Đó là chủ đề thảo luận trong chuyến thăm Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh gần đây của Chủ tịch Ủy ban tham mưu liên
quân thống nhất, đại tướng Martin Dempsey.
Nhiều người Việt Nam cho rằng vũ
khí của Mỹ sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh quốc phòng khi đối mặt với sức mạnh quân
sự ngày càng tăng của Trung Quốc và hành động của họ trong vùng biển Đông. Tuy
nhiên, theo giáo sư Vladimir Kolotov - chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước phương
Đông của Đại học quốc gia St Petersburg, cái giá mà Việt Nam phải trả để được
cung cấp các vũ khí này có thể sẽ rất cao:
"Trước
hết muốn nói rằng quân đội Việt Nam được coi là một trong những đội quân thiện
chiến nhất ở châu Á. Đội quân này từng được tôi luyện trong cuộc chiến khốc
liệt và đã đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hòa được trang bị vũ khí hiện đại
của Mỹ. Nếu như không nói về vũ khí sát thương, mà nói về các loại vũ khí công
nghệ cao hiện đại, thì phải biết rằng loại vũ khí này được gắn các chip và phần
mềm có thể nhận lệnh điều khiển từ xa mà người mua không hề biết. Việc sử dụng
các loại vũ khí như vậy sẽ đưa đất nước tham gia vào cuộc xung đột vũ trang
nghiêm trọng, bởi tên lửa của loại vũ khí này có thể bị nhà cung cấp từ bên kia
đại dương nhằm tới đối phương thích hợp của họ. Ngoài ra, bằng cách cung cấp vũ
khí cho Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ mở rộng sự hiện diện của họ trong nước này và tạo
nền tảng cho "cuộc cách mạng màu" và lật đổ chế độ mà Washington
không mong muốn. Muốn biết điều đó sẽ dẫn tới đâu, hãy xem những tấm gương như
Gruzia, Libya, Syria, và bây giờ Ukraina. Nâng cao trang bị cho Quân đội và Hải
quân Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ kích động một cuộc đối đầu vũ trang giữa Việt Nam với
đối thủ địa chính trị chính của họ là Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ Việt Nam là
khu vực mà Trung Quốc có thể bị sa lầy trong khoảng thời gian dài. Nếu nhớ lại
tên "đường lưỡi bò" mà người Việt Nam đặt cho đường biên mà Trung
Quốc tự vẽ ra trong vùng biển Đông, có thể nói rằng bằng cách bán vũ khí cho
Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ cố gắng để "con bò Trung Quốc dương sừng” và mắc kẹt ở
Việt Nam. Muốn biết điều đó sẽ dẫn tới đâu, lại phải nhìn vào các ví dụ từ
những năm gần đây. Một trong số ví dụ đó là Iraq. Saddam Hussein 10 năm chiến
đấu với Iran vì lợi ích của Hoa Kỳ, rốt cuộc đã không thoát chết và cũng không
cứu được đất nước của mình.”
Trong
trường hợp này, sẽ rất hữu ích để ôn lại lịch sử Việt Nam, giáo sư Kolotov nói.
Trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đã ký thỏa thuận
với người Pháp, mua vũ khí của họ, đồng thời thực hiện các nhượng bộ trong
những vấn đề như tự do truyền giáo, và quyền bất khả xâm phạm của các nhà truyền
giáo Pháp, tức là đặt quả bom nổ chậm vào nhà nước mà ông sáng lập ra, về sau
sẽ trở thành nạn nhân chính sách mở rộng thuộc địa của Pháp. Khi trả lời câu
hỏi làm thế nào mà lực lượng viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha với số lượng 3500
người dám tấn công một quốc gia 10 triệu dân, không nên quên rằng trong lòng
nước này họ được gần 600 nghìn giáo dân địa phương ủng hộ.
Ngày
nay, công nghệ lật đổ các chế độ không mong muốn đã có những bước tiến rất xa
về phía trước. Dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ tiếp tục đòi hỏi những nhượng bộ trong
lĩnh vực nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ cũng như mở rộng ở trong nước
ảnh hưởng của "đội quân thứ năm" do phương Tây kiểm soát.
Trong quá khứ, giới tinh hoa Việt Nam không lường được sự nguy hiểm của chủ
nghĩa thực dân và đã lựa chọn cuộc sống trong một thế giới ảo tưởng. Hiện nay,
khi đưa ra quyết định quan trọng, cần phải nhớ những bài học của mình và bài
học trong lịch sử nước khác.
Theo http://vietnamese.ruvr.ru/
Không biết Vladimir Kolotov có được "tình báo Hoa Nam" mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế. Với lịch sử dài dằng dặc của những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, hơn ai hết người Việt Nam hiểu kẻ thù của mình là ai và cần phải đối phó như thế nào. Chỉ vì một vài "lô vũ khí hiện đại có gắn chíp điện tử điều khiển từ xa" mà mất nước thì có lẽ cả thế giới này đã thành chư hầu, nô lệ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu vũ khí của các cường quốc lớn, trong đó có Mỹ và Nga.
Trả lờiXóaHơn nữa, là một học giả về lịch sử, nhưng những nhận định của học giả Vladimir Kolodov đối với các sự kiện lịch sử lại khiến người ta giật mình trước sự lắp ghép tùy tiện, trật logic, không ăn nhập gì với nhau để cố chứng minh cho một nhận định chủ quan và phiến diện của mình. Những lập luận như Vladimir Kolotov đưa ra thường chỉ xuất hiện trên những tờ báo lá cải như Thời báo Hoàn Cầu hay những bài luận cố đấm ăn xôi của truyền thông, học giả Trung Quốc khi cố chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với Biển Đông. Hiếm thấy một học giả nào từ một nước thứ 3 lại đưa ra những nhận xét ngô nghê và nực cười đến như vậy