Hôm nay những người con cháu trong gia đình và bạn thân thiết của nhà thơ Bùi Minh Quốc tổ chức một buổi, gọi là ra mắt sách, nhưng thật ra là gặp nhau nhắc lại những kỷ niệm.
Không ít nhà thơ nhà văn nhà báo bị chính quyền không ưa thì khá cô đơn, lạc lõng trong gia đình, họ hàng, thậm chí bị họ hàng xì xào, cảnh giác hoặc thương hại, nhưng với bác Bùi Minh Quốc thì không phải thế. Họ hàng gần xa yêu bác, kính trọng bác, đề cao bác, và ai cũng thuộc nhiều thơ bác. Một người cháu là giáo viên dạy văn trường Ams nói về con người bác và thơ bác hay quá luôn, ôi giá mà giáo viên dạy văn cả nước được như vậy, nghe chị nói mà mình muốn được học lại môn văn.
Nhà thơ luôn đấu tranh cho tự do, cho nên các con bác cũng bị cản trở học hành, khổ sở nhiều chuyện, nhưng các anh chị đã vượt ra được, ai cũng giỏi.
“Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng. Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra”, câu thơ bác viết ở tuổi thanh niên. Câu thơ bác đọc ở tuổi già: Hạnh phúc là thanh thản lương tâm.
Hôm nay một bạn học trường Chu Văn An “đổ tội” tại bài thơ "Lên miền tây" mà ngày ấy các bạn nô nức lên đường.
“Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi , miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy
Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn”.
——————-
Cho ai muốn đọc thêm:
Ô CỬA SỔ TRƯỜNG CHU VĂN AN
VÀ NẺO THƠ LÊN MIỀN TÂY
(Tặng các con
và cháu nội Bùi Minh Triều Anh)
Tôi học ở trường Chu Văn An ba năm lớp tám, chín, mười - 8D, 9D, 10D - từ 1956 đến 1959, vào tuổi 16 - 19, cái tuổi tuyệt vời nhất của cuộc đời. Chính tại đây, một hôm nào đó, dưới bóng các cây cổ thụ trùm toả khắp sân trường, tôi đã có bài thơ “Thật kỳ diệu khi mười tám tuổi” gửi đăng báo Tiền Phong, nay chỉ còn nhớ mấy câu này :
Thật kỳ diệu khi mười tám tuổi
Cháu Bác Hồ, đồng chí của Lê-nin…