Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Em là Thái Thùy Linh, nhưng em cũng mong được ngủ giấc ngon.


   Em là Thái Thùy Linh, nhưng em cũng mong được ngủ giấc ngon và chỉ mong được quay trở lại những ngày làm việc bình thường :(
Ca sĩ Thái Thùy Linh. Ảnh: Tiền Phong.
Ca sĩ Thái Thùy Linh. Ảnh: Tiền Phong.

Kính gửi các anh chị báo Pháp luật TP.HCM, Diễn đàn Nhà báo trẻ và tất cả những ai quan tâm,

Em là Thái Thùy Linh, người vừa được nhận giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2012” hôm 25/03 – người đã bị / được lôi ra làm nhân vật chủ đề cho các cuộc tranh luận nảy lửa trên một số trang mạng mấy ngày nay.

Theo nhiều nguồn thông tin mà em nhận được, thì câu chuyện bắt nguồn từ một anh nhà báo tên là Phan Lợi, bút danh là Bút Lông – trưởng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội – admin của Diễn đàn Nhà báo trẻ - một diễn đàn em nghe nói rất có uy tín trong giới báo chí, với số lượng thành viên lên tới hơn 3000 người.
Anh Bút Lông – Phan Lợi có đăng lên diễn đàn một topic với chủ đề: Trung ương Đoàn “cổ vũ giới trẻ làm mẹ không cần lập gia đình bằng cách trao “Gương mặt trẻ tiêu biểu” cho ca sĩ Thái Thùy Linh. Hoan hô Đoàn!” và tỏ ý không đồng tình với giải thưởng này. Anh còn đề nghị mọi người bỏ phiếu (vote).

Thưa các anh các chị, 

Việc anh Bút Lông – Phan Lợi đồng tình hay phản đối việc em được nhận giải thưởng , em xin không có ý kiến vì đó là quyền tự do của mỗi người. 
Nếu anh Bút Lông – Phan Lợi chỉ đề nghị biểu quyết với chủ đề “Thái Thùy Linh xứng đáng hay không xứng đáng với giải thưởng GMTVNTB 2012” thì em cũng xin không có ý kiến.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Quân đội vì đảng hay vì dân?


Một thay đổi căn bản trong Bản dự thảo Hiến pháp 1992 là quy định lực lượng vũ trang hay quân đội ‘phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân’. Đây cũng là điểm làm nhiều người chỉ trích, phản đối.
Trong số những ý kiến phản đối có Kiến nghị của 72 nhân sỹ, trí thức. Kiến nghị 72 này ‘yêu cầu bỏ quy định quân đội phải trung thành với Đảng Cộng sản’.
Trên báo chính thống, có bài viết của Bảo Cầm đăng trên Thanh Niên ngày 20/02/2013, với tựa đề ‘Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu’. Bài viết đã trích dẫn một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng ‘dứt khoát không thể quy định’ quân đội phải ‘tuyệt đối trung thành với Đảng’ được.
Trong khi đó một số báo chí của Đảng cho rằng những yêu cầu buộc quân đội ‘phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân’ là ‘phản lịch sử’, ‘phi thực tiễn’ và thậm chí ‘phản động’.
Đội du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc!”  (3/1945)

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN


1.
- Hiện chúng ta có bao nhiêu người là ngụy quân, ngụy quyền? – Lê Duẩn hỏi Phạm văm Đồng.
- Khoảng ba, bốn triệu.
- Nếu cho phép thì có nhiều người muốn chạy ra nước ngoài không?
- Khoảng mươi, mười lăm triệu.

2.
   Năm 2013 Lê Duẩn được phục sinh. Ông đi dọc các con phố khu trung tâm Hà Nội và thấy các cửa hàng bày bán rất nhiều hàng hóa. Điều ngạc nhiên nhất là ở 1 cửa hàng ghi thông báo  “giảm giá từ 30%”, tại cửa hàng kia “giảm giá 50% tất cả mặt hàng”, cửa hàng khác – “giảm giá tới 70%”... Ông lẩm bẩm: “ Thời mình làm tổng bí thư hàng hóa tuy không đủ cung cấp nhưng giá cả luôn ổn định. Còn bây giờ, hàng tuy nhiều nhưng chắc là chất lượng thấp, dân lại không có tiền, không ai mua nên phải giảm giá. Thế là các đồng chí hậu sinh làm ăn không có kế hoạch, đi sai định hướng XHCN rồi. Hỏng, hỏng, phải dẹp, dẹp ngay!!!!”

3.
   Sự thật và chân lý khác nhau như thế nào? Sự thật thì khó giấu, còn chân lý thì khó tìm.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Ông Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”


"Singapore không tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin. Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi
dậy của Trung Quốc.
 
Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

VÌ SAO HỌ GIẾT STALIN


Viktor Erofeev, một nhà văn nổi tiếng người Nga cho rằng “tâm hồn Nga, về bản chất là Stalinnist. Nạn nhân của Stalin càng lùi xa thì ông ta lại càng mạnh mẽ và tỏa sáng hơn”.

Năm 2007 có 15% người Nga được hỏi đồng ý với khẳng định “Stalin làm được nhiều việc tốt hơn việc xấu”. Năm 2011, theo số liệu của Trung tâm điều tra dư luận Nga, thì con số này đã tăng lên thành 26%. Trong khi đó, số người cho rằng phần lớn công việc Stalin làm là ác lại giảm mạnh (từ 33% xuống còn 24%). 45% người được hỏi đồng ý với luận điểm cho rằng “việc phi Stalin hóa chỉ là huyền thoại, là những lời sáo rỗng, chẳng có liên quan gì với những nhiệm vụ trước mắt của đất nước, nó chỉ dẫn tới việc hạn chế tự do ngôn luận, đào tận gốc trốc tận rễ kí ức của người Nga, làm cho họ trở thành những người phiến diện mà thôi” và chỉ có 26% người được hỏi đông ý rằng “nếu không nhận thức được sai lai lầm của quá khứ thì nước Nga không thể tiến lên, không thể phát triển được”.

 Để có cái nhìn đa chiều về con người nhiều tranh cãi này, NSGV xin giới thiệu bài viết của tác giả Alexander Samsonov, đăng trên tờ bình luận quân sự (Nga).

 Việt Minh chuyển ngữ

Ngày 5 tháng 3 năm 1953 lãnh tụ Đế chế Đỏ , Joseph Stalin đã chết. Theo kết luận chính thức, cái chết xảy ra do xuất huyết não. Ngày 01 tháng 3 Stalin nằm trên sàn nhà trong phòng ăn nhỏ của nhà nghỉ Blisnhi ( là một trong những dinh thự của chính phủ cách không xa điện Kremli), được Lozgachev một người bảo vệ an ninh phát hiện. Sáng ngày 02 tháng ba các bác sĩ đã đến nhà nghỉ Blisnhi và đã chẩn đoán tình trạng tê liệt phía bên phải của cơ thể. Ngày 04 tháng 3 tại Liên Xô đã thông báo bệnh tình của lãnh tụ, các bản tin về sức khỏe của ông được xuất bản và phát sóng trên đài phát thanh. Ngày 05 Tháng Ba cái chết của Stalin đã được công bố.

 

Ngày 06 tháng 3 thi hài của Stalin đã được đặt để thăm viếng tại phòng Kolonưi của Nhà Liên hiệp. Cạnh quan tài của Joseph Vissarionovich trong đội danh dự mang tang là các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và chính phủ Liên Xô: Malenkov, Beria, Molotov, Khrushchev, Voroshilov, Bulganin, Kaganovich, Mikoyan. Cùng với họ còn có các chính trị gia hàng đầu từ các đồng minh và với các quốc gia thân thiện: Thủ tướng CHND Trung Hoa Chu Ân Lai, bí thư thứ nhất Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ và là người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng của Mông Cổ Yumzhagiin Tsedenbal, lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Tiệp Khắc Klement Gottwald, người đứng đầu chính phủ Ba Lan Boleslav Belrut, Thủ tướng Hungary Matyas Rákosi, lãnh đạo Đảng Cộng sản Bulgaria và Thủ tướng Chính phủ Vylko Chervenkov, Tổng thư ký của Đảng Công nhân Rumani và người đứng đầu chính phủ Rumani, Gheorghe Gheorghiu-Dej, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Ý, Palmiro Togliatti, Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức, Walter Ulbricht và nhiều nhân vật nổi tiếng khác.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Nhân chuyện tranh cãi xung quanh một khẩu hiệu


Đã sang tháng hai lịch âm, bàn về một khẩu hiệu tết có thể bị cho là vô duyên, nhưng viết ra điều lâu nay đã nghĩ, trước hết và trực tiếp là do sự thúc đẩy của việc thảo luận Hiến pháp hiện nay.

Nhiều năm trước, vào dịp Tết người ta đã thấy xuất hiện khẩu hiệu "Mừng Đảng, mừng Xuân". Có nhiều loại khẩu hiệu, có loại rất quan trọng, thể hiện tập trung chương trình chính trị và chiến lược của một chính đảng, chẳng hạn như khẩu hiệu "Người cày có ruộng" của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ. Khẩu hiệu "Mừng Đảng, mừng Xuân" cũng như khẩu hiệu "Chúc mừng năm Mới" trang trí khắp nơi công cộng không thuộc loại đó. Cho đến một ngày, một vị tiếng nói vốn có trọng lượng, có ý kiến đại để rằng khẩu hiệu không ổn về phương diện "thứ tự khinh trọng",  xuân là chuyện của muôn loài vạn thuở, sao lại xếp sau Đảng là cái hữu hạn. Để chữa lại sơ xuất này, cần điều chỉnh lại thành "Mừng Xuân, mừng Đảng".


Khẩu hiệu tại tượng đài  Lý Thái Tổ (Hà Nội, Xuân Quý Tỵ 2013. ảnh NSGV)

Dân và Đảng ở Việt Nam sợ lẫn nhau?


Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Bình về quan hệ giữa dân và chính quyền, kiến trúc sư chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ Thomas Jefferson viết: 
"Khi dân sợ nhà nước ắt sinh bạo chúa, khi nhà nước sợ dân tất có tự do."
Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, vế đầu của câu nói này có vẻ đúng hơn so với vế sau.
Nhưng cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất tuân của người dân đã ngày càng tăng về cả số lượng và cường độ trong khi chính quyền thể hiện sự sợ hãi, và ở góc độ nào đó sự phục thiện.
Động thái gần đây nhất về sự lùi bước của chính quyền trước phản ứng của người dân là việc Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng Bấmtạm rút lại một thông tư về phạt xe không chính chủ hôm 11/3.
Quyết định của Bộ Giao thông đưa việc phạt xe không chính chủ vào quy định xử phạt hành chính trong giao thông cuối năm ngoái đã gây ra làn sóng phản đối với cả một video tự chế trên YouTube kèm theo lời lẽ đả phá ông Thăng mà nay đã được gần nửa triệu người xem.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung Quốc?

Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh "Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành, Trung Quốc :
"Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - người Philippines - người Việt Nam và CHÓ".




Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.


Rose Tang - tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New YorK. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Bức tranh địa chính trị sau cái chết của Hugo Chavez


Nhiều người đã khóc. ..." Hôm qua Hugo Chavez đã tắt thở. Về cái chết của ông, phó Tổng thống Nicolas Maduro đã thông báo, "Interfax" đưa tin. "Chúng tôi đã ở trong bệnh viện, nơi tổng thống đang điều trị và đã nhận được những tin tức tồi tệ nhất cho người dân của chúng tôi. Tổng thống Hugo Chavez của chúng tôi đã chết "- « The New York Times » trích dẫn lời Maduro.

Chỉ huy quân sự Venezuela đã tuyên bố trung thành với phó tổng thống và quốc hội và kêu gọi người dân giữ bình tĩnh.

Những người ủng hộ "Cuồng loạn" đã xuống các đường phố của các thành phố Venezuela, cầm các biểu ngữ ủng hộ ông và la lớn: "Chavez - Tổng thống của chúng tôi"

 Геополитическая мозаика. Мир скорбит по безвременно ушедшему Чавесу, а в США говорят: «Скатертью дорога!»

"Nhiều người đã khóc, mọi người nhìn lên bầu trời và nói những lời của lòng biết ơn" - báo «The Telegraph» dẫn lời của nữ nhà báo Venezuela đang ở gần bệnh viện, khi xuất hiện thông cáo về cái chết của tổng thống.

Nhớ Hugo. Về cái chết của ông tất cả các nhà xuất bản toàn cầu đều viết, theo "Tin tức".

Báo «The Guardian» của Anh nói về các chương trình xã hội của ông, khiến ông trở thành chính trị gia nổi tiếng nhất trong cả nước, và có lẽ trong tất cả các châu Mỹ La tinh.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Nga và Trung Quốc là anh em mãi mãi?



Các chuyên gia Mỹ đã dự đoán, đến năm 2025 Trung Quốc sẽ chiếm vị trí thứ hai trên thế giới về mức độ ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại, và chỉ hơi sau Mỹ, trong khi Nga sẽ vẫn ở vị trí thứ sáu. Vì vậy, Trung Quốc là gì? Họ là một nguồn gốc của mối đe dọa địa chính trị với Nga hay đồng minh chính của chúng ta?

Theo
tuyên bố của V. Inozemtsev, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu xã hội hậu công nghiệp, tiến sĩ kinh tế, tác giả của hơn 650 ấn phẩm, xuất bản ở Nga, Pháp, Anh, Mỹ và Trung Quốc, với các nước loại này, chẳng hạn như Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, thì rất khó để "làm bạn bè". hai lý do. Đầu tiên, đó chủ yếu là do kích thước của nền kinh tế và lợi ích chính trị của họ. Thứ hai, chúng ta phải chú ý vào lịch sử và truyền thống của các quốc gia này. Nếu quý vị nhìn vào lịch sử của Hoa Kỳ và lịch sử của Trung Quốc, quý vị sẽ không nhìn thấy trong những quốc gia này một xu hướng hoặc truyền thống của liên minh như là một liên minh của các đối tác bình đẳng. Hoa Kỳ đã luôn luôn có một số lượng lớn các vệ tinh. Lấy ví dụ sự tương tác của họ với châu Âu, trong đó, nếu quý vị  đọc các cuốn sách của Mỹ, họ luôn đối xử như là sự cứu rỗi của kẻ yếu. Và Hoa Kỳ đã luôn thể hiện sự quan tâm đến bất kỳ đồng minh nào chỉ vì tầm quan trọng của họ.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

SỬA HIẾN PHÁP ĐỂ NHÀ NƯỚC TRỞ VỀ VỚI DÂN, KHÔNG PHẢI GIA CỐ HIẾN PHÁP ĐỂ NHÀ NƯỚC CỐ THỦ TRƯỚC DÂN

Phạm Đình Trọng
27-02-2013
1. Hiến pháp là nền tảng pháp lí để tổ chức lên Nhà nước được Nhân dân trao cho quyền lực quản lí xã hội, phục vụ người Dân. Được Dân trao quyền lực để phục vụ Dân nhưng kẻ nắm quyền thường lạm quyền, dùng quyền lực của Dân để áp bức Dân, vì thế Hiến pháp còn xác định những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người Dân, xác định quyền của người Dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền Công dân của người Dân.

Từ nhận thức như vậy để có vài đối chiếu với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 447 từ thì có đến 394 từ tán dương chủ nghĩa Mác Lê nin và kể lể công lao trời biển của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam! Dành tới gần chín mươi phần trăm ngôn từ lời nói đầu của Hiến pháp để ngâm ngợi, suy tôn đảng cầm quyền thì đó là Đảng pháp chứ đâu còn là Hiến pháp!

Ngay lời nói đầu đã có sự lạm quyền vô lối của đảng cầm quyền. Sự lạm quyền càng ngang nhiên không còn biết đến lẽ phải và đạo lí ở điều 4, đặt xã hội Việt Nam, đặt người dân Việt Nam trong sự cai trị đương nhiên vĩnh viễn của đảng Cộng sản Việt Nam, tước mất một quyền lớn của Công Dân, quyền người Dân được lựa chọn một tổ chức chính trị tin cậy với những chính khách sáng giá trao cho việc tổ chức lên một Nhà nước thực sự của Dân, vì Dân.