Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

ĐẠI VỆ TÂN TRUYỆN


Triều nghị, Vệ vương hỏi đình thần: “Phủ Hà Lam vừa có chuyện chi lùm xùm mà dân tình xôn xao bàn tán, tin lan đến tận bệ rồng vậy?”

Lễ bộ thượng thư tâu: “Bẩm Hoàng thượng, phủ Hà Lam vừa bổ nhiệm một chức quan trong phủ. Người được bổ nhiệm là Lê công tử, trưởng nam của cựu tri phủ họ Lê ạ”.

Vệ vương hỏi: “Dựa vào tiêu chuẩn nào mà phủ Hà Lam bổ nhiệm chức quan đó?”

Lễ bộ thượng thư tâu: “Bẩm Hoàng thượng, dạ, là tập tước ạ”.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

"Tom Cruise"

 Mà dù thế nào, tôi vẫn tin Tùng luôn hạnh phúc và sẽ hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Không tin, các bạn hãy nhìn bức ảnh này mà xem!


Tom Cruise Tùng

Gần 30 năm trước, lần đầu tiên trường ĐHTH Simferopol (ở Crưm) được đón một nhóm học sinh về tu nghiệp bộ môn sinh học. Được tiếng là đi học về ngành "hot" của thời kỳ đó (theo tuyên truyền của mấy chú Sứ quán, lần đầu tiên ta gửi đi Liên Xô 10 LHS học ngành môi trường – 5 về Kishiniov và 5 về Simferopol (Sim) số phận lại đưa đẩy Tùng về với ngành thực vật học, với một công việc thú vị hay là cực hình không biết nữa đối với một người chuyên dị ứng phấn hoa – đó là đếm số hạt phong lan đã thụ phấn … Tuy nhiên đúng là Tùng đã đem đến đơn vị Sim một luồng gió mới, và ngay tức khắc được gọi là Tom Cruise của Sim.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Những Chân dung biếm chính khách.


+ Kim joong Un và Kim jong il. 
Hai đồng chí này cực kỳ bí hiểm, không biết đâu mà lần. Trước khi mất, đồng chí il đã trao Triều tiên cho đồng chí un; Hàn quốc, Mỹ và cả Trung quốc cũng không ít phen đâu đầu khi đồng chí un cứ dăm bẩy ngày lại đăng đàn lôi "cái của quý" cực nguy hiểm này ra dọa. Nhiều người cho rằng chuyện Triều tiên, Hàn quốc hơi đâu mà quan tâm, nhưng trong cái thế giới phẳng này thì nếu ở bên đó có biến, choang nhau thì nồi cơm của chúng ta ở Việt Nam dù muốn hay không cũng có vấn đề ngay. Hi vọng các đồng chí Việt Nam ta không đồng chí với đồng chí un này chứ bực lên đồng chí lại lôi "cái q ủy quý" ra dọa thì gay. Vâng, tôi đã giới thiệu với các bạn chân dung biếm họa vài chính khách thực sự đã và đang có những quyết định ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Thường thường họ cực vĩ đại, lấp lánh hào quang, được đưa lên mây xanh, ít ai dám dây đến họ, duy chỉ có bọn họa sĩ biếm họa vốn không biết trời cao đất rộng là thế nào dám lôi tuột họ xuống mặt đất, thì ra họ cũng chỉ là những con người bình thường, cũng đủ thói hư tật xấu và phần đông trong số họ là những con nghiện, nghiện quyền lực, một thứ gây nghiện nguy hiểm hơn cả ma túy.
+ Chân dung biếm chính khách : Fidel Castro

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Biếm họa chính khách

Cái tranh chân dung biếm Mao do họa sĩ Chóe vẽ mà tôi đã post lên FB cách đây đúng 1 năm ( 13.9.2014). Sau 1 năm nhìn lại càng thấy Mao đúng là tên đồ tể man rợ nhất trong lịch sử loài người với tội ác giết, bức hại đến chết 72 triệu dân Trung quốc thông qua Cải cách ruộng đất, chống Hữu khuynh, Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa ( Theo nhà sử học Frank Dikoetter cũng như một số tài liệu được công bố khác của chính nguời Trung Quốc. 
Về sự man rợ của CCRĐ Trung Quốc xin đọc Sống đọa thác đày của nhà văn TQ Mạc Ngôn). Còn "nhà thơ lớn"Tố Hữu thì... :
...Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tố,thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu,cùng rập bước chung lòng ,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít -ta-lin bất diệt .

( Trăm hoa đua nở trên đất Bắc - trang 37)
PS. Chiến tranh thế giới lần thứ II có 55 triệu người chết



Biếm họa chính khách.
Chân dung biếm Mao của Họa sĩ Chóe là một trong những chân dung biếm chính khách siêu nhất trong làng biếm họa thế giới vẽ chính khách.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

2 NGƯỜI ĐÀN BÀ

Trên đời, có những người phụ nữ bình thường mà trái tim nhân ái, bao dung cao hơn núi, rộng hơn biển, tưởng chỉ có trong cổ tích ...

"Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào..." (Lời một bài hát)
Xem chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" nào cũng rất xúc động. Nhưng chương trình tối qua, ấn tượng không chỉ là cuộc hội ngộ đẫm nước mắt của những người anh em cùng cha khác mẹ ở 2 đầu đất nước, mà còn ở câu chuyện đầy lòng nhân ái và vị tha đọng lại: Ông bố người miền Nam, hoạt động bí mật và đi tập kết ra Bắc khi đã có 4 đứa con. Ông ở HN, ngay ngõ Lương Sử A và lấy vợ khác, cũng có thêm mấy người con. Ông ghi nhật ký về gia đình miền Nam của mình và khi ông mất, con trai ông đọc được ước nguyện của ông muốn về thăm quê cũ nên đã tìm gặp lại những người anh chị em chưa từng biết mặt, để được về quê cha... Người chị miền Nam khóc nghẹn ngào khi lần đầu gặp các em miền Bắc. Họ đều đã cao tuổi...

Câu chuyện xưa được kể lại: Sau 1975, có một người đến gặp vợ ông ở quê, nói rằng, ông đã lấy vợ, có con trai ngoài HN và đã mất. Bà vợ của ông liền đưa toàn bộ giấy tờ thời gian ông hoạt động bí mật cho người đó mang ra HN, để làm chế độ cho ông "vì ông đã có con, mà ở ngoài đó lại khó khăn hơn... 
"

Chắc bà, đủ nếm trải để hiểu rằng, ông không có lỗi. Lỗi là ở chiến tranh. Và bà dành tình thương rất nhân bản cho người đến sau...

Hôm rồi đi bán nước rong, được nghe một câu chuyện thật ấm áp về gia đình một cựu binh.

***

Bác ý nguyên là pháo thủ của bộ đội PKKQ đóng ở tỉnh T. Hồi đó, bác yêu 2 nữ dân quân xinh đẹp ở địa phương (dù đã có vợ ở nhà ). Một bác sau này làm quan Thượng thư (mình hỏi có phải tên là H, không thì các bác ấy bảo "không nói", còn một bác sau chiến tranh ở nhà làm ruộng, tên là L.

Bác trai cựu binh sau này trở thành một nông dân làm kinh tế giỏi của vùng Kinh Bắc. Bác ấy kể, có ý trách trách: Có lần, được Chủ tịch nước gặp mặt, có cả vị Thượng thư, nhưng bà chỉ bắt tay ông và ngạc nhiên "ô anh à", rồi đi luôn! (Thế chả lẽ bà làm thế nào)

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

KHOẢNG TRỜI RIÊNG (phần cuối)

Cạnh chiếc giường của Diên là ô cửa sổ nhìn về phía Đông, từ ngày Diên về, ô cửa sổ vẫn đóng kín bưng.
Xưa kia ô cửa sổ này là khoảng trời riêng của Diên. Diên có thể ngồi ngắm mãi cái khoảng không bao la. Dòng sông cầu Đá Bạc uốn một khúc quanh tẽ ra làm hai nhánh, một nhánh xuôi ra dòng sông Cái, còn một nhánh bao quanh cánh đồng làng Đoài.

Từ ngày trở về làng, Diên vẫn chưa một lần dám mở hai cánh cửa sổ để nhìn lại khoảng trời riêng của mình. Diên vẫn sợ cái sức sống thanh xuân trỗi dậy mỗi khi lặng nhìn ra khoảng riêng ấy của mình. Mấy đêm nay đêm nào Diên cũng nằm mơ tới thầy Thiêm và những chàng pháo thủ. Đêm nay mấy lần Diên giật mình bật dậy mở đôi cánh cửa sổ. Khoảng trời riêng của Diên lại hiện lên. Chiếc bè vó nằm lẻ loi với ngọn đèn thắp sáng thâu đêm bên ngã ba sông có lối rẽ ra dòng sông Cái. Bây giờ Diên đã biết chiếc bè vó ấy là của thầy Thiêm. Sau cái lần cha Diên cầm dao lên Ban giám hiệu nhà trường đòi giết thầy Thiêm, ba tháng sau thầy đi bộ đội, khi trở về đôi mắt thầy chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Thầy đành làm bạn với chiếc bè vó suốt đêm ngày. Thầy ăn ngủ tại đó. Sáng sáng bà cụ lại dò dẫm mang cơm ra cho thầy và đổ cá đi chợ bán. Diên thường hay nhìn hút theo bóng bà cụ chấp chới trên bờ sông.



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

KHOẢNG TRỜI RIÊNG (phần tiếp theo)

Bữa cơm tối dọn ra, hai cha con Diên ngồi ăn. Lão Dinh rót rượu vào chén đưa lên miệng nhấp một hớp rồi đặt chén xuống mâm. Từ bữa Diên về, lão chưa nói gì. Lão lặng câm như thể lão vẫn câm lặng từ ngày lão đuổi Diên ra khỏi nhà. “Nhục nhã lắm con ơi”. Lão nói với Diên không biết bao lần câu đó. Khi Diên đi, lão khóc âm thầm. Lão còn khóc hết phần đời còn lại của lão. Và bây giờ lão không ngờ Diên đột ngột trở về.

- Cha nói với con điều này - Lão đột ngột lên tiếng - Hãy ở nhà với cha. Mọi chuyện quá khứ bỏ qua. Từ mai con cởi áo nhà chùa làm lại đời mình từ đầu. Tuổi già của cha chỉ trông cậy vào con. Nếu con đi nữa cha đành buông xuôi về với sông Cái cho xong đời.
- Cha! Con xin cha...


Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

KHOẢNG TRỜI RIÊNG

Khoảng trời riêng” là câu chuyện riêng khuất về mối tình đầu của một cô học trò với người thầy của mình. Rồi chiến tranh bất ngờ cuốn người thầy ra trận... Cô học trò phải sống trong hoàn cảnh chịu nhiều áp lực từ bạn bè gia đình, làng xóm vì những lối sống cách nghĩ khác người ở cô. Cô đã dám nổi loạn hiến dâng đời mình cho tất cả những chàng pháo thủ trai trẻ ở khẩu đội pháo đầu cầu trong những đêm bom đạn rồi bỏ làng ra đi. Ngày trở về, cô đã gặp lại người thầy năm xưa trên chiếc bè vó trong một đêm trăng trên dòng sông quê nhà...
                                                                               Nhà văn DƯƠNG HƯỚNG




Cánh cửa xe bật mở, từ trong xe bước ra một nhà sư nữ áo chùng thâm, đầu vấn khăn nâu, chân đi guốc quai tím lịm, lộ đôi chân son hồng với dáng vẻ kiêu sa.
- Cụ Dinh ơi ời! Có khách! Có khách!
Một đứa trẻ vừa reo vừa chạy chúi mũi vào nhà lão Dinh. Lão Dinh đang ngồi chẻ tre đan dưới gốc xoan, vội vã chạy ra, tay vẫn lăm lăm con dao. Nắng chiều lung linh rắc đầy lối ngõ, thơm ngát hoa xoan tím lẫn hoa nắng vàng. Gương mặt nhà sư đẹp như nàng Kiều, mắt ngân ngấn nước, nhìn lão Dinh.
- Cha ơi cha, con là Diên, con gái của cha đây.
Lão Dinh đứng lặng như pho tượng. Lão không ngờ. Cả làng cả nước cũng không ngờ con gái lão, cái con bé Diên hư hỏng đánh đĩ tứ phương bỏ nhà đi biệt tăm mười lăm năm nay bây giờ lại khoác áo nhà chùa. Trông Diên lúc này vừa đằm thắm, vừa kiêu sa. Đôi gót chân son thắm đỏ hơn cả thời con gái.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Từ chuyện Đỗ Hùng, nhớ về hai bạn nghề xuất sắc

Trong cuộc mưu sinh của mình, tôi đủ thứ thứ nghề, thượng vàng hạ cám đủ cả, nào dạy học (có học trò sau này là ủy viên trung ương), làm thuê cho công ty nước ngoài, coi kho, tổ chức nhân sự, làm báo... Nghề nào cũng có bạn nghề, mà người ta quen gọi là đồng nghiệp. Có những đồng nghiệp rất giỏi, mình so với họ chả là cái đinh gì.

Nói thế bởi có lý do. Hồi tôi bỏ dạy học bởi đồng lương giảng viên đại học không đủ sống, tôi xin nghỉ một cục rồi đi coi kho, chức thủ kho, cho một công ty của Hồng Kông. Thủ kho nhưng rất trong sạch, không tơ hào cái kim sợi chỉ (đúng nghĩa đen bởi kho của công ty may mặc) nhưng được cái lương do ông chủ Hồng Kông trả cao gấp 3 lần lương giảng viên. Đừng tưởng giữ kho mà nhàn, mà đơn giản. Phải cực kỳ minh mẫn, tháo vát mới gánh được. Phải phân biệt hàng ngàn loại hàng hóa, có khi trong danh mục chỉ khác nhau cái dấu ký hiệu nhỏ xíu, sắp xếp phải thật khoa học, hô xuất một tiếng là có ngay. Trong đám nhân viên của tôi có những tay rất giỏi, thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Hoa, thậm chí cả tiếng Anh, nghiệp vụ thì khỏi chê, sổ sách đâu ra đó. Những năm đầu thập niên 90 máy vi tính chưa phổ biến, họ đã xài thông thạo. Tôi học được rất nhiều ở họ.

Nhà báo Đỗ Hùng, Phó tổng thư ký Toà soạn báo Thanh Niên Online 

vừa bị Bộ Thông tin & Truyền thông (4T) thu hồi thẻ nhà báo vì một status vui ...


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

BA TÔI - PHẠM NGỌC THẠCH

(Thỉnh thoảng xem "anh Lực" kể về các quan chức gạo cội ngày nay vừa đảm việc nước vừa giỏi việc nhà, tôi lại liên tưởng đến một thế hệ "quyền lực" thời xưa. Mấy nét chân dung của một trong số họ-một tri thức Pháp học, một bộ trưởng, một Con Người! Xin giới thiệu Hồi ức của Colette Phạm Ngọc Thạch nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông!)

Alain, Má, Ba và Colette ở chiến khu Đ
BA TÔI
— Ba Má tôi gặp nhau ở Hauteville (tỉnh Ain, Pháp) vào những năm 1934-1935. Ba tôi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa về phổi và lao, làm việc ở bệnh viện điều trị lao, nơi mẹ tôi làm y tá. Rất nhanh chóng, họ cảm mến nhau, rồi yêu nhau thực sự. Ba nhất quyết phải về nước và có ý định mở phòng mạch ở Sài Gòn. Ba ngỏ ý muốn kết hôn với Má nếu Má đồng ý sang Việt Nam. Song Ba cũng thổ lộ : “ Em phải hiểu cho anh là đối với anh, mục đích tối thượng là đất nước độc lập. Nếu em đồng ý như thế thì chúng ta sẽ kết hôn ở Sài Gòn ”. Má tôi nhận lời, và năm 1936, bà đáp tàu thuỷ sang Việt Nam. Ba má tôi thành hôn ngày 27 tháng 1 năm 1937, mấy năm sau sinh được hai chị em tôi.

MẶT TRẬN TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẢNG

"Truyền thông của đảng có thể đã có thời là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng và từng được đảng tặng thưởng nhiều loại huân chương “ăn giỗ“ như huân chương Sao Vàng, huân chương Hồ Chí Minh, v.v..., nhưng đó là thời còn những “bức màn tre, màn sắt“ để bưng bít, để đảng độc quyền. Thời đó xa lắm rồi! Nay mọi góc cạnh thâm u của đảng đều bị truyền thông tự do soi rọi, để lộ rõ ra mọi thứ đều thối nát. Truyền thông của đảng thì bị cùn lụt, lại không còn mảnh vườn hoang để múa gậy nữa".


MẶT TRẬN TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẢNG

Trong Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 9/8/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ.

Những chỉ đạo vừa kể của ông Nguyễn Phú Trọng được ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng bộ Thông Tin và Truyền Thông, lập lại trong đại hội Đảng bộ Bộ TT&TT lần thứ IV hôm 20/8 vừa qua, nhưng lần này ông Nguyễn Bắc Son nhắm vào môi trường internet. Ông Nguyễn Bắc Son nói rằng: “Các thế lực thù địch vẫn tăng cường lợi dụng môi trường internet để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; kích động, xúi giục các phần tử cơ hội, thoái hóa chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, gây chia rẽ nội bộ”.