Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

VẮT CHANH BỎ VỎ


 27/7, tôi đi qua đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn. Nhìn dòng chữ to :” Nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn...” và chiếc lư hương, chợt nhớ đến người bạn già cùng nằm cấp cứu ở khoa Tim mạch- BV Hữu nghi. Đúng tròn 1 năm. Và xúc động không thể không viết...
    Tôi cũng là dân BK, cũng chơi trong ban nhạc của khoa Điện và ban nhạc của trường. Rồi tôi đi lính, chiến đấu trên chiến trường Đường 9 Nam Lào và đặc biệt lò lửa Quảng Trị 1972. Rất may, sống trở về - nhưng mang trọng bệnh “ Chất độc đã cam “. Và rồi 1 con số 0 ....
    Có lẽ vậy mà chúng tôi đồng cảm để anh Chương “ dốc hết ruột gan “ anh giữ kín bao lâu nay.
    Các bạn biết đấy, những kỹ sư quèn như chúng tôi biết làm gì đây ngoài việc lầm lũi làm vì nồi cơm của gia đình. Nhất là thời bao cấp đầy khó khăn.
    Nhiều yếu kiến của các bạn, nhưng hãy xem:
Sau khi đúc thành công chiếc lư hương, anh được mời đi dự hội nghị “ Đúc chính xác “ thế giới, họp ở Na uy. Mời đích danh.
Nhưng người đi thay lại là tay giám đốc nhà máy. Để rồi leo lên chức Vụ trưởng Vụ tổ chức can bộ Bộ Công nghiệp đầy quyền uy.
  Anh Chương, người kỹ sư quèn ấy chỉ còn cách im lặng để giữ nồi cơm, manh áo !
  Ôi cuộc đời đôi khi phải chấp nhận,
   Phải không các bạn !! 


***
Vắt chanh bỏ vỏ
Tìm hiểu 1 người Hà nội tài hoa và thiệt thòi.
Kỷ niệm 27/7

Số phận người cha đẻ những cánh bơm xăng dầu cho đường ống xăng dầu tiếp tế cho chiến trường và đồng thời là cha đẻ chiếc lư hương đặt trang trọng ơ đài liệt sĩ Bắc Sơn đường Hoàng Diệu Hà Nội.

Tôi quá may mắn, trong lần nằm bệnh viện lần này được gặp người anh hùng vô danh. Vâng, tôi vào viện hôm trước, hôm sau người ta đưa vào nằm cạnh giường tôi một ông già không người thân đi cùng. Ông ôm theo 1 chiếc chậu bên trong là toàn bộ gia sản ... Tôi cứ ngỡ ông ở nông thôn lên. Đến bữa ăn trưa, chẳng có ai chăm ông cả. Ông đặt chiếc chậu lên giường, lục tìm rồi lôi ra 2 gói bột dinh dưỡng pha uống. Nhưng than ôi, tuổi già khiến ông loay hoay mãi. Tôi vội sang giúp ông. Đến bữa tối ông nhịn, tuổi già mệt mỏi ông chẳng muốn làm gì, còn người nhà thì bặt tăm ... Ông khai với bác sĩ cách đây 2 năm đã 2 lần bị xuất huyết não. Đến tối vào đánh răng, ôm theo chiếc cốc thủy tinh, lập bập đánh vỡ, may con tôi kịp thu dọn hộ. Rồi ông loạng choạng đi, té ngã, may bọn tôi kịp đỡ ...

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

CÓ MỘT LÃO KHOA KHÔNG PHẢI NHÀ THƠ



Gia đình hạnh phúc của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Anh Khoa nhà tôi thường đùa: "Khi mình đi bộ đội thì vợ mình mới bắt đầu vào nhà trẻ". Sau này  quen nhau, yêu nhau và quyết định chung sống với nhau, tôi vẫn tin rằng số phận đã đưa chúng tôi đến với nhau.
-Có thể nói, quanh nhà thơ Trần Đăng Khoa có quá nhiều chuyện. Chuyện thật cũng có mà chuyện bịa đặt, đồn thổi cũng nhiều. Ông hay bị lấy ra làm "mồi" mua vui cho mấy tờ báo muốn “câu khách”. Ngay cả việc ông cưới vợ, sinh con cũng làm dư luận xôn xao. Trò chuyện với phóng viên hóng chuyện, TĐK vẫn xuề xoà nguyên chất quê kiểng. Ông hoàn toàn là con người của đời thường bình dị. Bàn mãi những chuyện to tát cũng mệt. Tuần này ta hoàn toàn giải trí nhé. Nghĩa là ta chỉ bàn những chuyện vặt vãnh, linh tinh. Câu hỏi thứ nhất: Ông có bao giờ cảm thấy bực bội trước những lời đồn thổi, nhiều khi rất thất thiệt về mình không?

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

TỪ KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG ĐẾN CHUYỆN LÀNG NHÔ, MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ



Mai Pham

Phi lộ: Tôi thật sự không biết nghĩ gì khi đọc câu chuyện làng Nhô qua hai stt từ hai người khác nhau này. Đau buồn!

Đau buồn cho người chết phải chết tức tưởi hai lần - một lần bị giết bởi chính quyền, và một lần bởi ngòi bút của các tác gỉa phim truyền hình "Chuyện làng Nhô". Và còn đau buồn hơn nữa vì một trong hai tác giả của kịch bản là người quen mà tôi quý mến.

Nhận thức có quá trình. Đã một thời, có những lớp người hết lòng tin tưởng những gì họ được cho nghe cho thấy. Chia sẻ hai câu chuyện này, tôi mong người chết được giải oan và người sống có cơ hội nhìn lại, sám hối. Xin đừng nặng lời vì chính tôi là người đau lòng trước tiên khi đọc những lời phê phán.
________________

TỪ KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG ĐẾN CHUYỆN LÀNG NHÔ, MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

TÌM NGƯỜI CỨU THỌ MUỐI TRONG ĐÊM CẤP CỨU TẠI XANH PON.


Nhà văn Nguyễn Văn Thọ  (ngoài cùng bên phải ảnh) đăng tút tìm một bác sĩ ở Bệnh viện Xanh Pôn - người đã cứu mạng lão, mà lão tả là "tay trẻ chừng 35, 40 xuân xanh, hơi beo béo, thâm thấp".
Mình đọc xong, chợt nghĩ ngay đến BS Lương Văn Chương (thứ tư bên phải sang) vì có các nét đúng thế, lại thêm BS Chương là Trưởng khoa Cấp cứu của BV XP, bèn chụp lại FB của Chương cho lão Thọ nhận mặt. Ai dè là đúng, khiến lão mừng rú lên, đòi xin số ngay để gặp.
May cho lão anh, là mình cũng là bạn FB của Chương từ lâu, và đã gặp 1 lần nên mới biết đúng dáng người như thế, vì thực ra Chương trẻ hơn tuổi và ở ngoài đập choai hơn trên FB nhiều!
Cuộc đời lắm khi thoát chết chỉ trong khoảnh khắc là nhờ chơi FB đấy ông giáo ạ!

Thanh Hằng (nữ, áo đen trong ảnh)


***
TÌM NGƯỜI CỨU THỌ MUỐI TRONG ĐÊM CẤP CỨU TẠI XANH PON.
11, 45 phút đêm ngày 7/6/2020 tôi bị tai nạn, gãy xương sườn số 4, thủng màng phổi để khí tràn màng phổi.
Do vậy khi khí tràn ra đã tạo áp lực ép hai lá phổi làm tôi không thể thở được (rất khó hít vào) và rất đau ngực.
Do nhiều trải nghiệm khi tập võ, tôi dùng hết sức bình sinh, hít thở kiểu 4 thì, thở cơ bụng, dùng cơ hoành cách cố ép khí lên để cung cấp o xy cho cơ thể và tôi có lê ra đầu ngõ chờ xe 115 đến.

CHUYỆN HY HỮU Ở VIỆT NAM: Cướp Máy Bay Quân Sự C 130


 Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có 2 vụ cướp máy bay quân sự vượt biên liên quan và liên lụy đến học sinh miền Nam (HSMN) làm rúng động ngành Hàng không lúc bấy giờ, nhưng hồi ấy, chúng tôi biết, nghe và để trong bụng chứ không dám kể, kể là chết tươi liền.
Hôm nay kể về vụ cướp máy bay (liên quan đến HSMN) tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Cướp máy bay quân sự C 130 ( Lockheed C 130 Hercules )

Người thực hiện vụ cướp là HSMN : Thượng úy Phi đội trưởng  Phi đội C 130 Trung đoàn vận tải Quân sự E.918.
 Anh Tiêu Khánh Nha là lứa HSMN xuống tàu tập kết ra Bắc năm 1955, trải qua nhiều trường HSMN trên đất Bắc, sau đó anh được tuyển vào không quân và lái các loại máy bay vận tải Quân sự. Sau ngày giải phóng miền Nam ta tiếp thu rất nhiều máy bay của Mỹ để lại tại sân bay Tân Sơn Nhất,  anh Nha là phi công rất giỏi đã nhanh chóng tiếp thu kỷ thuật và làm chủ được C 130 trong thời gian ngắn.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

TÌNH TRÒ VIỆT NAM

Thầy chụp ảnh lưu niệm với các cựu phi công Phạm Tuân, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Phú Thái, Phương Minh Hòa và Phạm Đức Nam

Chuyến bay đặc biệt.

   Năm 1973 Leonhirép, Người Nga, là thầy dạy lái máy bay sơ cấp L29 đầu tiên cho bốn anh em chúng tôi.
 Sau 40 năm, năm 2013 sau bao nổ lực tìm kiếm chúng tôi đã tìm ra được Thầy đang sống tại Kiev, Ucraina. Một kế hoạch được vạch ra là mua vé máy bay mời Thầy sang Việt Nam để thăm đất nước và hiểu về con người Việt Nam trong vòng nửa tháng.

   Để gây bất ngờ cho Thầy, nhóm đề nghị anh Thế, cơ trưởng  Boing 777 làm kế hoạch bay sang Matscơva đón Thầy trên chuyến bay đã đặt sẳn vé. Khi máy bay cất cánh từ Matscơva về Việt Nam được 15 phút, Cơ trưởng Ninh Minh Thế giao quyền điều khiển cho lái phụ và hỏi tiếp viên trưởng để biết số ghế Thầy ngồi, sau đó xuống tận ghế chào Thầy. Một phút ngỡ ngàng để rồi sau đó Thầy mới nhận ra người học trò cũ của mình năm xưa và hai thầy trò ôm nhau trong tiếng cười sảng khoái. Sau đó Cơ trưởng Thế mời Thầy lên buồng lái để chứng kiến người học trò điều khiển một chiếc máy bay chở hơn 200 hành khách. Điều này đã làm Thầy xúc động, khi biết rằng các học trò ngày xưa mới chập chửng bước vào đời, bây giờ đã trưởng thành và chính điều đó đã làm cho 2 thầy trò vui và hạnh phúc. 
Hạnh phúc thật đơn sơ !

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

QUYỀN LỰC VÀ BẦU CỬ


Nguyn Đình Cng

Nghị quyết của đảng CSVN về cán bộ có nội dung chống lại những người có tham vọng quyền lực và chạy chức chạy quyền (gọi chung là tham quyền). Nghị quyết yêu cầu loại bỏ ra khỏi cơ quan lãnh đạo người tham quyền, không bầu cho người có biểu hiện tham quyền.

Nghe qua tưởng là hay, là đúng, nhưng thực chất đây là sản phẩm của những đầu óc quá kém trí tuệ, chỉ thấy một phần hiện tượng mà không hiểu bản chất. Đây là một quy định phản khoa học. Họ đã đồng nhất tham quyền với những hành động xấu xa, bỉ ổi là lợi dụng quyền lực để vinh thân phì gia, để thực hiện những mưu đồ đen tối. Người ta không thấy được mặt tốt, tích cực của việc “mong ước có được quyền cao chức trọng”.

Nếu lên án tham quyền thì những nhân vật chính trị lớn của thế giới, những người tranh cử làm tổng thống, thủ tướng ở các nước đều có lòng tham đó. Ở các nước dân chủ phát triển không nơi nào lên án tham vọng đó, không người nào có lương tri chống lại tham vọng đó.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?



Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.
Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ (người chồng), hãy tận tâm đồng hành; có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!
Già rồi, chúng ta đã già rồi! Chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người già, mong đợi ai! Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn.
�Giai đoạn đầu tiên
Sau khi nghỉ hưu độ 60-70 tuổi cơ thể còn tốt, có điều kiện. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc đẹp một chút, muốn vui chơi thì cứ thả sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quảng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ trong mình một khoản tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

CON GÁI CỦA BA (Thư của một người lính VNCH)


Con gái của ba!

Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.

Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.

Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!". Thế là con gái của Ba vừa lo cho Me, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

NGUYỄN HUY THIỆP


Hiếm có ai được trời cho lộc văn chương nhiều như Nguyễn Huy Thiệp. Một nhà văn mà chỉ với vài truyện ngắn đầu tiên xuất hiện đã là tâm điểm của mọi ồn ào, mọi tranh luận, và chỉ sau một thời gian ngắn thì tên tuổi của ông đã đóng đinh trong dòng văn học Việt Nam, trở thành một hiện tượng mang tên Nguyễn Huy Thiệp.

Nhưng rồi bỗng một hôm, Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố ngừng viết, bán văn nghiệp của mình với giá nửa tỉ cho NXB Trẻ để tận hưởng tuổi già nhàn nhã. Cuộc sống hàng ngày của ông bây giờ là một cuộc rong chơi.

Gặp Nguyễn Huy Thiệp một ngày chớm lạnh của mùa đông Hà Nội, trong quán cà phê rất Hà Nội, ngồi cùng ông ôn lại nhiều chuyện cũ và biết rằng, trong con người đầy lạc quan và (dường như) đầy sự tỉnh táo Nguyễn Huy Thiệp, là một tâm hồn cô đơn không có gì khỏa lấp nổi, như số phận rất nhiều nhân vật, nhiều con người trong tác phẩm của ông.

*
NGUYỄN HUY THIỆP

Nghe đồn Nguyễn Huy Thiệp bị tai biến phải nhập viện, lại nhớ đến mình đã viết bài này năm 2017. Ôi nhân sinh như mộng!

Tướng Về Hưu đưa tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp trở thành cây bút số một ở Việt Nam vào những năm đầu Đổi Mới. Ông Thiệp nổi tiếng đến mức làm lu mờ tất cả những tên tuổi khác trên văn đàn ngày đó. Ký giả, văn sỹ nước ngoài hễ đến Việt Nam là hỏi thăm về ông Thiệp. Họ làm như ở Việt Nam ngày đó, nhà văn, nhà thơ đã chết hết cả rồi, chỉ còn mỗi Nguyễn Huy Thiệp sống sót. Cả ngày ông Thiệp bận tiếp khách đến nỗi không còn thời gian đi đái.

Nguyễn Huy Thiệp hay có khuynh hướng tìm tòi sự chân thiện theo một thể tính nguyên sơ, không có sự pha tạp của xã hội. Chẳng hạn, những gì ông coi là chân thiện mỹ thì đa số sống ở rừng rú, không đi học, không va chạm gì đến xã hội mà ta gọi là văn minh. Trái lại, những gì ta cho là đại diện của công lý và tiến bộ (cán bộ nhà nước, công an, bộ đội, quan chức, thương nhân…) đều là bọn đạo đức giả, hoặc quỷ đội lốt người. Theo như ý của ông, một con người chỉ thực sự đẹp đẽ và đáng yêu khi anh ta trở về với thiên nhiên, được sống là mình với những bản năng sẵn được ban cho.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Thành ngữ mới: Bơ thừa sữa cặn


Đưa thêm bài này nữa cho đủ cặp "Phồn vinh giả tạo - Bơ thừa sữa cặn" đúng quy trình.
Thành ngữ mới: Bơ thừa sữa cặn
Gọi là thành ngữ mới bởi nó được dùng khá nhiều và khá lâu, rất phổ biến, trong một thời gian dài. Tất nhiên tác giả của nó là những người cộng sản ở miền Bắc. Ngay cả trong sách báo những nước khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, tôi cũng chưa được đọc mấy chữ ấy bao giờ.
Nhớ hồi những năm 60 - 70 ở miền Bắc, khoai còn chả đủ ăn, lấy đâu ra bơ sữa. Tôi sinh năm 1955, một năm sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi người Pháp, thú thực mãi đến hơn 20 năm sau mới biết mặt mũi miếng bơ. Còn sữa, cũng chỉ nghe nói thì nhiều chứ chả mấy khi được uống. Với nông dân đặc sệt như tôi, bơ sữa là cái gì đó rất cao sang, mà cũng chả mơ được ăn uống nó bởi vì hiểu phận mình chỉ có khoai sắn làm bạn. Đôi lần bu tôi cười bảo, nhà mình thương nhất ông Cào (tức tôi), đẻ đúng năm đói kém, chả có sữa siếc gì. Lại còn kể anh trai tôi lúc bé tha hồ uống sữa hộp Con chim bởi hồi Pháp chưa rút khỏi Hải Phòng, nhà tôi có tủ hàng tạp hóa, sữa và bánh kẹo ê hề. Nghe kể, hận mình sinh sau đẻ muộn, không gặp thời, hì hì. Năm 1975, ông Tế anh họ tôi là Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp được phân phối mấy hộp sữa đặc Moloko của Liên Xô, biếu thày tôi một hộp. Thày quý lắm, đem cất vào tủ, để khi nào ai trong nhà ốm đau thì mới lấy ra bồi dưỡng, chẳng ngờ để lâu quá hết hạn dùng. Tới hôm tình cờ thấy nó, khui ra, bên trong đặc như đất sét vàng. Tôi tiếc, liều ăn hết, may mà không bị tào tháo đuổi.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo


Thành ngữ mới: Phồn vinh giả tạo

(Như đã nói, tôi định đưa bài này lên kế tiếp để bổ sung cho bài "Sự nhầm lẫn đáng tiếc", sau định thôi bởi không muốn làm phiền bạn đọc. Tuy nhiên hôm qua coi tivi nhà nước thấy người ta ầm ĩ quá, vẫn nhắc tới sự phồn vinh giả tạo của miền Nam trước năm 1975 nên đành cho nó lên để có cái nhìn khách quan).

Trước hết cần sơ sơ về từ vựng. Trong tiếng Việt, “phồn vinh” là tính từ, chỉ sự giàu có, sung túc, thịnh vượng, no đủ, đầy đủ về vật chất. Theo nghĩa Hán Việt, “phồn” là nhiều, phồn thịnh là rất tươi tốt, phồn hoa để chỉ chỗ đông vui, phồn thực là rất nảy nở (thường để chỉ cơ thể tính dục), ông Mạc Ngôn bên Tàu có cuốn tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” nói về sự phồn thực (phong và phì đồng nghĩa với phồn), được bên ta dịch thành Báu vật của đời... “Vinh” là vinh hoa, giàu sang, thịnh vượng, tươi tốt. “Phồn vinh” là đầy đủ, giàu sang, vật chất dồi dào. Ta thường nói cuộc sống phồn vinh, đất nước phồn vinh, xã hội phồn vinh.

CAO LẦU TRÊN LẦU CAO


Cao lầu trên lầu cao
(Ý kiến của một Saigonnese)
Tương truyền rằng cao lầu là món từ người gốc Hoa, do các thương gia qua lại nơi cảng phố Hội An khi xưa truyền lại.
Khi xưa các thương gia nơi phố cảng thường xây nhà lầu, tầng trên tầng dưới mới đủ chỗ đủ kho mà chứa hàng hoá, nên nhà xưa ở Hội An thường có cái khoang trống giữa nhà - hình thức sử dụng chắc giống như cái thang máy ngày nay, dùng ròng rọc mà kéo từng kiện hàng lên hàng xuống - Nơi ở là trên lầu cao thành ra cái món ngon đó cũng được ngồi trên lầu cao mà thưởng thức, dân gian đặt luôn cho món đó là món cao lầu.
Món ngon thường hay đi xa mà lạ thay món cao lầu thì mười người như một đều khẳng định rằng chỉ ngon ở Hội An. Cho dù có chở nguyên liệu bằng máy bay vào tận bếp thì thực khách kén ăn vẫn lắc đầu nguầy nguậy rằng không tròn vị của cao lầu. Hay chăng vì thiếu cái chỗ ngồi cao cao tay gắp sợi mì, mắt nhìn sông Hoài, lòng nghe hồn cổ phố?
Có lẽ món cao lầu gắn liền với quá nhiều sản vật địa phương, nhiều đến nỗi không thể nào thay thế được. Mà làm sao thay ngọn rau Trà Quế bé xíu mà thơm ngây, làm sao chở được nước giếng Bá Lễ để xay gạo ngâm thành sợi cao lầu, làm sao có nước tro nấu củi lấy tận Cù Lao Chàm để ngâm gạo? Rắc rối cầu kỳ đến vậy thì thôi đành đổ đường vào tới Hội An để ăn tô cao lầu cho đúng vị, đừng chê.