuyện
chỉ “lạ” khi các quan chức, lãnh đạo cấp cao thăm lại thầy cô mình,
vì nó hiếm quá chăng?!
Tại
sao lại “bất
ngờ” khi Nguyễn Phú Trọng, khi đó đã là
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội lại tới trường bằng xe
máy? Vì nó “lạ” quá với phong cách của các lãnh đạo Việt Nam? Việc
làm này của ông Trọng cũng không thật đáng khen. Bởi khi ấy đang ở
cương vị Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội,
ông Trọng làm sao để các lãnh đạo khác dưới quyền ông cũng đi làm,
chí ít là đi việc riêng bằng xe máy mới đáng khen, chứ “nhiều cán bộ khi đó giữ vị trí lãnh đạo tại
TP Hà Nội và huyện Gia Lâm, cũng từng là học trò của thầy Quế đề nghị đi ô tô
để mời thầy về trường thì anh Trọng lại kiên quyết đi bộ, dẫu quãng đường từ
trường đến nhà riêng của thầy Quế cũng chẳng gần" thì chưa được. Rồi
hiện nay có bao nhiêu người còn lạm dụng xe biển số “xanh” – xe công
vụ?
Có nhiều tỷ phú nước
ngoài rất tiết kiệm, có người đi họp Hội đồng quản trị bằng xe
buýt kia. Tiền làm được, nhiều người đóng góp cho quỹ Từ thiện hàng
tỷ đô la. Có lãnh đạo của họ còn đi làm bằng xe đạp nữa…
Tôi
tin là ông TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn “ điềm đạm, cẩn thận, hiền lành, được
bạn bè quý mến” như xưa. Anh sống đạo đức, liêm khiết, gương mẫu trong
lối sống …là tốt với một công chức nhà nước, một công dân nhưng chưa đủ
nếu anh là một “lãnh tụ”. Làm
lãnh tụ là anh phải có chủ trương, đường lối đổi mới có tính “đột
biến” cho quốc kế dân sinh, dám gạt bỏ tư tưởng thủ cựu, lạc hậu …
để đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu", theo kịp với trào lưu tiến bộ trên thế giới. Làm TBT
ở VN tức là anh làm “vua” của một nước rồi, mà trong Hội nghị
“chỉnh đốn và làm trong sạch đảng” anh còn “không kỉ luật được ai”
trong một đất nước có cả “một bầy sâu” như chủ tịch Sang đã từng ví von thì kém quá.
Người dân chưa thể quên câu nói nổi tiếng đi vào lịch sử của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc cử tri 7/5/2011. "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này".
Làm “vua” mà anh
để tình
trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tệ nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng,
quan chức ngày càng quan liêu, độc đoán
và tham quyền cố vị trong khi bộ máy hành chính ngày một phình to, thủ tục hành
chính ngày càng rườm rà..., càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo
đức xã hội càng yếu kém, thì hỏi anh có xứng đáng làm “vua” ?
Người dân chưa thể quên câu nói nổi tiếng đi vào lịch sử của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc cử tri 7/5/2011. "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này".
Hoặc khi đó chủ tịch Sang không nhìn ra, hoặc thời khắc “mai kia” đến
nhanh quá. Chỉ sau hơn 2 năm, nó đã được chính cấp phó của ông - Phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan minh định trước UB TVQH hôm 11/9 mới đây. “Sáng nay, tôi rất đau
lòng trước tin MTTQ một số xã ở Hà Tĩnh lấy tiền của người nghèo”, “tiền thương binh-liệt sĩ còn bị ăn không biết bao nhiêu. Các cháu
học sinh thiểu số cũng bị hiệu trưởng biển thủ. Liều vaccine con con thế này
cũng bị ăn. Ăn của dân không từ cái gì” - Phó Chủ tịch Nước nói.
Những lãnh đạo cao nhất nước nối tiếp nhau khẳng định thảm trạng xã hội
không đến từ phía người dân. Thảm trạng không thể chối cãi là hậu quả của “một
bầy sâu, tất cả đã là sâu hết”.
Chính vì “bầu sâu ăn hết phần của dân”, “ăn của dân không từ cái gì” Tiên
Lãng - Hải Phòng mới bùng lên Đoàn Văn Vươn, Thăng Bình - Quảng Nam mới xuất
hiện Nguyễn Văn Tưởng, Kỳ Bá - Thái bình mới bật ra Đặng Ngọc Viết…
Chính quyền, nhà nước từng ngày từng giờ đang làm hại nhân dân. Hồ Chủ
tịch từng nói: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
Không sửa chữa, thay đổi được thì chính quyền, nhà nước có cần đợi dân… “đuổi”?
Lời kêu gọi của Phó Chủ tịch nước trước UB TVQH thể hiện rõ cùng quẫn,
bất lực, bất tài: “Các đồng chí ơi, chúng ta phải xử, chứ thế này thì không ai
sợ nữa rồi. Cần có cái gì đó tôi chưa biết được, nhưng phải làm”. Là GS, TS,
lãnh đạo cả dân tộc, cả đất nước mà còn “chưa biết được” thì “phải làm” đây là
làm cái gì, trong tình hình này tiếp tục ngồi vị trí lãnh đạo để làm gì?
Theo quy
luât, phải từ dễ đến khó, học điều cụ thể và học từ người thực, việc
thực. Nếu trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân noi gương Chủ
tịch Hồ Chí Minh thực hành đoàn kết, tiết kiệm... thì thời nay nhân dân sẽ
nhìn vào tấm gương của các vị lãnh đạo đương chức để noi theo mới đúng. Do đó,
trước hết chính những người lãnh đạo quốc gia phải trau dồi đạo đức và tư cách
để có đủ uy tín và nêu gương trước quốc dân đồng bào; cán bộ lãnh đạo cấp nào
phải xứng tầm cấp đó. Làm được như vậy sẽ hiệu quả gấp nhiều lần so với việc ra nghị quyết cho
toàn dân học tập tấm gương Bác Hồ. Đáng lẽ phải cổ súy cho tinh thần
thượng tôn Pháp luật, phải “Sống , làm việc theo Hiến pháp và Pháp
luật” thì người ta hô hào “Sống và làm việc theo tấm gương của Bác
Hồ vĩ đại”. Lực lượng Vũ trang, Công an lại chỉ biết “còn Đảng còn
mình” và chỉ học tập theo "6 điều Bác Hồ dạy công an”, chứ không theo “quân lệnh”,
chỉ trung với Đảng (CSVN) chứ không phải trung với nước!
Nói bóng gió tới những câu vè về ông
Trọng khi làm Bí thư Hà Nội, và các cộng sự ở Hà Nội gồm ông Phùng
Hữu Phú là Phó của ông Trọng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, ông Hoàng Văn
Nghiên là Chủ tịch và ông Nguyễn Quốc Triệu là phó của ông Nghiên: "Giàu
như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu", tác
giả Thăng Long đã bình luận:
"Ông được ghép chữ Lú ngay sau tên của mình cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa, nói chung là chẳng hay ho gì."
"Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu."
"Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."
Trong lần gặp mặt
cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều gần đây, ông Nguyễn Đức Hy – bạn
cùng lớp thời cấp 3 với ông Trọng hồi đó kể: Thời ấy tôi có tham gia dạy kèm môn Văn vào buổi tối, tuần 2
buổi. Biết anh Trọng cũng khá văn nên tôi rủ anh Trọng cùng tham gia,
mỗi buổi được 1 đồng (toán lý chỉ 8 hào). Khi ấy tôi may mắn có
chiếc xe đạp Praha, người cũng to lớn nên thường xuyên chở anh Trọng,
người bé nhỏ lại cận thị. Một
lần không hiểu sao anh Trọng hứng chí cứ đòi chở tôi. Hôm ấy trời tối
lắm, đường lại mấp mô, không rõ vì sao xe bị tông vào đống đá bên vệ
đường, làm 2 người ngã lăn ra. Người thì đau, còn xe thì bị gẫy mất
ghi đông. Chuyện này tôi đã quên, anh Nguyễn Phú Trọng mới nhắc lại với tôi trước mặt bạn bè trong một lần gặp nhau
gần đây: “Tớ còn mắc nợ cậu một chiếc ghi đông xe đạp”. Tôi cười và
nói: “ Khi nào cậu có ý định trả thì nhớ đừng trả tớ chiếc ghi
đông xe đạp mà trả luôn một chiếc vô lăng xe ô tô nhá”.
Viết lại chuyện này ông Hy còn khen ông Trọng " Làm TBT mà còn nhớ chuyện như thế thì thật là phục". Đúng là ông Trọng vẫn nhớ dù đã 50 năm rồi, chỉ có điều trong suốt 50 năm ấy ông Trọng có bao giờ có ý định trả "nợ" cho ông Hy không, như ông Hy đã đùa thì không thấy ông Trọng nói ra!
Nhân chuyện này tôi nhớ đến chuyện cũng gần đây: Hugo Chavez đã bổ nhiệm Nicolas Maduro (Cựu tài xế xe buýt, một thành viên của công đoàn các phương tiện giao thông công cộng Caracas) làm phó tổng thống vào tháng Mười năm 2012 ( nay là Tổng thống Venezuela). "Hãy nhìn xem Nicolas đưa chúng ta đi đâu, anh ấy chẳng đã từng là một tài xế xe buýt, xem giai cấp tư sản có còn chế nhạo anh ta?" - Chavez cho biết.
Nhân chuyện này tôi nhớ đến chuyện cũng gần đây: Hugo Chavez đã bổ nhiệm Nicolas Maduro (Cựu tài xế xe buýt, một thành viên của công đoàn các phương tiện giao thông công cộng Caracas) làm phó tổng thống vào tháng Mười năm 2012 ( nay là Tổng thống Venezuela). "Hãy nhìn xem Nicolas đưa chúng ta đi đâu, anh ấy chẳng đã từng là một tài xế xe buýt, xem giai cấp tư sản có còn chế nhạo anh ta?" - Chavez cho biết.
Ông Nicolas Maduro, cựu
tài xế xe buýt, nay đang chèo lái "chiếc xe buýt" Venezuela theo con đường của
Hugo Chavez. Còn trò Nguyễn Phú Trọng xưa cố lái xe đạp đã gây tai nạn,
nay với cương vị Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đang được trao trọng trách lái "chiếc xe máy" Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng học
thuyết Max – Lenin và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đây là
con đường mà cả phe XHCN đã rời bỏ hơn 20 năm qua.
Chuyện gì đang và sẽ
xảy ra với đất nước này thì ai cũng thấy và có thể đoán được!
Nguyên Hồng
3. Hiểu sao về tên của TBT Nguyễn Phú Trọng
4. “Lứa học trò thuở ấy”, xuất bản 03/2013 do IC@D ấn hành
4. “Lứa học trò thuở ấy”, xuất bản 03/2013 do IC@D ấn hành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét