Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Trung Quốc trong cái nhìn của một người Việt Nam.

Song Chi.
      Sau nhiều năm dài thi hành một chính sách ngoại giao khôn khéo, chỉ tập trung vào chuyện lo làm giàu cho đất nước và cố gắng xây dựng hình ảnh “trỗi dậy một cách hòa bình không ảnh hưởng gì đến trật tự của thế giới”, có vẻ như 2010 là một năm thất bại của Trung Quốc về mặt ngoại giao khi hàng loạt cách hành xử của Bắc Kinh đã khiến cho thế giới kịp thời nhận ra sự hung hăng, hiếu chiến, chỉ làm theo ý mình của quốc gia này trên phương diện quan hệ quốc tế. Và kể từ bây giờ trở đi, chắc chắn nhiều nước sẽ tỏ ra thận trọng, cảnh giác cao với Bắc Kinh. Có thể nhận thấy điều đó qua sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao hoặc quốc phòng của nước này nước khác, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ cho tới các nước Đông Nam Á.
    Trong khi đó, từ lâu
nay, với vai trò là cường quốc số một, lãnh đạo thế giới, tất nhiên, Hoa Kỳ bị nhiều quốc gia khác “ghét”. Tại một số nước ở Châu Âu hay các nước Hồi giáo ở Trung Đông chẳng hạn, nhiều người dân khi được hỏi đã nói thẳng là họ không thích nước Mỹ, không thích người Mỹ. Các quốc gia Bắc Âu có lẽ cũng chẳng thiện cảm gì nhiều với Mỹ. Ngay ở Na Uy, quốc gia mà tôi đang sống, theo cảm nhận của tôi, nhiều người dân tỏ ra không thích thú gì vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ cũng như chế độ tư bản và sự cạnh tranh khốc liệt trong đời sống xã hội Mỹ, ngược lại, đối với Trung Quốc, phần lớn cũng không hiểu rõ về quốc gia này. Dù có biết về chế độ độc tài và “thành tích” nhân quyền của nhà nước Trung Quốc, điều đó không ngăn cản nhiều người Na Uy ngưỡng mộ Trung Quốc về nhiều thứ: một quốc gia khổng lồ, một nền văn hóa lâu đời, sự phát triển thần kỳ trong hơn 3 thập niên qua …Song rõ ràng là qua câu chuyện này, Trung Quốc đã tự làm “mất điểm” trong mắt nhiều người dân Na Uy.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.

LTS: Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.


Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Đối lập chính trị – Động lực cho phát triển

06/12/2010 DailyVNews
Lão đảng viên


   Đảng đã đưa đất nước từ sự độc tài quân chủ của chế độ phong kiến tập trung quyền lực của một ông vua sang chế độ độc tài Đảng trị của một nhóm người gọi là Bộ Chính Trị, nhưng thật sự không có ai là người chịu trách nhiệm trước dân chúng về mọi hiểm họa mà dân tộc phải gánh chịu. Xét về bản chất thì Đảng chỉ làm mỗi việc là thay một xã hội từ sự độc tài này bằng một sự độc tài khác với mức độ độc tài tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, lừa phỉnh nhân dân hơn và vô trách nhiệm hơn…

  Xem xét quá trình lịch sử hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ khi hình thành xã hội loài người cho tới nay thì việc đấu tranh chuyển hóa từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác lúc nào cũng có sự đấu tranh để phát triển, xã hội sau tiên tiến hơn xã hội trước. Vì vậy động lực của phát triển đó chính là sự đấu tranh. Từ kinh tế hay chính trị đều cần đến sự đấu tranh lẫn nhau để kích thích sự khám phá cái mới, cái tốt đẹp hơn giúp xã hội phát triển lên mức cao hơn. Ngay trong bản thân bất kể một hình thái kinh tế xã hội nào thì để có sự phát triển luôn cần sự cạnh tranh, đấu tranh một cách lành mạnh để không ngừng phát huy những tư duy tiến bộ hơn, những quan điểm phù hợp hơn giúp cho nền kinh tế và xã hội phát triển hơn.

   Trong xã hội cộng sản, Đảng cộng sản với vai trò độc tôn quyền lực của mình đã làm triệt tiêu đi sự đấu tranh trong xã hội. Bằng những thủ đoạn hết sức dã man, họ khủng bố, bắt bớ, đàn áp những tư tưởng đấu tranh trái với tư tưởng cộng sản, họ đưa ra cái “bánh vẽ” về một xã hội tương lai nhằm bịt mắt người dân. Bạo lực cách mạng mà họ áp dụng chính là một hình thức khủng bố hết sức tinh vi nhằm chà đạp mọi giá trị tốt đẹp của đạo đức xã hội. Cái gọi là “Đạo đức cách mạng” chỉ là thứ đạo đức giả che đậy đi sự xấu xa của một xã hội toàn trị độc tài mà nhiều người dân do nhận thức còn hạn chế chưa thể hiểu ra.

    Trong thế giới hiện đại, để xây dựng một xã hội dân sự phát triển thì việc thông tin trong giới lãnh đạo quản lý xã hội, các đường lối chủ trương, chính sách phát triển đất nước của giới cầm quyền cần thiết phải được công khai cho toàn dân được biết (trừ một số thông tin đặc biệt phải bí mật, ảnh hưởng đến an ninh và có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự nếu thông tin bị rò rỉ hoặc một số bí mật quốc gia khác) cần thiết phải có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân thông qua hệ thống đại biểu dân cử một cách công khai, dân chủ với điều kiện cùng tham gia của các cơ quan nghiên cứu độc lập, các tổ chức phản biện xã hội một cách công khai trên cơ sở khoa học phân tích, đánh giá các yếu tố xã hội một cách minh bạch rõ ràng, cung cấp thông tin chính xác đến người dân để mọi người dân cùng có thể tham gia quản lý xã hội. Để làm điều đó thì không thể không có các tổ chức chính trị đối lập, đó là lực lượng phản biện mạnh mẽ nhất, tiến bộ nhất có thể làm người dân hiểu hơn về xã hội của họ đang sinh sống. Khi có sự đối lập chính trị thì tất yếu sẽ có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thân thể và cac quyền tự do khác của con người theo đúng các cam kết quốc tế mà bất cứ xã hội dân chủ nào cũng đều cam kết thực hiện.

    Ở Việt Nam, trên lý thuyết thì không có đối lập chính trị mà do Đảng cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Đảng) độc tài lãnh đạo khiến xã hội của chúng ta suốt mấy chục năm nay rơi vào sự mất dân chủ ngày càng trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn cả đó là Đảng đã đưa đất nước từ sự độc tài quân chủ của chế độ phong kiến tập chung quyền lực (vua là bậc tối thượng và chịu trách nhiệm về sứ mệnh của đất nước) sang chế độ độc tài Đảng trị do một bộ phận nhỏ số người nắm quyền lực (gọi là Bộ Chính Trị, hay ban chấp hành trung ương Đảng) và với cơ chế đó không có ai là người chịu trách nhiệm trước dân chúng về mọi hiểm họa mà dân tộc phải gánh chịu. Xét về bản chất thì Đảng chỉ làm mỗi việc là thay một xã hội từ sự độc tài này bằng một sự độc tài khác với mức độ độc tài tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, lừa phỉnh nhân dân hơn mà thôi.

   Tất nhiên trong cơ chế độc tài thì sẽ nảy sinh sự chuyên quyền độc đoán, mất dân chủ, chủ quan duy ý chí và tính bảo thủ, thủ cựu rất sâu sắc. Thể hiện rõ nét nhất của xã hội đó là hiện tượng hình thành các phe nhóm lợi ích, bao bọc nhau của những người được Đảng giao nhiệm vụ quản lý xã hội, nhóm người này bất chấp luật pháp, hành xử theo cơ chế độc tài khiến người dân ngày càng bức xúc. Ngay trong cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, mặc dù hiện tượng phe nhóm triệt hạ nhau nhằm tranh giành quyền lực khá sâu sắc, nhưng trước bàn dân thiên hạ, trước ánh sáng công lý họ luôn tỏ ra là những con người đoàn kết, gắn bó với nhau nhằm che đậy sự mục ruỗng về tư tưởng chính trị, sự tha hóa về bản chất lối sống, sự xuống cấp đạo đức xã hội để chỉ nhằm thu vén lợi ích cho nhóm cầm quyền. Sự phân chia quyền lực cũng được ngấm ngầm thỏa thuận giữa các phe nhóm với nhau vì vậy những người có tri thức, có tài mưu lược, có đức độ, có tâm và tầm lãnh đạo một lòng với quốc gia dân tộc nhưng không vào các phe nhóm lợi ích không được trọng dụng để đóng góp cho nước nhà. Họ thường bị hắt hủi, giao nhiệm vụ không quan trọng thậm chí bị đẩy ra khỏi guồng máy xã hội.

    Sự mất dân chủ biểu hiện rõ nét hơn cả đó là việc Đảng cho ra đời các tổ chức xã hội sặc mùi chính trị từ quốc hội, hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội đoàn, các tổ chức nhân đạo, các cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình từ trung ương đến địa phương cho đến hệ thống nhà trường đều độc diễn bài tuyên truyền của Đảng. Sự nhồi sọ các em học sinh từ tiểu học cho đến các cấp học cao nhất mỗi một luận điệu và hệ tư tưởng cộng sản cũ rích và cái chủ nghĩa Mác – Lê nin là biểu hiện thiếu nhân tâm, phi nhân bản. Nếu xã hội cộng sản thực sự tiến bộ thì hãy để các em tự nhận thức và đi theo khi trưởng thành, nếu có muốn tuyên truyền chính trị cho các em thì hãy tuyên truyền hai chiều, cái được và cái chưa được của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau đang tồn tại. Sự tuyên truyền một chiều làm mất đi ở tuổi trẻ sự sáng tạo phát triển tư duy, sự năng động trong cách nghĩ, cách làm và cách sáng tạo vì thế xã hội ngày nay lớp trẻ hết sức bị động, dễ sa đà vào các thói hư, tật xấu. Chính sự nhận thức một chiều này, khi họ đủ tầm hiểu biết và họ biết nhận thức họ sẽ căm thù chế độ hơn mà thôi. Tại sao một xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là thế mà đi ra đường công an giao thông đòi ăn hối lộ, đi xin việc hối lộ quan chức, đi học hối lộ thày cô, đi bệnh viện hối lộ y bác sĩ, ra các cơ quan công quyền ai ai cũng đòi tiền hối lộ, người dân thấp cổ bé họng chỉ còn biết than trời mà thôi.

    Lẽ ra, quốc hội phải đại diện cho tiếng nói của dân nhưng ở Việt Nam quốc hội cũng làm theo sự chỉ đạo của bộ chính trị của Đảng. Quốc hội thực chất không phải là cơ quan quyền lực cao nhất theo hiến pháp qui định mà gần đây nhiều vị nguyên là lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam cũng đã thừa nhận, vậy các tổ chức khác phỏng còn ý nghĩa gì? Đến khi nào dân tộc Việt nam mới có được tự do độc lập một cách thực chất, đến khi nào người dân việt nam mới có đầy đủ quyền con người theo đúng nghĩa như bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện? Đó là câu hỏi để ngỏ cho những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước trả lời cho nhân dân.

   Qua đó chúng ta thấy rằng, không ai khác mà chính con người Việt Nam cần phải đấu tranh cho nền dân chủ thực sự của chính mình, sự thụ động, mong chờ một thế lực vô hình nào đó là rất mong manh và không thực tế. Để làm được điều đó thì chỉ có thúc đẩy đối lập chính trị, xây dựng xã hội dân sự, làm lành mạnh hóa hoạt động chính trị, xây dựng luật về Đảng để làm minh bạch hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, đó là sự cần thiết, tất yếu cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và phát triển phồn vinh.