Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

Ô CỬA SỔ TRƯỜNG CHU VĂN AN VÀ NẺO THƠ LÊN MIỀN TÂY

 


Hôm nay những người con cháu trong gia đình và bạn thân thiết của nhà thơ Bùi Minh Quốc tổ chức một buổi, gọi là ra mắt sách, nhưng thật ra là gặp nhau nhắc lại những kỷ niệm.

Không ít nhà thơ nhà văn nhà báo bị chính quyền không ưa thì khá cô đơn, lạc lõng trong gia đình, họ hàng, thậm chí bị họ hàng xì xào, cảnh giác hoặc thương hại, nhưng với bác Bùi Minh Quốc thì không phải thế. Họ hàng gần xa yêu bác, kính trọng bác, đề cao bác, và ai cũng thuộc nhiều thơ bác. Một người cháu là giáo viên dạy văn trường Ams nói về con người bác và thơ bác hay quá luôn, ôi giá mà giáo viên dạy văn cả nước được như vậy, nghe chị nói mà mình muốn được học lại môn văn.
Nhà thơ luôn đấu tranh cho tự do, cho nên các con bác cũng bị cản trở học hành, khổ sở nhiều chuyện, nhưng các anh chị đã vượt ra được, ai cũng giỏi.
“Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng. Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra”, câu thơ bác viết ở tuổi thanh niên. Câu thơ bác đọc ở tuổi già: Hạnh phúc là thanh thản lương tâm.

Hôm nay một bạn học trường Chu Văn An “đổ tội” tại bài thơ "Lên miền tây" mà ngày ấy các bạn nô nức lên đường.

“Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi , miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy
Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn”.
——————-
Cho ai muốn đọc thêm:
Ô CỬA SỔ TRƯỜNG CHU VĂN AN
VÀ NẺO THƠ LÊN MIỀN TÂY
(Tặng các con
và cháu nội Bùi Minh Triều Anh)
Tôi học ở trường Chu Văn An ba năm lớp tám, chín, mười - 8D, 9D, 10D - từ 1956 đến 1959, vào tuổi 16 - 19, cái tuổi tuyệt vời nhất của cuộc đời. Chính tại đây, một hôm nào đó, dưới bóng các cây cổ thụ trùm toả khắp sân trường, tôi đã có bài thơ “Thật kỳ diệu khi mười tám tuổi” gửi đăng báo Tiền Phong, nay chỉ còn nhớ mấy câu này :
Thật kỳ diệu khi mười tám tuổi
Cháu Bác Hồ, đồng chí của Lê-nin…

LỜI KHAI CỦA BỊ CAN

 


Câu chuyện gian lao khổ ải của Vua Lốp một thời , ai chưa đọc nên xem !

LỜI KHAI CỦA BỊ CAN
( Trần Huy Quang)
Tôi bán rau cần được bảy đồng. Để cho vợ tôi ba đồng, tôi cầm bốn đồng, vừa đủ tiền mua một cái vé xe đi Hà Nội. Biết rằng ba đồng vợ tôi với một đứa con chỉ sống được một tuần, trong khi nhà không còn gì. Nhưng cô ấy là người tháo vát có thể sống tạm. Còn bây giờ mọi thứ đang ở phía trước: cơm ăn, hy vọng và tuyệt vọng. Đất kinh kỳ, tôi không quen ai, không nghề không tiền. Biết thế mà tôi đâu có sợ.
Tôi cứ lang thang từ phố này đến phố khác, tôi không sợ lạc, bởi vì chưa có định hướng, cứ đi, đến đâu thì đến. Thoả thích ngắm xem các cửa hàng, cửa hiệu. Hàng cắt tóc. Hàng gò hàn. Hàng phở. Hiệu thuốc lào. Hàng hương. Đồ điện. Cứ đi và nhìn ngắm, thèm khát. Khi thích thì đứng lại hàng tiếng. Đến chợ Hàng Da. Có năm bảy cửa hiệu làm dép lốp. Mới hoà bình, sau kháng chiến chống Pháp, dép lốp Bình Trị Thiên đang thịnh. Ngày bé, tôi cũng đã mấy năm làm dép thuê ở Thanh Hoá. Tôi ngồi lại ngắm cảnh thợ bóc lốp. Mỗi hiệu, một anh thợ hoặc hai, bóc lốp, cắt đế, đóng quai. Chủ, khi có khách, mới ra bán, bán lẻ hoặc bán buôn. Các bà chủ khoảng độ ba mươi, bốn mươi, đầu còn chít khăn nhiễu, áo dài gấm, sang mà lạnh lùng. Có hiệu thật sang, quầy dép lốp bên ngoài, bên trong là xập gụ, tủ chứa, xa lông mặt đá: dưới cái màu ong ong của đèn dài, trông thâm nghiêm và sờ sợ. Có nhà giản dị hơn, bà chủ hiệu cũng chỉ áo cộc, búi tóc, guốc mộc.
Tôi nấn ná, rồi bắt chuyện một anh thợ. Anh thợ thật tài hoa, dao đưa mềm mại và đẹp như múa, lớp nào ra lớp ấy, bóng nhẵn. Cắt đế, dao đi ngọt lịm, liền mạch, gọt như gọt dưa. Tôi hỏi chuyện lung tung, nhưng mắt dán chặt vào lưỡi dao, phải nhớ như đóng đinh vào đầu cái đường dao anh thợ múa, để mai kia tôi có thể xin vào làm thuê cho một hiệu nào đó.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

BÉ GÁI CON NUÔI NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH TRÊN ĐẤT MỸ

 


Người con gái Việt Nam may mắn
Cô gái mồ côi gốc Việt sinh ra tại Cần Thơ thành sao Hollywood: "Tôi không biết mẹ ruột mình là ai, còn sống hay đã chết"
Cái tên Lana Condor bắt đầu được biết đến tại Hollywood lần đầu tiên vào năm 2016 qua vai diễn dị nhân Jubilee trong phim X-men:
Apocalypse. Vai diễn đầu tay đã được tham gia vào một series bom tấn, đây là điều bất cứ diễn viên nào tại Hollywood cũng đều khao khát.
Sau thành công trong X-men, Lana tiếp tục nhận một vai nhỏ trong phim Patriots day có tài tử Mark Walhberg đóng chính. Và chỉ vỏn vẹn 2 năm sau, cô gái sinh năm 1997 đã thuận lợi có được vai nữ chính trong một bộ phim điện ảnh của Hollywood. To all the boys I've loved before - bộ phim tình cảm do Lana đóng chính vừa ra mắt trên kênh Netflix đã gây được tiếng vang lớn, tiếp nối làn sóng trỗi dậy của các diễn viên gốc Á tại kinh đô điện ảnh thế giới.
Lana mang trong mình dòng máu 100% thuần Việt, là một đứa trẻ bị bỏ rơi được cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi tại một trại cô nhi ở Cần Thơ khi mới 2 tháng tuổi. Tâm sự với tờ Elle, Lana cho hay mọi người thường thấy ngại ngùng khi đề cập đến việc cô là con nuôi nhưng bản thân cô gái gốc Việt lại rất cởi mở về nguồn gốc của mình.
"Bố mẹ tôi thường mặc đồ truyền thống Việt Nam trong ngày di sản ở trường. Bố mẹ còn muốn tôi thử ăn đồ Việt Nam để biết về nguồn cội của mình", nữ diễn viên trẻ kể.
Sinh ra là người châu Á nhưng lại có bố mẹ da trắng, Lana cảm thấy dễ dàng liên hệ được với nhân vật mà mình thủ vai trong To all the boys I've loved before bởi cô gái trong câu chuyện có gốc Hàn Quốc, sống với bố người Mỹ.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

ANH HÙNG BẤT LUẬN THÀNH BẠI

 


Anh hùng xin chớ căn cứ vào thành bại. Bởi mưu sự tại nhân, nhưng thành sự lại tại thiên, không ai cưỡng được ý trời. Vậy nên đánh giá anh hùng dựa vào thành bại. Nhưng thành công và thất bại là gì? Mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, cố gắng hết mình và kiên trì cho đến khi vượt qua chính mình, bạn là một anh hùng. Còn lão PP cho rằng, lão không phải anh hùng, bởi mục tiêu lớn nhất là sánh vai với tỉ phú Lý Gia Thành nhưng bị thất bại thì buồn lắm, không thể là anh hùng. Ấy vậy mà rất nhiều thằng đệ từ New York, đến Hồng Kông và Diệc Lam vẫn cứ hò hét ;”Đại ca và Tào Tháo là anh hùng!” Tiên sư cái anh Tào Tháo, cứ xuất hiện trong óc để lão phải nhắc tên. Nếu luận anh hùng, lão cho rằng không nên dựa vào thành bại để luận anh hùng. Các hảo hớn Lương Sơn Bạc dưới sự cầm đầu của Tống Giang sau khi về với triều đình cuối cùng xông pha trận mạc cũng thua vãi đái, người chết, kẻ bị thương, người đi tu, kẻ về quê chăn lợn, tan tác như đống tro tàn gặp gió. Vậy mà bọn họ vẫn được gọi là anh hùng. Không hiểu mấy lão già bụng bia với bộ óc kinh bang tế thế ở bia Ụ pháo có được gọi là anh hùng không? kkk
Mỗi người đều có mộng tưởng, mộng lớn hay nhỏ tùy vào tham vọng của mình. Nhưng ông trời không cho mộng tưởng thành thật thì chỉ bó tay quy phục. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thiếu đi yếu tố nào đều bất thành.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

MÓN NỢ BẢY CÂY VÀNG

 


✍️Nhà văn Đàm Hà Phú
Bà Hai là người gốc Bắc, quê Nam Định, là người Bắc 54. Bà theo gia đình vô Sài Gòn thời đó sớm, gia đình lại khéo mần ăn buôn bán ở chợ nên cũng khá giả, bà lấy chồng đã có tài sản là căn nhà với mảnh đất lớn nằm ngay mặt tiền một con đường cũng tương đối lớn. Mấy năm sau 75, nhà bà chỉ để ở thôi, không dùng mặt tiền để làm gì cả tại vì bà nghĩ cho thuê cũng không được bao nhiêu tiền mà lại phiền phức. Sau này xe cộ Sài Gòn nhiều dần lên, ở mặt tiền bà thấy ồn ào quá nên bà mới đồng ý cho vợ chồng ông Bảy mướn làm lò bánh mì.
Ông Bảy quê gốc Sài Gòn là lính hồi trước, sau năm 75 lưu lạc mãi, gia đình ly tán, vợ con về quê làm ruộng còn ông phải đi cải tạo. Khi về lại Sài Gòn vợ chồng làm đủ nghề cuối cùng chọn quay lại nghề làm bánh mì gia truyền. Lò bánh mì của ông Bảy là lò thủ công, nên nóng nực và ồn nhưng được cái bánh mì ngon, bánh mì bự thiệt bự, nóng giòn và thơm lừng mùi bơ mà bà con đi xe đò thường hay mua về làm quà cho sắp nhỏ dưới quê, bán nhiều trên những cần xé ở Hàng Xanh hay bến xe Miền Đông, Miền Tây. Vợ chồng ông bà Bảy và bà Hai tuy chỉ là khách mướn nhà và chủ nhà nhưng sống với nhau tình cảm, dần dần cũng như chị em trong nhà, chuyện gì cũng chạy qua chạy lại, sớm tối có nhau.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

HENRY KISSINGER

 


Ngày 10-3-2006, tại Thư viện và bảo tàng John F. Kennedy, tôi phỏng vấn Henry Kissinger: “Ông có biết là từ mấy hôm nay, cộng đồng sinh viên vùng Boston, trong đó có cả những sinh viên đang học giáo trình ‘Ngoại Giao’ của ông, kêu gọi tổ chức biểu tình chống ông và gọi ông là ‘tội phạm chiến tranh’? Kissinger trả lời: “Tôi biết. Nhưng, liệu thế giới có như hiện nay nếu ngày ấy chúng tôi không làm như thế?”
Một trong những việc “làm thay đổi thế giới” của Henry Kissinger là thiết kế cuộc gặp giữa Nixon và Mao tháng 2-1972.
Tôi vừa được xem “Bản Tự Kiểm Điểm Về Việc Dự Buổi Chiêu Đãi Của Nixon” mà Lê Đức Thọ yêu cầu Trưởng phân xã TTXVN tại Bắc Kinh làm vào thời điểm ấy.
Đọc Bản Tự Kiểm mới thấy hết một thời ấu trĩ. Những hoạt động của các phóng viên TTXVN lúc ấy tại Bắc Kinh lẽ ra rất cần được khen thưởng vì nhờ những hoạt động như vậy mà những thông tin họ báo cáo về là rất có giá trị.
Nhưng, không chỉ Lê Đức Thọ, theo ông Trần Phương, trợ lý ông Lê Duẩn: “Lê Duẩn nói, chúng ta đã bị bán rẻ cho Mỹ để người Trung Quốc thay Đài Loan ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

HIỆN THỰC KHÁCH QUAN TRONG DỊCH THƠ TIẾNG NƯỚC NGOÀI

 


1. Đặt vấn đề
Dịch thuật, đặc biệt là dịch nghệ thuật, trong đó có dịch thơ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ, là một hoạt động liên quan đến vấn đề tương đương trong dịch thuật, đến những nhân tố liên quan đến hai nền văn hóa và việc giải mã chu cảnh của hiện thực khách quan văn bản nguồn. Bài viết này đề cập đến yếu tố của hiện thực khách quan trong sự gắn liền với hiện thực nghệ thuật của quá trình dịch thơ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ (ở đây là tiếng Việt).

2. Yếu tố hiện thực khách quan và văn bản nguồn
Hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ thuộc phân ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học thuần túy thì trong quá trình sản sinh văn bản dịch dù muốn hay không muốn người dịch buộc phải tìm và lựa chọn những đơn vị hành chức trong văn bản đích (target language) tương đương về nghĩa với văn bản nguồn (sourse language). Như vậy người dịch phải làm việc hầu như cùng một lúc với hai ngôn ngữ, tức là người dịch có quan hệ với văn bản chứ không phải với ngôn ngữ như một hệ thống, do đó ở đây phải có sự giải mã văn bản nguồn. Yếu tố hiện thực khách quan được phản ánh vào văn bản nghệ thuật của mỗi dân tộc khác nhau.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2023

KẺ SĨ KINH BẮC


 


Hai Kẻ sĩ Kinh Bắc là Trần Đức Thảo và Hoàng Cầm đều có Chân dung gò đồng trong bộ tranh của Phạm Xuân Trường. Hai bức chân dung hai ông đều bị Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội không cấp phép cho treo trong Triển lãm.
Xin giới thiệu bài viết của tác giả Hồ Hoàng, viết ngày 29.3.2017 cùng hai chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường.
KẺ SĨ KINH BẮC
Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình.
Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý:
+ Trần Đức Thảo được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội,
+ Hoàng Cầm được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
1.TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO.
Với con người này, mình chưa được tiếp cận nhiều với những gì ông viết vì sách của ông rất ít phổ biến mà chắc có phổ biến mình cũng rất khó tiếp cận bởi lĩnh vực nghiên cứu của ông không phải giành cho tất cả mọi người. Chỉ biết được cuộc đời đầy cay đắng của ông qua những gì người ta viết về ông.
Giáo sư Văn học Nguyễn Đình Chú đã đánh giá về ông: “là một lưu học sinh đã làm vẻ vang cho tổ quốc trên đất Pháp với tấm bằng thủ khoa thạc sĩ triết học đến nay chưa có người thứ hai; là triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế với những hành động, tác phẩm nổi trội, có ý nghĩa phát triển chủ nghĩa Mác theo hướng “duy vật biện chứng nhân bản” và người khai sinh bộ môn Lịch sử tư tưởng triết học cho giáo dục Việt Nam.”

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

TƯỚNG TRẦN ĐỘ NHẬN XÉT VỀ NGUYỄN HUY THIỆP

 


Bài phỏng vấn này được đăng trên tạp chí Cửa Việt số 2 (1990). Tạp chí Cửa Việt của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng trị, ra mắt vào tháng 2-1990, do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng Biên tập. Tạp chí Cửa Việt ra đời trong bối cảnh giai đoạn cuối của phong trào "cởi mở" trong văn nghệ nên thu hút nhiều cây bút nổi tiếng đương thời. Người ta thấy Phùng Quán xuất hiện sau mấy chục năm vắng bóng vì án Nhân Văn Giai Phẩm, rồi nhiều nhà thơ nhà văn đã thành danh như Văn Cao, Tô Hoài và cả những tên tuổi kế cận như Nguyễn Quang Lập, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Hoàng...

Tạp chí Cửa Việt có nhiều sáng tác phản ánh những tiêu cực, bức xúc xã hội, đặc biệt chuyên mục "Sự kiện- Đối thoại" luôn thu hút độc giả bởi dám đi thẳng vào các xung đột và vấn đề nóng trong xã hội. Tạp chí Cửa Việt ra mắt được khoảng 18 số thì bị dừng hoạt động để kiện toàn lại. Hơn 1 năm sau, Cửa Việt (loại mới) ra mắt nhưng nội dung không còn như Cửa Việt (cũ) nữa.