Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

CHUYỆN VỤ ÁN TỬ TÙ LÊ VĂN MẠNH: HIỀN '' SƠN LA'' GIỜ NÀY MÀY Ở ĐÂU? HÃY LÊN TIẾNG ĐI!



Là người ở cùng khu giam giữ với các phạm nhân mang án tử hình trong nhà giam công an tỉnh Thanh Hóa năm 2010, tôi không có ấn tượng gì về Mạnh, có lẽ do cậu ta ít nói, điều này khác với những phạm nhân mang án tử khác, họ hay nói, hay hát và hòa đồng do chấp nhận bản án dành cho tội lỗi của mình chăng?

Nhà giam K1 cách nhà giam K2 của tôi một khoảng sân nhỏ, đến giờ đóng cửa phậm nhân của hai nhà vẫn thường trò chuyện qua lại với nhau. K1 có 3 người mang án tử là Mạnh, Say Nha ( người Lào- mang án ma túy ) và Hội người Triệu Sơn. Say Nha rất giỏi tiếng Việt nên việc giao tiếp khá dễ dàng, gã hay kể chuyện về quê hương của gã còn Hội mang án tử hình vì ''hiếp dâm và giết người'' là một tay mồm mép, lại hay giả giọng phụ nữ để tự trò chuyện với chính mình, với tôi dường như hắn đã chết lâm sàng. K2 nơi tôi ở cũng có 3 phạm nhân mang án tử là Tuấn ''nhang'', Mười, và Tuyên. Thông thường, đến giờ mở cửa họ được cán bộ tháo cùm và cho một phạm nhân án thường sang phục vụ dọn dẹp và trò chuyện, điều này làm cho tâm lí họ một phần nào bớt nặng nề về bản án dành cho mình. Tuấn và Mười hay hát, còn Tuyên ít nói và cục tính nhưng không đến nổi im lặng như Mạnh.

Tập Cận Bình về nước đối mặt với tin đồn đảo chính


Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Ai có quyền xử lý thi thể Hồ Chí Minh?

Đoàn Nhã An


Pháp luật Việt Nam hiện hành có sẵn câu trả lời.

Ngày 16/10/2015, Tòa án Nhân Dân tỉnh Quảng Trị tuyên án chung thân đối với “cậu” Thủy (tên thật là Nguyễn Văn Thúy) với hai tội danh: lừa đảo và xâm phạm hài cốt.
Theo Tuổi Trẻ, trong phần xét hỏi bị cáo, ông Vũ Ngọc Mậu, chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi: “Xương cốt người là thứ thiêng liêng. Xương cốt liệt sĩ lại càng là điều thiêng liêng hơn nữa. Tại sao bị cáo có thể cho phép mình làm cái việc vô đạo ấy?”[1]

Lời phát biểu của người đại diện tòa án trong phiên xử “cậu Thủy” cho thấy trong đời sống tinh thần của người Việt, thi hài và xương cốt của người quá cố thường đòi hỏi sự tôn trọng cao nhất từ xã hội. Trên hết, quyền được an nghỉ theo ý nguyện lúc sinh thời của người đã khuất càng phải được tôn trọng và bảo vệ.

“Cậu” Thủy không phải là người duy nhất bị tuyên án về tội “xâm phạm hài cốt và thi thể” trong thời gian gần đây. Ngày 11/9/2015, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm 19 năm tù đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, người vào năm 2013 đã ném thi thể của một khách hàng xuống sông sau khi cô này tử vong trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ.[2]

Vậy cụ thể, hành vi cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự Việt Nam cho tội này bao gồm những gì?

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

THI VÀ CỬ.

"Đỉnh tháp ngà quyền lực không phải điểm đến của các tay mơ. Ném lựu đạn, quăng bộc phá cũng tạo ra tiếng nổ, nhưng chỉ loanh quanh làng xã. Muốn bay cao, bay xa, bay nhanh chỉ có tên lửa. Tên lửa, đương nhiên phải nằm trên bệ phóng với một khối thuốc khổng lồ..."



Văn Miếu - Quốc Tử Giám lưu giữ 82 bia đá là những tấm bia đề danh tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt hơn 300 năm (1442-1779). Nhiều triết lý về dựng nước, giữ nước, bảo tồn văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài của các triều đại được khắc trên các tấm bia ở Văn miếu.
Dòng chữ của Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung, gia tộc khoa bảng ba đời (1418-1499): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..." được khắc trên bia đề danh tiến sĩ năm 1484 (ghi lại khoa thi tiến sĩ đầu tiên năm Nhâm Tuất, 1442) theo lệnh của Vua Lê Thánh Tôn, đến nay vẫn được coi như một tư tưởng lớn về việc đánh giá và sử dụng nhân tài của đất nước.
•••
...Mười năm trước, khoảng cuối 2005, trên xe về quê ông tt, tò mò tôi hỏi ổng, sao cán bộ thường, không tw, đúng 60 là nghỉ ạ? Ổng trả lời, theo luật lao động.
Tôi hỏi tiếp, còn mấy ông gần 60, đh xong vô tw, thế là đương nhiên ở lại hết khoá, 64,65 mới nghỉ ạ? 

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

ĐỌC LỖ TẤN


ĐỌC LỖ TẤN.

"...Trên đường thành công không có vết chân của những người lười biếng!"

Sự thật, hồi còn đi học, tôi cực ghét môn văn. Thế hệ chúng tôi, văn chương là thứ phù phiếm, xa xôi. Văn chương như chỉ dành cho lũ mộng du, yếu đuối, dở hơi.

Mãi đến năm vào cấp 3, tôi mới bắt đầu học văn một cách thích thú. Nguyên nhân, có lẽ từ ông thày Thuỷ. Thày sinh ra và lớn lên tại Hà nội. Học xong 10+3 thày đi dạy học. Giờ văn, thày thường chỉ kể chuyện. Những câu chuyện thày kể cuốn hút một cách kì lạ. Điểm 8 văn đầu tiên tôi nhận được là một bài văn thày chấm. Nó như một liều thuốc kích thích cực mạnh khiến tôi tự tin hơn vào môn học lâu nay vẫn chỉ được điểm trung bình.

Giáo viên dạy văn vô cùng quan trọng. Vẫn là tôi, rất ghét giờ văn. Vậy mà tôi mong đến giờ văn từ lúc nào không biết. Sau này, thày chuyển về bộ giáo dục, làm vụ phó hay vụ trưởng.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

ĐỜI VẪN CHỈ ĐỜI CÁT (thơ Nguyễn Việt Chiến)



Bác Nguyễn Việt Chiến đến chơi nhà Nguyễn Quang Lập, cho chai rượu và tặng bài thơ

ĐỜI VẪN CHỈ ĐỜI CÁT (Tặng Nguyễn Quang Lập)

Mấy năm gặp lại bạn
Lập vẫn còn Nguyễn Quang
Đi qua bao khổ nạn
Một chân héo chưa tàn

Vẫn còn một chân nữa
Cõng nụ cười thế gian
Diễu nhại và thương cảm
Vượt tháng năm bần hàn

Bạn giờ chỉ lui tới
Trong bốn bức tường câm
Mơ về miền cát trắng
Nơi mẹ, cha yên nằm

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Vụ án Đỗ Đăng Dư - Cái chết oan khuất!


Cái chết oan khuất và nỗi đau mất con !

Cho đến giờ, tất cả các báo viết về vụ án Đỗ Đăng Dư đều giống hệt nhau: Đỗ Đăng Dư chết vì bạn tù đánh! Câu chuyện Đỗ Đăng Dư xem như hạ màn (!) và công an Hà Nội giờ đẩy dư luận theo hướng “khẩn trương điều tra một cách khách quan để kết luận chính xác nhất về vụ việc, xử lý nghiêm đối với hành vi “Cố ý gây thương tích” của Vũ Văn Bình” (người bị qui kết đánh chết Đỗ Đăng Dư).

Vấn đề không phải chỗ đó và không chỉ chỗ đó. Vấn đề là công an đã nhổ vào mặt hệ thống pháp luật như thế nào. Công an đã thách thức toàn bộ giá trị pháp chế “nhà nước XHCN” như thế nào. Và công an chà đạp như thế nào giá trị nhân bản của “nhà nước pháp quyền” trong đó “công lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng của nhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dân chủ và quyền con người, an toàn cho các công dân” (Tạp chí Cộng sản 16-10-2014)…

Vụ Đỗ Đăng Dư, được báo Tuổi Trẻ (11-10-2015), tường thuật như sau:

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

HỌC VĂN (ở Việt Nam)

Nhà văn Nguyễn Khải sau khi bị điểm 2 chán đời ra ngồi ngắm hồ Gươm (ảnh minh họa)

Con gái đi học về, quên cả chào bố.
- sao về thấy bố không chào?
- con xin lỗi, con không nhìn thấy bố. Con đang mải nghĩ chuyện ở lớp.
- chuyện gì thế con.
- con bị điểm kém môn văn.

Ôm hôn tôi một cái, xin lỗi thêm lần nữa, lại còn động viên, thôi bố đừng buồn. Gớm thật. Sư bố chị.
Chao ôi, chuyện học văn muôn thuở ở trường học vĩ đại của nước nhà.

...Tò mò, chờ con ăn xong miếng bánh mì, rồi mới chuyện.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Người dân cản trở hoạt động nạo vét trên vịnh Cam Ranh: Đã vượt quá giới hạn


Trưa 30-9, hàng trăm người dân ở phường Cam Phúc Bắc đã đổ ra Quốc lộ 1A (đoạn qua khu phố Hòa Do 3) ngăn cản các phương tiện trên đường nhằm gây áp lực với chính quyền địa phương về việc nạo vét trên vịnh Cam Ranh. Tuy UBND TP. Cam Ranh đã chỉ đạo nhiều cơ quan, ban ngành cùng các lực lượng Công an, Biên phòng giải quyết, nhưng giao thông vẫn bị ngưng trệ gần 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, tình hình an ninh trật tự mới vãn hồi.