Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

NGƯỜI NGA NÓI VỀ NƯỚC NGA : “ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC”


 Một nửa nước Việt Nam (miền Bắc) đã từng nhận được hỗ trợ hào phóng của Liên Xô (nay thường được đồng nhất với Liên bang Nga) để đánh nhau với một nửa còn lại (miền Nam) khi đó được Mỹ và đồng minh nỗ lực bảo vệ. Đó là ván cờ địa chính trị của hai phe đối chọi nhau về ý thức hệ và qua đó là sự tranh giành bá quyền khu vực, trên cơ sở đó củng cố địa vị toàn cầu, giống như một ván cờ vây. Sự ngẫu nhiên về lịch sử này đã dẫn đến hệ quả là một nửa dân Việt Nam bỗng dưng có cảm tình - một số thậm chí sâu đậm - với Liên Xô và Nga (trước năm 1945 thì có lẽ 98% người Việt Nam không biết nước Nga ở đâu). Một nửa số dân này sau năm 1975 cố gắng áp đặt tình yêu nước Nga lên cả miền Nam, và dường như có thu được một chút kết quả. Đối với họ, nước Nga là tốt lành, nhân hậu, và đã trợ giúp VÔ ĐIỀU KIỆN cho cuộc chiến tranh của miền Bắc, rồi sau đó lại giúp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Họ thường không nhìn ra rằng chính nước Nga đã hài lòng vì Miền Bắc đã phục vụ VÔ ĐIỀU KIỆN kế hoạch của phe Cộng sản lúc ấy. Cũng hệt như cha ông họ 100 năm trước chưa bao giờ hiểu địa chính trị thế giới trong khi nỗ lực một cách tuyệt vọng để mua sắm súng thần công.

Dù thế nào, có nhiều người Việt hiện giờ yêu nước Nga là có thật. Nhưng nước Nga là gì? Người Nga là ai? Căn tính của họ ra sao? Ngoài bánh mì muối, nồi áp suất, học bổng và vài bức tranh về mùa thu rơi rớt phong cách Tân cổ điển trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa Hiện thực mà chưa bao giờ đạt tới giai đoạn Ấn tượng, thì người Việt Nam hiểu gì về người Nga và quá khứ đau khổ cùng tương lai vô định của đất nước này?

Dưới đây là một bài dài để hiểu thêm về nước Nga và bi kịch định mệnh của nó. Nên kiên nhẫn đọc để không bị định kiến hoặc truyền thông thân Nga thời hiện đại thao túng bạn. Vì căn tính của dân Nga không đến từ hư vô, cũng không hề xuất hiện gần đây, như nhiều người vẫn nghĩ một cách đơn giản. Tất cả đều có nguồn gốc xa xưa từ khi lập quốc, và hẳn là chính những trí thức Nga là người hiểu hơn ai hết căn tính của dân tộc mình.

Tri thức là đắt đỏ. Và bạn cần trả giá xứng đáng thông qua sự kiên nhẫn của mình để có sự hiểu biết.


========


NGƯỜI NGA NÓI VỀ NƯỚC NGA :

“ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC”

(Tại sao Nga nhiều lần lỡ hẹn với nền dân chủ? )

[BẢN FULL]


Văn sĩ Mikhail Shishkin, 62 tuổi, sống tại Thuỵ Sĩ, được nhiều người coi là một nhà văn Nga lớn đương đại, vừa có bài trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp.


Lạc quan cho Ukraina, tin tưởng Ukraina chiến thắng, nhưng ông rất bi quan về tương lai dân chủ của đất nước mình. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "ĐẾ QUỐC NGA SẼ TAN RÃ, và THỜI KỲ HẬU PUTIN SẼ ĐẦY BẠO LỰC”, ông vạch ra các nguồn cội của tương lai đen tối này.


Có thể tóm gọn trong 5 thông điệp sau :

1/ Tinh thần dối trá phổ biến từ thượng đỉnh quyền lực đến toàn xã hội

2/ Chế độ Kim tự tháp từ thời Mông Cổ và Cuộc “nội chiến” giữa ‘‘Hai nước Nga” kéo dài hơn hai thế kỷ nay

ĐẠO DIỄN TRẦN VĂN THỦY: VÔ VỌNG VỀ DÂN TỘC VIỆT

 


 
Trong bài" phản biện" mới nhất mà cụ Huynh Ngoc Chenh dành cho 1 bài viết của tôi, cụ bảo rằng tôi đã đồng nhất tầng lớp cầm quyền với nhân dân.
Xin thưa rằng phương pháp của cụ rất sai khi diễn giải khái niệm dân tộc của tôi.
Tôi không đồng nhất nhà cầm quyền với nhân dân, không bao giờ. Tôi chỉ cho rằng, dân tộc là một chỉnh thể mà khi nhắc đến nó, bạn không thể tách rời hai yếu tố nhân dân và nhà cầm quyền để phán nhân dân thế này nhà cầm quyền thế kia.
Để chấm dứt cuộc tranh luận không cần thiết giữa tôi và cụ Chênh ( cãi nhau với dân Quảng Nam mệt lắm, hihi) tôi mời cụ đọc bài phỏng vấn cụ Trần Văn Thủy của một tạp chí người Việt ở nước ngoài.
Trong bài phỏng vấn này, cụ Thủy cho rằng dân tộc Việt là một dân tộc vô vọng.
Và cụ dẫn lời một nhà báo Pháp khi nói về nhân dân Việt Nam: Các anh đổ lỗi cho chính phủ và nhà nước nhiều quá. Nhân dân các anh xứng đáng có một chính phủ như vậy.
( bài phỏng vấn này tôi mượn trên tường nhà văn Lưu Vũ Phạm )
-------
ĐẠO DIỄN TRẦN VĂN THỦY: VÔ VỌNG VỀ DÂN TỘC VIỆT
Đạo diễn Trần Văn Thủy (TVT) đã được nhiều người mến mộ qua những bộ phim như “Hà Nội Trong Mắt Ai" và “Chuyện Tử Tế”.
Ông vừa làm cuộc hành trình khắp Tây Âu và hoàn thành bộ phim mới mang tên “Thầy bói xem voi” gồm hai tập: “Chuyện đồng bào” và “chuyện vặt xứ người”.
Đây là bộ phim tài liệu video về tình cảnh người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ phim không có hy vọng được chiếu ở Việt Nam, như đạo diễn cho biết. (Tạp chí Đoàn Kết}
Sau đây là một đoạn trích cuộc phỏng vấn giữa tạp chí Đức Việt và đạo diễn. Bài đăng trên báo Đoàn Kết (của Việt kiều tại Pháp) số 10-90

“VÔ VỌNG VỀ DÂN TỘC VIỆT"
PV: Anh đi khắp nơi như vậy, chứng kiến cuộc sống của người Đức, Pháp, Bỉ hoặc Anh, Ý…, điều gì làm anh xao động nhất?
TVT: Cái cảm giác đè nặng bên trong tôi là vô vọng về dân tộc Việt. Tôi nói điều này thì cũng không đúng lắm, có thể là thất lễ và mất lòng nhiều người, nhưng nó là sự thật.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

TRUNG QUỐC ĐÃ HẬU THUẪN CHẾ ĐỘ POL POT TẠI CAM PU CHIA NHƯ THẾ NÀO?


• Khi một đoàn khách du lịch đến thăm Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, nơi trước kia từng là trường học sau đó chuyển thành nhà tù và trung tâm tra tấn dưới thời Khơ me Đỏ, người hướng dẫn viên dừng lại và hỏi có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không?
Khi không thấy cánh tay nào giơ lên, anh tiếp tục kể về vai trò của chính quyền Trung Quốc trong nạn diệt chủng do Khơ me Đỏ gây ra từ năm 1975-1979, khiến ít nhất 1.7 triệu người Campuchia thiệt mạng.
Sau đó người hướng dẫn viên giải thích vì sao anh hỏi xem có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không: “Vì người Trung Quốc rất tức giận khi tôi nói rằng chính vì chính quyền Trung Quốc nên Pol Pot mới có thể giết hại nhiều người như vậy. Họ nói đó không phải sự thật và: “Giờ chúng ta là bạn rồi, đừng nói về quá khứ.””
# Huynh đệ sát cánh
Trong một phát biểu trên truyền hình vào tháng 3/2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói: “Là lãnh đạo của một quốc gia, khi thừa kế thành quả từ những người tiền nhiệm, họ cũng cần phải gánh vác trách nhiệm về những tội ác của thế hệ trước.” Đối chiếu với phát biểu đó, một số nhà sử học độc lập từ Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tội ác diệt chủng tại Campuchia thời Khơ me Đỏ. Nhà sử học Zhang Lifan phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền những việc mà họ thấy có lợi và tránh né những vấn đề mà họ có thể bị chỉ trích, bằng cách kiểm duyệt truyền thông và cấm xuất bản sách”.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

BÌNH THƠ: MƯA RỒI, NƯỚC CÓ LUÊNH LOANG...


LUÊNH LOANG MƯA…
Gặp cái luênh loang mưa của Yến, bỗng thấy mình ướt nhèm, nhạt nhòa cùng mưa và thơ…

MƯA RỒI, NƯỚC CÓ LUÊNH LOANG...
Mưa rồi
nước có luênh loang
Để em đi hết duềnh doàng
đêm nay
Một mình giận đắng
hờn cay
Ước gì còn có thể say
người về...
Một mình một cõi
đam mê
Câu thơ tuột cúc
lời thề
trót
rơi
Đêm đêm
ai cứ rã rời
Để mưa tôi lại
hứng tôi
căng
tràn...
Nguyễn Thị Thanh Yến

Bài thơ vật vã những niềm riêng trong bóng đêm lặng lẽ. 4 khổ thơ, mỗi khổ là 1 cặp lục bát, làm cho bài thơ của Yến ngắt vụn, nức nở đến tức thở. Kìm lại, nén chặt và vỡ… khi mình chỉ có mình.
Mưa rồi
nước có luênh loang
Để em đi hết duềnh doàng
đêm nay

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

TẠI SAO TRUNG QUỐC THẤT BẠI KHI LÀM VIỆC LỚN

 


Trung Quốc đạt được nhiều thành công ấn tượng nhờ hệ thống tập trung được nguồn lực cao độ, những thất bại của họ cũng do hệ thống. Ví dụ hệ thống tập trung luyện gà chọi của Trung Quốc cũng như của Liên Xô, Đông Đức ngày trước đem lại vô số huy chương vàng cá nhân nhưng vẫn thua trong môn số 1 là bóng đá. Trung Quốc có thể xây dựng cơ bản rất mạnh vì công nghệ xây dựng, cơ khí, năng lượng... đã ổn định, nhưng ngành bán dẫn, công nghệ thay đổi rất nhanh, thì vẫn đi sau khá xa.
TẠI SAO TRUNG QUỐC THẤT BẠI KHI LÀM VIỆC LỚN
Đất nước này nổi tiếng về việc hoàn thành những nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng thế mạnh của nó chỉ phát huy tác dụng trong một số trường hợp nhất định.
Bài của Minxin Pei, 03/4/2023, 05:00 GMT+7
[Bùi Mẫn Hân]
Các quốc gia trên thế giới kinh ngạc trước khả năng của Trung Quốc trong việc sắp xếp các nguồn tài nguyên quốc gia và làm những việc lớn dường như không thể. Bằng chứng điển hình nhất thường là việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới - dài 23.500 dặm - chỉ trong vòng một thập kỷ.
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và những người ngưỡng mộ họ cũng nên làm tốt việc nghiên cứu những sai lầm lớn không kém của đất nước này. Hết lần này đến lần khác, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã xác định các ưu tiên hàng đầu của quốc gia và ủng hộ chúng một cách hào phóng. Và cũng hết lần này đến lần khác, nỗ lực “toàn quốc” (juguo tizhi), nhằm huy động tài năng và nguồn lực của một quốc gia khổng lồ, chỉ dẫn đến lãng phí, hối lộ và thất bại.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

BÀ CHỦ VÀ ANH THỢ CÀY

 


Khi bà Loan 25 tuổi thì ông địa chủ tên Giáp giàu nhất vùng bị nghẽn mạch máu não mà về nơi lắm suối, để lại nhà cửa ruộng nương cho bà ta. Nhưng bà chẳng vui gì với gia tài sung túc này. Hằng ngày bà phải trông coi đám thợ cấy, thợ cày bốn mùa xuân hạ thu đông. Bà không biết trong đám thợ cày có anh Thìn, 30 tuổi, vẫn nhìn lén cái eo thon thả, bộ ngực phốp pháp của bà mà nuốt nước miếng ừng ực. Vì không biết, nên chiều nào bà Loan cũng phát tiền lương cho hắn, sau khi hắn rửa chân tay tại cái chum nước sau nhà.

Hai tuần nay bà Loan cảm thấy hơi lạ vì thằng Thìn hôm nào cũng là người sau cùng lĩnh tiền rồi đóng cổng giùm bà. Hôm nay, bà Loan phải chờ cả 5 phút mới thấy Thìn đi từ sau nhà đi ngang qua phòng khách có cái sập (cái giường gỗ lim to) và trên tường là bàn thờ ông Giáp, chồng bà Loan. Bà liền mắng: chỉ rửa chân tay mà sao lâu thế? Thìn chẳng nói gì cả mà đưa hai tay rờ mép sập gỗ như người mù, vì hai con mắt hắn đã trợn ngược nhìn lên trần nhà, rồi liếc nhìn cái bàn thờ ông Giáp ...
Bà Loan sợ quá, bèn mắng to hơn cho mình bớt sợ:

- Mày làm cái gì thế hả, thằng kia?
- Tôi là Giáp đây, tôi nhập vào thằng Thìn, lâu lắm mới có dịp về thăm nhà, mà mắng tôi à?

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Chuyên mục: THƠ - NHẠC VỚI LỜI BÌNH

 


Vương Khả Sơn
Cũng đã khá lâu, từ khi ca khúc "Về xứ Nghệ cùng em", thơ Phương Thảo, nhạc Xuân Hòa được phát hành và ra mắt khán, thính giả đã tạo nên một "Cơn bão mạng" và "sốt cao" trong cộng đồng xã hội và cộng đồng mạng suốt hơn một năm qua. Tuy nhiên, khi được biết nhạc phẩm này phổ thơ Phương Thảo, tôi đã ngờ ngợ và qua tìm hiểu mới hay đó là Phương Thảo - cô bạn thân, đã từng đến thăm gia đình chúng tôi nhiều lần cũng như rất nhiều gia đình bạn bè, đồng nghiệp và giới văn nghệ sỹ của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong nhiều năm qua. Đặc biệt Phương Thảo dành một tình cảm nồng ấm và vô cùng thân thiện cho con người và mảnh đất xứ Nghệ; hết lòng yêu mến dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được UNESCO công nhận.
Tôi nhấc máy gọi cho Thảo thì được biết đó chính là thơ của em. Tôi liền nhã ý với Thảo:
- Hay là để anh viết ít lời bình cho ca khúc phổ thơ em của nhạc sỹ Xuân Hòa, bởi ca khúc này hiện đang rất "hot" trên mạng xã hội. Phương Thảo chỉ cười:
- Em từng đọc tất cả các bài viết, trong đó có "Chuyên mục: Thơ - Nhạc với lời bình" trên facebook của anh. Thấy quá hay và bài nào cũng sắc sảo cả. Còn bài thơ của em xét ở khía cạnh nào đó cũng có chút thành công, tuy nhiên chủ yếu vẫn do yếu tố nhạc làm thăng hoa cho thơ, nhưng quả thật, bài thơ cũng giàu nhạc tính như anh đã biết.
Tôi tiếp:
- Vậy để anh viết một bài bình, dù hay, dở thế nào nhưng sẽ góp thêm tiếng nói riêng của một người yêu ca hát nhằm bày tỏ lòng ái mộ của mình trước hiện tượng Thơ Nhạc này.
Đáp lại ý kiến tôi, Phương Thảo vui vẻ:
- Vậy thì anh cứ viết giúp em nhé, nhưng nói thật, sự thành công này chủ yếu từ Nhạc sỹ Xuân Hòa....(?!)