Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

AI LÀ NGƯỜI DÁM “CẢ GAN” IN TRUYỆN NGẮN “TƯỚNG VỀ HƯU” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRÊN BÁO “VĂN NGHỆ”

 

nhà thơ Hoàng Minh Châu

NHỮNG AI LÀ NGƯỜI DÁM “CẢ GAN” IN TRUYỆN NGẮN “TƯỚNG VỀ HƯU” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TRÊN BÁO “VĂN NGHỆ”, TẠO TIỀN ĐỀ CHO HÀNG CHỤC KIỆT TÁC TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THIỆP XUẤT HIỆN, LÀM NÊN MỘT CỘT MỐC VĂN HỌC QUAN TRỌNG NHẤT THẾ KỶ 20 ?
Trong hồi ký của nhà văn Nguyên Ngọc, khi nói về Nguyễn Huy Thiệp, ông Ngọc viết : “Tôi không phải là người có vinh dự được in truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp trên báo “Văn Nghệ”: truyện “Tướng về hưu””.

Vậy ai, và những ai là người lôi Nguyễn Huy Thiệp từ bóng tối ra ánh sáng ?

Tìm hiểu từ nhiều nguồn, sau cùng Trần Mạnh Hảo đã gọi điện thoại hỏi nhà văn Trần Huy Quang ( tác giả “Linh Nghiệm”), người làm biên tập viên, phóng viên lâu năm vào hàng nhất báo Văn Nghệ.

Lúc đó, cuối năm 1985, đầu 1886, báo “Văn Nghệ” của Hội nhà văn Việt Nam hết tiền in báo, phải in gộp hai đến ba số vào một lần ra mắt, ế thiu ế thối, hầu như chẳng ma nào mua. Nhà văn Đào Vũ được điều về làm quyền tổng biên tập, nhà thơ Hoàng Minh Châu làm phó tổng biên tập. Ông Đào Vũ bực mình vì nhiều lẽ, lại chỉ được giữ “quyền tổng biên tập” nên đã xin đi công tác và đi thực tế ở Sài Gòn, trao quyền trực cho nhà thơ Hoàng Minh Châu.

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT.

 


Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu…
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.
Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh… Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.
Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.

NGƯỜI MẸ ĐẶC BIỆT

 


Ngày chuyển dạ, chị Đệ la hét rồi đập mạnh vào bụng mình: “Tôi không đẻ, tôi không đẻ”... Nhìn chị gào rú trong hoang dại lúc ấy, y bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện phải tách riêng hai mẹ con vì sợ người phụ nữ thiểu năng ấy sẽ vô thức làm hại con mình. Ấy vậy mà giờ đây, chẳng ai có thể tách rời chị khỏi con của mình.
Chị Lê Thị Đệ ở làng Lâm Thượng, xã Đức Phong (Mộ Đức, Quảng Ngãi), chị là một người “không được bình thường”, đã ngoài 40 tuổi nhưng chị chỉ có nhận thức như một đứa trẻ lên 3.
Chị bị kẻ xấu làm có thai. Lúc đau bụng sắp đẻ, chị vẫn đánh đùng đùng vào bụng mình, rồi kêu: "Không đẻ, không đẻ. Hễ đẻ ra là tao xào tao ăn. Ai biểu mày làm đau tao"... Vậy mà, khi nhìn thấy con, chị tự dưng khác hẳn. Hàng xóm từ chỗ sợ chị bỏ con, chuyển sang mừng vui vì thấy chị tập nấu cháo, pha sữa cho con.

Hàng xóm kể rằng, lúc trước 5,6 ngày chị mới tắm, gội một lần. Vậy mà có con rồi, chị biết mua xà phòng, sữa tắm, dây su cột tóc về tắm, gội, cột tóc cho con mỗi ngày.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP QUA ĐỜI (1950-2021)

 


Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (ảnh) qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.
Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.
Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...
Theo ghi chú của Wikipedia, Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại "không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

“TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH” ĐÃ CHIẾN THẮNG HẬN THÙ!

 


(Hưởng ứng cuộc thi viết và sưu tầm kỷ vật "Tình yêu đi qua chiến tranh" do TTNL và Bảo tàng PNVN tổ chức, 2020 - 2022).

Lời biên tập: Trần Hoài Lam - Tác giả của bài viết này từng là một sĩ quan QLVNCH, đang cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20. Ông nhớ về một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời binh nghiệp của chính mình: Có một nữ chiến binh VC bị thương trong một trận chiến đẫm máu đã được ông cứu chữa. Sau chiến tranh, người nữ chiến binh VC ấy đã vào tận trại cải tạo tìm thăm người cựu sĩ quan QLVNCH. Khi được tự do, 2 người đã thành vợ chồng và họ sang Mỹ sinh sống… Câu chuyện của 2 người lính từng một thời là “kẻ thù” của nhau, ngỡ như chỉ có trong tiểu thuyết, thật cảm động, đầy tính nhân văn và vượt qua những bất đồng về lý tưởng. Nó chứng minh một điều không phải ta dễ dàng nhận ra: Trong chiến tranh, trái tim yêu thương sẽ chiến thắng sự hận thù, dù ở bên kia chiến tuyến!

*
Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với đối phương, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu. Một đơn vị VC thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xóa sổ, nhưng đơn vị của chúng tôi cũng bị thiệt hại nặng nề không kém!

Trung đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của đối phương. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đâỵ. Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ.

Chợt Kính giơ tay ra hiệu:
- Sếp ơi! Coi chừng, hình như có người trong lùm cây đàng kia.
- Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng trái nổ gài lại đó.
Tôi ra lệnh cho Kính xong là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất. Khẩu M16 lên đạn sẳn sàng. Kính theo kế bên hông.
Những tiếng rên nho nhỏ từ trong lùm cây rậm rạp, ngày càng nghe rõ dần…
- Một nữ “Vi xi”! - Kính nói nhỏ.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

THÀNH NGỮ MỚI: NGĂN SÔNG CẤM CHỢ

 

Ảnh: Một thanh niên để tóc dài bị lực lượng quân quản giữ lại, cắt tóc ngay trên đường phố ở khu Chợ Lớn năm 1975 (ảnh tư liệu, internet)

Có mấy bạn trên phây búc nhắc tôi, bác ơi, bác hứa sẽ bốt (post) lại bài "Ngăn sông cấm chợ" lên kia mà, bác có phải là cán bộ, lãnh đạo, đảng viên đâu mà hứa nhưng không làm như người ta.

Khổ, lúc bức xúc thì hò hẹn vậy, chứ đăng đi đăng lại ngại lắm cơ, nhất là thế lực thù địch hoặc dư luận viên lại được dịp quy cho mình tội câu viu (view), khát lai (like), đánh bóng. Già rồi, thèm chi mấy thứ ấy. Trót lỡ miệng nên phải đưa thôi.
Gọi là mới, nhưng thực ra cũng mấy chục năm rồi. Tình trạng cấm đoán, ngăn trở đã ra đời cùng với chủ nghĩa xã hội, đâu phải chỉ trong đời sống kinh tế, giao thương. Nhưng chuyển hóa thành từ ngữ thì về sau mới có. Cụm từ "ngăn sông cấm chợ" này được sinh sau năm 1975, đầu tiên phổ biến ở miền Nam, rồi lan ra miền Bắc. Cũng phải thôi, bởi chung một gầm trời chế độ. Tôi đã cố công tìm hiểu, thấy có lẽ tình trạng ngăn sông cấm chợ hình như chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Cũng may nó chỉ tác oai tác quái gần 2 chục năm, nếu kéo dài thêm chút nữa, cả dân tộc và xứ này sẽ rơi xuống địa ngục.

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

CHUYỆN ÔNG TRƯƠNG TAM

 


Mạc Văn Trang
Mình nằm bệnh viện cùng phòng với 2 ông già: ông Phan Minh Chánh đến từ Nha Trang, 76 tuổi, có 7 con và ông Trương Tam, 75 tuổi, đến từ Bình Thuận, có 11 con. “Ba ngự lâm pháo thủ tịt ngòi” nằm trò chuyện với nhau. Ba nhà rất vui chuyện, thân tình.
Chuyện về ông TAM rất thú vị, nên xin chia sẻ với bà con.
Đầu tiên thấy ngạc nhiên, một ông già đen đúa, nhỏ thó, rõ là nông dân chính hiệu, đang nằm trên băng ca đưa vào phòng mà ông cầm điện thoại cùi bắp, quát rất to: Tụi bay cứ theo kế hoạch tau đã dặn, dẫn nước vô các ruộng… Rồi ông nói gì đó nhiều lắm, rõ là giọng điệu của sếp, mình chỉ nghe được lõm bõm, vì giọng ông nghe rất khó.
Mình bảo: ông là sếp gì mà cực vậy, đang bệnh mà phải chỉ huy, quát nạt? Rõ cực hơn cả ông Nguyễn Phú Trọng giữ hai chức to tướng mà thấy ung dung nhàn nhã...

- Phải chỉ huy 5 đứa trong đội thủy nông dẫn nước cho 700 ha ruộng đó...950 ngàn đồng một ha một năm của dân chứ có ít đâu. Mà nước phải cung cấp đúng lúc, kịp thời vụ, cho từng nhà...
- Sao ông già rồi lại bệnh mà không để người khác làm thay?
- Dân tín nhiệm mình, mà mình vẫn làm tốt lại có tiền …

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

PHÁP ĐÌNH XHCN

 


Còn vụ anh nông dân Đặng văn Hiến vì bảo vệ tài sản của mình mà phải bị án tử . Xin đừng quên anh ấy .
***
Thư viện Việt Nam
Xin mọi người hãy dành ra 5 phút để đọc status này của tôi được không ? Đừng vội like rồi bỏ đi khi chưa đọc hết nhé !
Mới đây, tôi đọc báo biết được toà án nhân dân cấp cao tp Hồ Chí Minh đã tuyên y án tử hình với Đặng Văn Hiến - người nông dân vì bảo vệ đất đai của mình mà giết người, sau khi anh bị tuyên án trên ở toà sơ thẩm
Vậy anh Hiến giết người vì lý do gì và hoàn cảnh ra sao?
Anh Hiến cùng gia đình sinh sống tại xã Đak Ngo. Cuộc sống của 1 người nông dân hiền như đất, không hút thuốc, uống rượu đã thay đổi hoàn toàn khi tài sản, đất đai của anh bị công ty Long Sơn cho người vào tính cướp sạch.
Chúng huy động tổng cộng 34 người, dùng xe ủi, máy cày tiến hành san ủi vườn điều và cà phê của anh. Chúng đập phá nhà cửa anh, đánh đập người thân của anh. Anh quyết định liều mạng và bắn chỉ thiên. 34 tên côn đồ vẫn tiếp tục lao vào tấn công anh.
Tiếng súng khác đã nổ, và lần này 3 người nằm xuống.
Anh Hiến không còn sự lựa chọn nào khác để bảo vệ người thân và đất đai của mình !
Vậy anh Hiến đúng hay sai? Hãy bớt chút thời gian trở ngược về 1 vụ án tương tự, cách đây 90 năm, lúc chúng ta còn " Pháp thuộc ".
Vụ án Đồng Nọc Nạn khi xưa cũng như thế. Khi 2 công chức Pháp cùng sai nha đến tịch thu lúa của những nông dân ngày 16/02/1928, quá uất ức vì thành quả lao động bị cướp sạch, họ vùng lên chống trả và Tournier- tên công chức của Pháp - dẫn đầu đã bị đâm thủng bụng.
Ngày 17/08/1928, toà đại hình Cần Thơ được mở. Ông Dde Rozario ngồi ghế chánh thẩm, sau khi thảo luận bàn cãi rất lâu, đã tuyên án: TẤT CẢ NGƯỜI NÔNG DÂN ĐƯỢC TRẢ TỰ DO!
Và đó, là cách người Pháp xử án người Việt ...
90 năm sau, người Việt xử người Việt, mặc dù đã ra đầu thú, phạm tội trong khi tinh thần bị kích động, uất ức dồn nén 8 năm và bảo vệ tài sản của mình, sau 2 phiên toà, những tên thủ phạm được giảm án, còn anh, vẫn y án: TỬ HÌNH!
*_Tôi chưa từng thấy "tên giết người" nào mà khi đi đầu thú, người dân đến ôm tiễn và khóc cả.
*_Tôi chưa từng thấy "tên giết người " nào mà khi trên đường áp giải, khi xe lên đến đoạn dốc không qua nổi, tên đó lại cùng những người áp giải mình đẩy xe lên.
*_Tôi cũng chưa thấy "tên giết người" nào mà bật khóc 1 cách ngon lành khi công an tới vỗ vai và hỏi: có đói không ?
*_Tôi càng chưa thấy 1 "tên giết người" mà ngày hắn ra đầu thú, có nhiều bàn tay nắm lấy, nhiều cái ôm, và thậm chí còn lội rừng cả chục km để ra tiễn cả.
Thư của anh đang được gửi đến chủ tịch nước để xin ân xá.
Tôi và gia đình của anh không có chút quan hệ họ hàng hay gì khác cả. Nhưng ...
* Tôi viết cho anh - người nông dân kham khổ
* Tôi viết cho anh - người cha của đứa nhỏ nay được 4 tuổi
* Tôi viết cho anh - người nông dân sinh ra nhầm thời
Và tôi cầu nguyện cho anh - Đặng Văn Hiến- người đồng bào của tôi.

Trương Thanh Tùng
P/S: Tôi không mong mọi người sẽ like bài viết này. Tôi chỉ cầu xin mọi người hãy chia sẻ bài viết này vì với tôi mỗi một chia sẻ là một lời cầu nguyện, một lời xin cho anh ấy được giảm tội để anh Hiến có ngày trở về bên gia đình, người thân. Con anh ấy còn quá nhỏ, cháu bé sẽ lớn nên như thế nào đây khi thiếu đi tình thương, sự dạy bảo của một người cha. Tôi lo cho tương lai sau này của cháu !!!
Cảm ơn các bạn,nhờ sự lan toả của cộng đồng mạng bước đầu cũng có chút hy vọng cho anh Hiến

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Nhìn bàn thờ tổ tiên mà ngẫm lại thân phận của người Lục Tỉnh

 


Nhìn bàn thờ tổ tiên mà ngẫm lại thân phận của người Lục Tỉnh.
Người Việt mình phần đông thờ ông bà tổ tiên, vì có nguồn có cội mới có ta. Thành ra nhà nào cũng có bàn thờ giữa nhà.
Cùng thờ tổ tiên, song người Việt khác Tàu.
Tàu thì quan niệm hồn vía tổ tiên nằm ở ngoài mả, ngoài nhị tì, có lễ lộc cúng vái mới về nhà, Tàu đi tảo mộ thì cúng linh đình ngoài mả vì vong hồn của tổ tiên sống ở đó.
Việt thì luôn dạy con cháu là cái bàn thờ là chổ của ông bà đã khuất, ông bà sống cùng cháu con, Việt tảo mộ là làm cỏ, quét dọn, dẫy mả thôi chứ cúng kiếng sơ sịa ngoài mả, về nhà mới cúng lớn.
Thành ra người Tàu nào về nhà của người Việt cũng sợ vì bàn thờ bự chảng nằm giữa nhà, họ nói người Việt sống chung với ma là vậy.
Người Nam Kỳ cũng thờ ông bà, song cái bàn thờ của người Nam cũng khác người Bắc.
Bàn thờ người Bắc thường là bàn nghi như của người Nam, nhưng nay phần đông Bắc Kỳ lấy tủ búp phê mà họ kêu là tủ chè làm bàn thờ.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM. CẢNH SÁT GIẾT DÂN VÀ TÒA ÁN GIẾT LUẬT PHÁP


 

Muôn đời nhớ chuyện Đồng Tâm
Ba ngàn cớm trẻ giết ông lão què. (Ca dao mới ở Đồng Tâm)
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
59 HA ĐẤT PHÍA TÂY ĐỒNG SÊNH KHÔNG PHẢI ĐẤT QUỐC PHÒNG
Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy.
Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO

 


(Trích lời kể của Họa sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao)
--------------
"Tôi nhớ lần đầu tiên hai người gặp nhau. Vào khoảng đầu năm 1980, tôi từ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp về thăm ông. Hai cha con đang ngồi tâm sự với nhau thì thấy nhạc sĩ Hồng Đăng cùng nhạc sĩ Trần Tiến mở cửa vào, đằng sau là một thanh niên đội chiếc mũ vải mềm, một chiếc kính trắng gọng đồi mồi to ngự trên khuôn mặt bé nhỏ. Dáng vóc gầy gò khép nép, chàng trai chắp tay cúi gập người chào cha tôi với chất giọng Huế nhỏ nhẹ: "Dạ! Con chào chú". Nhạc sĩ Hồng Đăng vội giới thiệu: "Thưa anh Văn. Đây là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở trong Nam ra. Sơn rất ngưỡng mộ anh, bọn em đưa Sơn đến thăm anh".
Cha tôi chăm chú nhìn Trịnh Công Sơn giây lát rồi nhổm người lên bắt tay: "Trịnh Công Sơn đây hả? Tớ gặp cậu rồi...”. Thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên, cha tôi cười nói: “Gặp qua tác phẩm! Tớ đã nghe nhạc của cậu từ lâu, từ ngày đất nước còn chưa thống nhất". Trầm ngâm giây lát, ông nói: "Một lần có mấy anh bạn trẻ rủ mình đến nhà uống rượu, vui lên, họ hát cho mình nghe những ca khúc của Sơn mà họ học được qua những buổi phát thanh của đài Sài Gòn. Họ hát say sưa, hát thâu đêm. Âm nhạc và lời ca của Sơn đi vào lòng mọi người như thế đấy".

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

BỘ TRƯỞNG VỀ HƯU VIẾT SÁCH

 



Loại sách mà tôi thích tìm kiếm nhất là hồi ức của các quan chức, chính trị gia. Kể cả những người viết sách thanh minh hay đánh bóng bản thân thì trong đó vẫn chứa đựng rất nhiều sự kiện có thể kiểm chứng. "Không có ai tẻ nhạt..." cả, nhất là những người đã nắm không ít "thâm cung" và có thể tự mình viết sách.
Bộ trưởng
Lê Doãn Hợp
, nghe nói, khi đương chức không bao giờ đọc các bài diễn văn được thư ký soạn sẵn. Cái cách nghiền ngẫm một vấn đề rồi đúc kết nó, chắc chắn thư ký không làm thay được. Những cuốn sách xuất bản khi nghỉ hưu của ông, đọc là thấy, cũng tự tay ông viết.
Rất nhiều câu chuyện thú vị trong cuộc sống cá nhân cũng như sự nghiệp của ông được kể một cách khúc chiết, dung dị. Phần lớn, những gì ông nhớ đều là những bài học (có khi bắt đầu từ sai lầm của ông). Ông tổng kết những việc đã làm được khi đương chức (Chủ tịch, Bí thư Nghệ An; Bộ trưởng VH-TT và Bộ trưởng TT-TT) có hệ thống, có chọn lọc, đáng tự hào mà không lên gân quá. Tôi nghĩ, những người về hưu viết sách nên đọc sách của ông để có thêm kinh nghiệm.