▼
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Viktor Yanukovych ngạc nhiên vì sự im lặng của Putin, và không tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự.
Viktor
Yanukovych cho biết ngày hôm nay (28/02/2014) rằng ông ngạc nhiên vì sự im lặng của Tổng
thống Nga Vladimir Putin với tình hình hiện nay ở Ukraine. " Biết tính
cách của Vladimir Vladimirovich Putin, tôi tự hỏi tại sao ông vẫn còn giữ im
lặng. Đây là vấn đề" - Ông nói tại một cuộc họp báo ở Rostov -na-Dony, do
kênh " Nga 24" truyền trực tiếp.
Nga cần Yanukovych làm gì?
Nga đã bắt đầu
trò chơi lớn ở Ukraina. Chiếm giữ các tòa nhà của cấp chính quyền cao
nhất của Crime bằng "các tay súng không rõ danh tính". Những kẻ "không
hề sợ hãi " thân Moscow của các đại
biểu Crime đã đồng ý tổ chức một cuộc họp ngay trong các tòa nhà vừa bị chiếm đóng. Tin tức về
Viktor Yanukovych xin tị nạn ở Nga… Tất cả những sự kiện này đưa đến kết
luận rằng Kremlin đang mệt mỏi với vai trò người quan sát thụ động chiến thắng của Evromaydan (1).
Moscow đang cho "tất cả các
bên liên quan" biết rất rõ ràng rằng: họ có các lợi ích hợp pháp của mình
tại Ukraina và họ có ý định bảo vệ chúng bằng tất
cả các cách có thể. Tôi hoan nghênh cách tiếp cận này bằng cả hai tay. Tôi
cũng không muốn Hạm đội Biển Đen của chúng ta bị trục xuất khỏi Crime. Tôi
cũng không muốn các cư dân nói tiếng Nga ở phía đông của Ukraina bị coi là con
tin của những kẻ dân tộc cực đoan từ Lviv và Kiev.
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
AI LÀ NGƯỜI TÌNH ĐẦU TIÊN CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP?
Theo tư liệu
hiện có, Võ Nguyên Giáp chỉ có 2 mối tình trong suốt cuộc đời 103
năm tuổi của mình. Mối
tình đầu thuở 20 tuổi trong sáng, lý tưởng của vị danh tướng là với Nguyễn Thị
Quang Thái - em gái Nguyễn Thị Minh khai, còn tình yêu sau sâu sắc, bình dị nối
dài theo năm tháng tới cuối đời là với bà Đặng Bích Hà - con gái cụ Đặng
Thai Mai. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, Võ đại tướng còn có một mối
tình khác, và đây mới chính là mối tình đầu của ông.
Ở tại Đồng Hới tỉnh Quảng Bình có Họ tộc Phan. Nhiều người lớn tuổi và cả trẻ tuổi
trong Họ Phan này được biết bà Phan thị Cáo (Quý Thu) từng là người tình đầu
tiên của Võ Nguyên Giáp. Bà Phan Thị Quý Thu là con cả trong số 9 người con của
ông Phan Ngọc Luật, và bà là chị ruột của ông P N T, nguyên Ủy viên Trung ương
Đảng, nguyên Bộ trưởng.
NGHỀ THUỐC XƯA & 59 NĂM NGÀNH Y TẾ XHCN...
Nghề Y là nghề của LƯƠNG TÂM. Cũng như nghề GIÁO là nghề của NHÂN TÂM ! Ngành y ở Việt nam đâu chỉ có 59 năm như loa phường và loa trung ương tuyên truyền.. Nhỉ ?
Ngày Thầy thuốc Việt Nam phải là từ ngày xa xưa trong lịch sử mà những danh y đã để lại dấu ấn và tiếng thơm cho nghề từ hàng trăm năm nay.
Lời răn cho nghề thuốc và ngành y nước Việt đâu chỉ một câu thuần Nho – Khổng “lương y như từ mẫu”... Nhỉ ?
Thời Lý – Trần, danh y Tuệ Tĩnh đã dạy:
Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang”
Thời Trịnh – Nguyễn, Hải Thượng Lãn Ông đã có 9 điều răn cho những ai bước vào nghề thuốc:
Ngày Thầy thuốc Việt Nam phải là từ ngày xa xưa trong lịch sử mà những danh y đã để lại dấu ấn và tiếng thơm cho nghề từ hàng trăm năm nay.
Lời răn cho nghề thuốc và ngành y nước Việt đâu chỉ một câu thuần Nho – Khổng “lương y như từ mẫu”... Nhỉ ?
Thời Lý – Trần, danh y Tuệ Tĩnh đã dạy:
Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang”
Thời Trịnh – Nguyễn, Hải Thượng Lãn Ông đã có 9 điều răn cho những ai bước vào nghề thuốc:
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014
Tương quan văn hóa và dân chủ nhìn từ Ukraina
Kính Hòa, phóng viên
RFA
Tại sao những quan hệ
gần gũi về ngôn ngữ và sắc tộc giữa người Ukraine với người Nga không làm họ
hài lòng với ông Putin? Tại sao mối tương quan ngôn ngữ và văn hóa Việt Trung
không ngăn nổi những cuộc biểu tình chống Trung quốc?
LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TƯƠNG ĐỒNG
Hơn 1000 năm trước lịch
sử dân tộc Nga được đánh dấu bằng sự thành lập một nhà nước có tên gọi: Nước
Nga Kiev. Quốc gia này được xem như là khởi đầu của nước Nga sau này và hai quốc
gia láng giềng khác là Ukraine và Belarus, cũng thường được gọi là Tiểu Nga, và
Bạch Nga. Đầu năm 2014, trớ trêu thay Kiev lại là nơi chứng kiến ước muốn nóng
bỏng của những người Tiểu Nga không muốn hướng về Moscow nữa.
Nước Nga và Ukraine
chia sẻ nhau nguồn gốc huy hoàng của nước Nga Kiev, và suốt cả ngàn năm sống cạnh
nhau, họ có chung một gia tài ngôn ngữ và tôn giáo. Không như nhiều dân tộc gốc
Slav khác, người Ukraine cũng theo Chính thống giáo phương Đông như người Nga.
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Nga tăng cường bảo vệ biên giới phía Viễn Đông để đối phó với Trung Quốc?
Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu khôi phục sân bay Quân khu Đông. Việc đầu tiên là xây dựng lại căn cứ “Thảo nguyên” tại khu vực Ngoại Baikal gần biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra cũng có kế hoạch phục hồi chức năng toàn diện cơ sở hạ tầng của các đơn vị quân đội. Sau khi căn cứ không quân “Thảo nguyên” hoạt động, sẽ đến lượt các cảng hàng không khác ở Viễn Đôn được tái thiết.
Bộ quốc phòng Nga tăng cường bảo vệ biên giới Viễn Đông của đất nước. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Một năm trước đây, ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng hiện nay đứng đầu là tướng Sergei Shoigu đã được thừa kế một di sản có nhiều vấn đề. Cuộc cải cách trước đó trong lực lượng vũ trang Nga đã dẫn đến thực tế là một số khu vực của đất nước bị bỏ bê, không có sự bảo vệ đáng tin cậy. Đặc biệt, trong năm 2010, Quân khu Siberia đã bị giải tán. Kết quả là các nhân viên của căn cứ không quân “Thảo nguyên” phải rời khỏi doanh trại quân đội. Ba năm liền, cảng hàng không có khả năng tiếp nhận máy bay trọng lượng trên 75 tấn bị bỏ hoang. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với sân bay quân sự tại khu vực Amur, tại Primorye. Trong khi đó, máy bay chiến đấu là chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ biên giới phía Đông của Nga. Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị, thượng tướng Leonid Ivashov cho rằng đã đến lúc phải sửa chữa sai lầm đó:
Vì sao Nga không cứu Tổng thống Ukraine Yanukovich?
Định kiến khiến phương Tây không giải thích nổi nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các cuộc nổi dậy ở Ukraine và mối quan hệ phức tạp Putin-Yanukovich.
Trong quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine bị bãi nhiệm Victor Yanukovich đã tìm cách “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để đứng giữa trục lợi.
Trong quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine bị bãi nhiệm Victor Yanukovich đã tìm cách “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để đứng giữa trục lợi.
Vì sao Tổng thống Nga Putin không cứu Tổng thống Ukraine Yanukovich?
Cựu quan chức CIA đặc trách các vấn đề Nga và Âu-Á Eugene Rumer – hiện là giám đốc của Chương trình Nga và Âu-Á tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình – nhận xét: “(Tổng thống) Yanukovich đã ranh ma kích động (Tổng thống) Putin chống Châu Âu và Mỹ. Chính vì vậy mà hai vị lãnh đạo này không hề ưa nhau, không tin tưởng lẫn nhau…Rất nhiều người đã nói về vai trò của Nga … nhưng lại bỏ qua thực tế rằng Ukraine đã độc lập suốt 25 năm qua và cuộc khủng hoảng này thực sự là một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của Ukraine”.
Rõ ràng, Tổng thống Putin có nhiều lợi ích ở Ukraine. Ông không muốn NATO và Mỹ có quân sự ở nước láng giềng sát nách này. Đó là chưa kể quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp quốc phòng của hai nước trong việc chế tạo máy bay, tàu chiến. Hạm đội Biển Đen của Nga đang thuê căn cứ ở Sevastopol của Ukraine trên bán đảo Crimea và một trong những tuyến đường ống chính vận chuyển khí đốt Nga sang Châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine.
Long Biên, cầu cho ai?
KTS Hà Anh Tuấn
"Và tôi ghét cái ý tưởng ai đó định bóc dỡ đường sắt ra khỏi Long Biên để làm một cây cầu mới phục vụ giao thông ở gần đấy. Tôi cũng không thể hình dung nếu người ta phục dựng lại cầu Long Biên thì nó sẽ trông ra sao, cảnh quan chung sẽ như thế nào? Một di tích luôn cần sự bảo vệ không chỉ ở tấm biển “cấm sờ vào hiện vật”, mà còn phải tránh cả những xâm lấn về thị giác, đồng thời để cho hiện vật sống đúng với đời sống nó vốn trải qua."
Long Biên - Cây cầu trong ký ức… |
Nghĩ về Long Biên, mong mỏi về một không gian
sống hòa hợp với cây cầu nổi tiếng này của Hà Nội thủ đô...
Không biết bao nhiêu tấm ảnh, bài viết đã kể về Long
Biên - Hà Nội rồi, về những ký ức của cây cầu Rồng trong thành phố Rồng. Đất đã
ngàn năm tuổi, cầu cũng trăm năm, một đời tiếp nối một đời luôn bằng những câu
chuyện mà Long Biên hay được nhắc đến như là vai trò chứng nhân, vai trò giao
thông huyết mạch. Còn tôi, tôi lại luôn nghĩ về Long Biên với mong mỏi về một
không gian để sống bên cạnh Long Biên, chung quanh Long Biên.
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Ukraine, vì đâu nên nỗi?
Huỳnh Hoa | ||
|
Đến tối Chủ nhật 23/02, tình hình ở thủ đô Kiev của Ukraina đã tương đối yên tĩnh trở lại, các hãng tin quốc tế cho biết. Trong ngày, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych, cách chức một số bộ trưởng thân cận với ông này; lãnh tụ đối lập – cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đã ra khỏi nhà giam, nơi bà đang chịu án tù 7 năm. Một chính trị gia thân cận với bà Tymoshenko, Chủ tịch Quốc hội Oleksandr Turchynov, được chỉ định làm tổng thống lâm thời để thành lập chính phủ tạm quyền chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử được ấn định vào ngày 25 tháng 5 sắp tới. Phát biểu trước các nghị sĩ, ông Turchynov cho biết, ưu tiên hàng đầu của ông là thành lập chính phủ mới trước tối ngày thứ Ba 25/02 để điều hành đất nước và vãn hồi trật tự. Trong tuần lễ xung đột đẫm máu vừa qua ở thủ đô Kiev, đã có 88 người, chủ yếu là người biểu tình, bị thiệt mạng.
Người biểu tình Ukraine chiếm quảng trường Độc lập (Maidan) ở trung tâm thủ đô Kiev ngày hôm 22/02/2014. Ảnh: The Atlantic.com |
Sự lựa chọn lịch sử
Xét về nhiều phương diện, cuộc xung đột ở Kiev chủ yếu là cuộc chiến đấu cho tương lai kinh tế của Ukraine, vì sự thịnh vượng của đất nước. Những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine muốn đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và tiến gần hơn tới Liên minh châu Âu (EU). Nước láng giềng của họ, Ba Lan, đã đi theo con đường đó, và trở nên phồn vinh – và điều đó càng thôi thúc người Ukraine phải lựa chọn.
Điều trị cho người già làm chi!
NSGV: - Một cụ bà 94 tuổi ( trú phường Trại Cau, quận Lê Chân) bị bệnh nặng được khoa cấp
cứu Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) cho chuyển vào khoa hồi sức nội, nhưng giữa đường lại phải đưa tới khoa hồi
sức ngoại đã khiến gia đình cụ bức xúc, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách
nhiệm của bác sĩ.
Tuy nhiên chuyện này không đơn giản chỉ là thái độ của người thầy thuốc mà có thể là thực chất trong suy nghĩ của họ. Chuyện như thế này không chỉ có ở Việt
Nam. NSGV xin giới thiệu bài viết từ báo của Nga để thấy "cuộc sống qua con mắt của người nội trợ" về vấn đề này.
Người cao tuổi ở Việt Nam |
Điều trị người già làm chi.
Yulia Kalinina
Mẹ của bạn tôi sống ở ngôi làng ngoại ô. Tháng trước
bà bị ngã trong phòng của mình, tình trạng thật tồi tệ. May là có đứa cháu ở
nhà, gọi được xe "cấp cứu". Họ đưa bà đến bệnh viện, và bà đã nằm viện
một ngày, hai ngày rồi cả tuần, mà họ không chữa trị gì cho bà.
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014
Lời cha dặn con trai trước khi lấy vợ
Nếu như một người mẹ dặn con gái phải biết ứng xử khéo léo với chồng và nhà chồng, dù bận rộn công việc cũng phải thu vén việc nhà, dạy dỗ con cái…, thì một người bố cũng dặn dò con trai rằng: lúc giận cũng đừng dùng những lời lẽ xúc phạm, hay hành vi bạo lực với người con sẽ đầu ấp tay gối cả cuộc đời; dù ở ngoài xã hội, con có là “ông lớn, ông bé”, thì về nhà con vẫn phải giúp vợ việc nhà; thời kỳ mang thai là khó khăn nhất đối với phụ nữ, hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ..
Lời bố dặn con trai trước khi lập gia đình:
“Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời. Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để hai vợ chồng hiểu, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu khi con cứ giữ trong lòng.
Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều, chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng ngay cả trong khi nóng giận nhất.
Nghĩ vụn về Sài Gòn và Hà Nội
Vũ Thị Phương Anh
23 Tháng 02 /2014
Báo Tuổi Trẻ hôm nay trên mục Diễn đàn chủ nhật có loạt bài "Làm gì để giữ Hà Nội thanh lịch". Mọi người nói nhiều về nguyên nhân tại sao Hà Nội ngày nay không còn giữ được vẻ thanh lịch vốn có từ xưa. Nhưng dường như chưa đụng đến nguyên nhân cốt lõi của vấn đề thì phải, đọc cứ thấy thiếu thiếu thế nào ấy.
Tôi chợt nhớ đến một bài mà tôi đã dịch về "văn hóa thị dân" (hay "văn hóa đô thị") trước đây, nên ngồi đọc lại xem các nhà lý thuyết đã nói gì về cái gọi là văn hóa đô thị. Tôi cũng tự hỏi, cái gì làm nên sự khác biệt giữa HN và SG, vì nếu nói là do ảnh hưởng của CNXH thì SG cũng chỉ thua HN có 21 năm (thời VNCH) mà thôi. Nhưng có vẻ như cái văn hóa đô thị của HN đã bị phá đi một cách căn bản, nên giờ đây không thể nói chuyện "giữ văn hóa đô thị" cho HN nữa, mà phải nói chuyện "xây lại văn hóa đô thị" cho HN thì đúng hơn. Trong khi SG dường như vẫn may mắn không mất đi cái văn hóa đô thị đó.
Người Hà Nọi coi xe là đồ trang sức, người Sài Gòn coi xe là phương tiện ... |
Tôi chợt nhớ đến một bài mà tôi đã dịch về "văn hóa thị dân" (hay "văn hóa đô thị") trước đây, nên ngồi đọc lại xem các nhà lý thuyết đã nói gì về cái gọi là văn hóa đô thị. Tôi cũng tự hỏi, cái gì làm nên sự khác biệt giữa HN và SG, vì nếu nói là do ảnh hưởng của CNXH thì SG cũng chỉ thua HN có 21 năm (thời VNCH) mà thôi. Nhưng có vẻ như cái văn hóa đô thị của HN đã bị phá đi một cách căn bản, nên giờ đây không thể nói chuyện "giữ văn hóa đô thị" cho HN nữa, mà phải nói chuyện "xây lại văn hóa đô thị" cho HN thì đúng hơn. Trong khi SG dường như vẫn may mắn không mất đi cái văn hóa đô thị đó.
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014
Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu
Nhất Phương
Ukraine cách rất xa Việt Nam, vậy mà
hai nước đang như có chung số phận: cột chặt vào một xiềng vì những kẻ cai trị
đất nước muốn thế. Ukraine từ chối liên minh với EU, cũng có nghĩa là từ chối
tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân, còn nhà nước Việt Nam khước từ những mong
mỏi chính đáng của nhân dân bằng một bản Hiến pháp khước từ một tương lai tốt
đẹp hơn cho đất nước.
Bằng cách ví von khác nhau, ngôn ngữ
nhân loại có ngạn ngữ với nghĩa tiêu cực “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” để chỉ
những kẻ có tâm địa xấu xa thường co cụm với nhau.
Khi nước Nga của đồng chí KGB Putin
chuyển dịch hoạt động sang phía Đông, một số không nhỏ người Việt, kể cả một số
ý kiến trên báo Không Lề, do vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hội chứng “Nước
Nga nhân hậu”, đã ngộ nhận rằng Nga làm như thế là để kìm hãm sự bành trương
của TQ và như thế là “giúp nhân dân Việt Nam". Rất tiếc, một số người Việt
đã mất khả năng gỡ bỏ được cặp kính “nước Nga màu hồng” này dường như đã được
mặc định vào tư duy của họ - điều được gọi là nô lệ về tư duy.
Xe bus của Bộ trưởng Thăng và xe đạp của ông Nguyễn Sự
Người phản ứng cho rằng quyết
định ấy duy ý chí, “như một cú lao vào chiếc barie pháp luật”, sẽ là tiền lệ
cho những thứ “bắt buộc” chủ quan khác. Người đồng tình lại nhìn thấy đó là một
sáng kiến vì dân, độc đáo.
Sự kiện này khiến người
ta nhớ lại một quyết định chấn động của Bộ trưởng Đinh La Thăng hơn 2 năm
trước: Yêu cầu công chức Bộ Giao thông vận tải đi làm bằng xe bus.
Công chức Hội an sẽ đi làm bằng xe đạp. (Ảnh minh họa: Infonet) |
Sau quyết định này,
phóng viên nhiều báo đã “mật phục” quanh cổng Bộ Giao thông một thời gian để
rồi đưa ra kết luận đàng hoàng trên mặt báo: Đại đa số nhân viên của tư lệnh
Thăng bất tuân thượng lệnh.
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC SỢ AI?
Trong 20 năm qua, do những cơ duyên
lịch sử lạ lùng, tôi đã có cơ hội làm việc ở Trung Quốc (TQ) trong mảng dân sự
cũng như quân sự. Tôi đã ăn ở nhiều lần tại Điếu Ngư Đài, nhà khách của chính
phủ TQ. Tôi đã giảng dạy ở Bệnh viện Trung Ương 301 của Quân đội TQ, và nhiều
trường đại học khác. Trong một chuyến
thỉnh giảng theo lời mời của Quân y viện Thẩm Dương, nơi có tổng hành dinh quân
sự miền Đông Bắc, tôi được mời đi thăm nhà máy chế tạo máy bay chiến đấu của
họ. Thật không dễ dàng cho tôi chút nào khi đi xem những bảo tàng trưng bày
những vũ khí mà triều Hán, Nguyên, Minh, Thanh đã sử dụng để xâm lược VN 2000
năm trước. Tôi buồn khi đến mộ Minh Thành Tổ, đại đế Trung Hoa đã ra lệnh xâm
lược VN vào năm 1407. Tuy nhiên, việc chứng kiến nhiều sự kiện lạ lùng trong 20
năm gần đây của lịch sử cận đại còn đau đớn hơn nhiều.
Kẻ nội thù đối với nhiều sĩ quan TQ
Cuộc đời của họ cũng nặng nề như
những người khác. Họ gia nhập quân ngũ để có một đời sống tiện nghi hơn, làm ít
nhưng lương cao và ổn định hơn. Sau đó là tìm một trường tốt cho đứa con một,
hầu hết là cậu ấm, và tiếp đến là tìm cho chúng một học bổng du học Mỹ. Đó là
giấc mơ của họ. Chuyện chiến đấu không nằm trong kế hoạch tương lai của họ. Tuy
nhiên, trong quân đội hay chính quyền, để leo cao trên bậc thang danh vọng, kẻ
thù chính không phải là người Mỹ. Không phải người Âu. Không phải người Nhật.
Mà là chính người Trung quốc với nhau. Để leo cao, người ta phải đè đầu cưỡi cổ
những người khác và nhiều người không ngại dẫm đạp lên đầu trên cổ đồng bào hay
gia đình mình để thăng quan tiến chức hay tìm một ghế trong bộ máy cầm quyền
Bắc Kinh.
Cuộc tranh đấu của những lớp người
trong và ngoài Đảng
Những hành động xấu xa của những kẻ
giàu có và quyền lực trong chính quyền và đảng CS không lọt qua nổi con mắt
tinh tường của mọi người dân. Tôi đã nghe nhiều chỉ trích về những hành động
xấu xa của nhóm 10 người trong Bộ chính trị, trong Ủy ban Nhân Dân, trong
Thường Vụ... Họ ăn cắp công quĩ, cướp đất nông dân (như ở Tiên Lãng), mua căn
hộ sang trọng cho bồ nhí, thu vén tiền bạc cho gia đình chuyển ra nước ngoài,
mua nhà và xin thẻ xanh ở Mỹ. Những người dân thường và đảng viên cấp dưới đã
vô cùng oán hận khi phải bợ đỡ, hối lộ, cũng như thỏa mãn những đòi hỏi tình
dục của xếp, những đảng viên cấp cao. Họ nhận thức rõ mình chỉ là đám nô lệ
tân thời, phải quị luỵ, luồn cúi trước bí thư đảng ủy, hay phải đối phó với một
gã công an đầu đường chặn xe hay nhân viên thuế vụ mỗi dịp cuối năm.
Người Dân Trung quốc nghĩ gì về Việt
Nam?
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
Hoa đào biên viễn
Nhà bia tưởng niệm được xây dựng năm 2012, gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với những chiến công vang dội của Sư đoàn 337 đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, tháng 02/1979. |
Tháng Hai /13/ 2014
Bài
1: Biên giới, Hồi ức 35 năm
Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.
Một số phận
Sáng 17/02/1979, trời rất mù và lạnh. Từ thị trấn Nước Hai, bà Quỳ chỉ còn biết cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi tiếng pháo của lính Trung Quốc “như bom Mỹ rải thảm” khắp nơi. Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”. Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai lạt.
Lời mẹ dặn con gái trước khi lấy chồng
Những lời dặn dò ý nghĩa chan chứa tình thương của
người mẹ lo lắng cho cô con gái sắp xuất giá đang được chia sẻ rộng rãi trên
các trang mạng xã hội và diễn đàn. Bằng tất cả kinh nghiệm, tình thương và sự
lo lắng cho cô con gái bé bỏng sắp phải tự mình bươn chải cuộc sống, người mẹ
đã dặn dò con gái từng chi tiết nhỏ nhặt. Việc nhà thu vén ra sao, ứng xử với
chồng như thế nào, dạy con thế nào cho tốt…Dường như người mẹ đã nhìn thấy
trước tất cả khó khăn mà con gái yêu quý sẽ phải đương đầu.
Lời mẹ dặn con gái
trước khi đi lấy chồng được lan truyền trên mạng:
Mẹ bảo, lúc giận đừng có cãi nhau, có thể không nói
gì, không giặt quần áo của chồng, nhưng không được cãi nhau với chồng. Mẹ bảo,
cãi nhau với đàn ông thì đừng có chạy ra ngoài mà oang oang khắp nơi, anh ta tiến
về phía con một bước thì con hãy bước về phía anh ta hai bước.
Mẹ bảo, ngôi nhà chính là chỗ đóng quân của người phụ
nữ, cho dù có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng có bỏ đi. Bởi vì, đường trở về rất
khó khăn.
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
Khánh thành bia chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược tại mặt trận biên giới phía Bắc
Nhà bia được xây dựng năm 2012, gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với những chiến công vang dội của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong |
NSGV: Trước đây thì tất cả các tin bài về chiến
tranh Việt - Trung đều không công khai xuất hiện sau khi 2 nước bình
thường hóa. Nay một số bài báo (lề phải) đã dám nói thẳng, đích danh đến Trung Quốc, chứ không
nói nước ngoài nào nữa, hẳn phải có việc được bật đèn xanh. Việc
thông tin minh bạch sẽ góp phần làm nâng cao tinh thần dân tộc chân chính và cũng sẽ là cái tốt để giảm bớt những sự tiếp tay cho Trung
Quốc phá hoại trong các vấn đề kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội và chủ
quyền biển đảo...
Bao giờ thì chiến tranh biên giới Việt - Trung mới xuất hiện tự do, công khai trên báo chí, truyền thông, sách
giáo khoa ... chứ như bây giờ thì thật
không công bằng với lịch sử. Chúng ta không có gì phải né tránh. Đó là một sự thật lịch sử.
Chính những kẻ xâm lược đã không dám đối diện với sự thật đó mà còn vu khống bịa
chuyên nữa. Chúng ta luôn trân trọng, tưởng nhớ và đời đời biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã ngã
xuống vùng biên giới Việt - Trung mùa Xuân năm 1979 và những thập niên 80 của thế kỷ 20. Chúng ta cũng không bao giờ cho phép chúng ta quên điều đó dù thời
gian đã đang dần lùi xa, bởi những đe dọa, nguy cơ xâm lược từ phương Bắc vẫn đang hiện hữu hàng ngày. Khép lại quá khứ không có nghĩa là cố tình lãng quên. Lịch sử
và quá khứ mãi mãi là những bài học cho chúng ta vươn lên tự lực tự cường, xây
dựng đất nước phồn vinh, đặc biệt là trong mối quan hệ với nước láng giềng "to xác mà xấu tính" phương Bắc.
CHUYỆN RẤT KINH
Một nhà văn đáng kính (từng có truyện đăng trên báo
Thanh Niên) vừa gửi cho tôi ít dòng, than rằng: "Bác có stt về Rằm tháng
Giêng, mệt với các nhà thơ. Có lẽ tôi mệt với họ hơn cả. Ngày Thơ năm nào tôi
cũng được quay phim các lễ lạt về Ngày Thơ. Năm nay có thông tin thế này, biếu
bác:
Đầu tiên dự định đặt tiêu đề cho Ngày thơ 2014 là "Từ Điện Biên đến
Trường Sa". Sau khi họp báo lần 1, các nhà báo hỏi: Thế Hoàng Sa thì sao?
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
NGHĨ VỀ CHUYỆN NHỮNG LÁ CỜ
NSGV: Phần thưởng của những người sống
trong chiến tranh đó là những năm tháng được sống trong hòa bình, tự do và no ấm trên mảnh
đất quê hương. Mong người Việt chúng ta không còn phải nói chuyện về những lá cờ
khác nhau nữa.
Người Việt ở Đức tưởng niệm 40 năm Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam |
Bước tới gian trưng bày của một hội trợ giúp
những cựu quân nhân VNCH hiện bị thương tật, thấy những hình ảnh đầy
đau thương của những người từng là lính. Không như những đồng đội đi
vượt biên và đang sống thanh bình tại Úc, họ ở lại Việt Nam với cơ
thể không còn lành lặn trong những túp lều lụp xụp. Không có một
chương trình trợ giúp chính thức nào ở Việt Nam dành cho họ, chỉ có
người Việt ở nước ngoài quan tâm. Điều này, dĩ nhiên là không hợp
với bất kỳ đạo lý nào.
Ấy vậy nhưng nhiều người lính ở phía cờ đỏ
cũng chẳng có thân phận khá hơn. Cuộc sống nghèo khổ bám riết lấy
họ kể từ khi giải ngũ. Chế độ thương bệnh binh không giúp họ được
nhiều, chưa kể nguồn quỹ này còn ít nhiều bị tham nhũng. Những quân
nhân chiến thắng oai hùng ngày nào, giờ đây có khi đã bị đội cưỡng
chế chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, và họ không có cách nào khác
ngoài việc đem huân chương và bằng khen của Chủ tịch nước đi đòi công
lý.
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
ĐÀN BÀ "COCKTAIL"
Ok, nước lọc thì lành và mát, nước lọc cần cho tất cả
mọi người, nước lọc an toàn, nước lọc dễ kiếm, dễ sử dụng v.v..và v..v… Thế
nhưng “đàn bà nước lọc vơ hết các chàng rượu mạnh – hay ho, vững chải và giỏi
kiếm tiền” thì các nàng cocktail biết gán vào đâu cho phải phép.
Sinh ra thông minh, tài hoa, chân dài, xinh đẹp… đâu
phải là một cái tội. Rồi trong số đó có những cô biết rằng thôi mình là phụ nữ,
giỏi giang hay xinh đẹp gì thì cũng phải kiếm cho được tấm chồng. Thế là cũng gắng
mà tu tập “công, dung, ngôn, hạnh” cho đủ cái nết đàn bà chứ có đua đòi, hỏng
hóc gì đâu. Ấy rồi lại bị cho là hoàn hảo quá, cái thể loại đó “khó tìm mà có
tìm cũng chưa chắc giữ được…”. Gái đã
xinh, giỏi rồi còn ngoan…mà lại thui thủi. Nghĩ mà thương!
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Không ai bị lãng quên, không điều gì bị quên lãng!
NSGV: Chúng ta sẵn sàng gạt qua quá khứ, hướng tới tương lai nhưng những hành động gây hấn liên tục hiện nay của Trung Quốc trên Biển Đông buộc chúng ta phải nhắc nhở thế hệ người VN hiện nay nhớ đến những tội ác man rợ “trời không dung, đất không tha” của lính Trung Quốc đối với đồng bào ta ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào tháng Hai năm 1979.
*****
“Bề mặt nước giếng hơn 2m, sâu ngập chừng ba đầu người. Thành giếng cao 3 gang tay, đắp bằng đất đồi. Bên cạnh là ngôi nhà tranh 3 gian nay trơ trọi chỉ còn lại đống tro tàn. Bao quanh ngôi nhà và giếng nước là dòng suối Bản Thín.
Vào ngày 9.3.1979…lính
pháo Trung Quốc, đầu đội mũ xanh đã giết hại 43 đồng bào ta hầu hết là người
Tày, Nùng, Hoa, Mán. Hơn 10 người chúng ném xuống giếng, còn hơn 30 người khác
chúng chặt ra nhiều khúc rải theo ven hai bờ suối nước”.
Đây là những dòng chữ đã
xuất hiện trên báo vào tháng 3 năm 1979. Trong số 43 nạn nhân bị thảm sát năm ấy,
có 20 em bé và 21 phụ nữ. 7 người đang chửa từ 3 đến 7 tháng. Tất cả bị giết
bằng lưỡi lê và rìu bổ củi.
Hệ thống an ninh tập thể ở châu Á như yếu tố thay thế một cuộc chiến lớn
Căng thẳng tình hình vì
các tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á thúc đẩy tái cân nhắc ý tưởng về hệ thống an
ninh tập thể hiệu quả trong khu vực. Sự vắng bóng của cơ chế có thể sớm đẩy
Đông Á vào cuộc chiến quy mô lớn.
Vài ngày gần đây, các
tàu Trung Quốc lại có mặt trong vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku vốn
cũng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Washington bày tỏ với Bắc Kinh sự quan
ngại về sự gia tăng hoạt động nguy hiểm trên biển trong vùng lãnh thổ tranh
chấp. Còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa nhắc nhở các nhà lập
pháp rằng "Nhật Bản chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với khả năng phát sinh
các mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia."
Như được biết, ông Abe
cho rằng một trong những yếu tố cải thiện an ninh quan trọng nhất là biến Nhật
Bản thành "quốc gia bình thường", sở hữu và có toàn quyền sử dụng một
lực lượng vũ trang toàn diện, kể cả trong liên minh với các nước khác. Quan
điểm như vậy khó được chấp nhận ở bên ngoài Nhật Bản và gần đây đã bị Hoàn cầu
Thời báo của Trung Quốc chỉ trích.
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
UPR : BẤT THẮNG BẤT BẠI.
Cuộc khảo sát nhân quyền định kỳ phổ quát LHQ gọi tắt là UPR diễn ra tại Geneva hôm 5 tháng 2 vừa qua, có vẻ đã gây chú ý cho dư luận ở hải ngoại khá nhiều, đặc biệt là sự có mặt của một số cá nhân đáng chú ý trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Tuy cuộc khảo sát đã chấm dứt, nhưng dư âm vẫn còn dù rằng hiện vẫn chưa có kết luận sau cùng đánh giá về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
"BÊN THẮNG CUỘC".
Dường như cả 2 phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng trong cuộc khảo sát vừa qua.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền và một số người Việt hải ngoại cho rằng họ đã chiến thắng vẻ vang.
Thứ nhất đánh động được dư luận các nước chú ý hơn đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, kể cả những quốc gia được xem là đồng minh của Việt Nam như Nga Sô, cũng nhấn mạnh đến thái độ xử dụng những điều luật mơ hồ để buộc tội những người tranh đấu cho nhân quyền của phía an ninh Việt Nam.
Thứ hai phía này cũng cho rằng mình thành công qua việc vạch ra những chiến thuật mà nhà nước Việt Nam thông qua bộ ngoại giao thường áp dụng để đối phó với những chỉ trích về nhân quyền như lần khảo sát năm 2009. Người giúp cho phía tranh đấu nhân quyền vạch ra chiến thuật là nhân vật tên Đặng Xương Hùng, người từng phục vụ trong bộ ngọai giao Việt Nam và rời khỏi đảng Cộng Sản năm 2012.
MÙA XUÂN VÀ NỔI NHỚ ĐỒNG ĐỘI XƯA
Du khách Việt đến viếng những bộ đội VN đã tử trận tại chiến trường Campuchia trong cuộc chiến với Khơme Đỏ tại Đài tưởng miệm ở thủ đô Phnompenh. ảnh Viet Minh |
(Để tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh ở chiến trường K)
Một năm mới lại đến. Mùa Xuân đã về
rồi. Khi mỗi một mùa xuân sang, tôi lại nôn nao nhớ về những cái Tết năm xưa ở
chiến trường K. Nhớ những đồng đội đã vĩnh viễn không còn được đón xuân ở quê
nhà. Những thân xác đồng đội còn thất lạc
nơi rừng khộp rừng le và những đầm lầy mênh mông nước mùa mưa và trơ gốc lác
thân năn mùa khô,.. với linh hồn lang thang mỗi chiều hoàng hôn xứ chùa tháp.
Nơi đó, trong mười năm (1979-1989),
biết bao người lính Việt Nam đã ngã xuống. Họ hy sinh vì chính quyền Việt Nam
không chấp nhận một trong những chế độ diệt chủng tàn bạo nhất của thế kỷ 20.
Chế độ đó được hoài thai từ đảng cộng sản Căm-pu-chia thập niên 1950s – 1960s
và bị tiếm đoạt quyền điều hành bỡi một nhóm theo chủ nghĩa Maoist có nguồn gốc
từ nhóm du học sinh ở Pháp.
Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014
Rắc rối lớn xung quanh những mỏ dầu khí ở Biển Đông
Trung Quốc đang gây thêm rắc rối mới xung quanh các
mỏ dầu nằm trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông /biển Hoa Nam/. Bắc Kinh tổ
chức và tài trợ chuyến thám hiểm khoa học hai tháng trên tàu Joides Resolution
của Mỹ, có nhiệm vụ khoan ba giếng trên thềm lục địa ngoài khơi. Các giếng
khoan sẽ nằm trong khu vực được cả Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Con tàu đã khởi hành từ Hong Kong ngày 28 tháng 1 và đang di chuyển về hướng vị
trí thăm dò địa chất được ấn định.