Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY - “Mưa chiều Tây Sơn Thượng”


 

 Mình thích thơ và hay đọc thơ. Nhiều bài thơ trong sách giáo khoa hồi học cấp 1-2 những năm 1957 - 1963 giờ vẫn còn trong trí nhớ. Khi học cấp 3 thì toàn thơ CM, mãi sau này mới biết đến Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Nguyễn Bính … , những bài thơ tiền chiến.

 

Vừa rồi được đọc một bài thơ của Phạm Văn Phương, bài “Mưa chiều Tây Sơn Thượng” - một bài thơ hay, nhiều nỗi niềm, hay từ nhạc điệu, ngôn từ đến tình ý, nghe quặn thắt … Lâu lắm mới được đọc một bài thơ như thế này, rất thích, đọc đi đọc lại mấy lần.

 

Một dĩ vãng chìm khuất trong mưa mù, bụi khói, sương mờ vùng Tây Sơn Thượng, mười lăm năm … bỗng chốc cháy bùng lên:

 

“Mà ta đâu biết em như gió

Thổi bung ngọn cỏ buổi ta về

Mà ta đâu biết em như lửa

Cháy bùng một ngọn giữa đêm khuya”

 

Theo lời chia sẻ của tác giả, bài thơ này anh viết khá lâu, nhưng là một trong những bài thơ anh có nhiều kỷ niệm nhất!

Bài thơ viết về một mối tình khắc cốt ghi tâm. Mời mọi người đọc nhé.

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

BỒ TÁT JEON JE YOUNG

 


Có lẽ các bạn chưa bao giờ nghe tới ông Jeon Je Young. Ông là người đã cứu 96 thuyền nhân Việt Nam vào giữa thập niên 1980, và được người Việt tỵ nạn xem như là một Bồ tát. Ông mới qua đời tại thành phố Tong Yeong, Hàn Quốc, vào ngày 17/11/2019, thọ 78 tuổi. Việc làm của ông là một tấm gương sáng ngời của một người sẵn sàng hy sinh chức quyền để cứu người trong cơn hoạn nạn.
Câu chuyện ông cứu thuyền nhân rất ư độc đáo và cảm động (1). Gần 35 năm trước, ngày 10/11/1985, một chiếc tàu chở 96 người Việt đi tỵ nạn bị chết máy. Chiếc tàu lênh đênh trên biển suốt 3 ngày trời trên Biển Đông, mọi người chỉ biết cầu nguyện, và... chờ chết. Nhiều tàu buôn đi ngang qua, dừng lại ngó, rồi bỏ đi. Họ không muốn cứu thuyền nhân vì sợ gặp rắc rối với các nước trong vùng lúc đó đã quá mệt mỏi với làn sóng thuyền nhân. Chiếc tàu cá Kwang Myung 87 do ông Jeon Je Young (ảnh) điều khiển đi từ Singapore về Hàn Quốc, cũng đi ngang qua, nhìn một chút, rồi cũng... bỏ đi. Nhưng như là một phép lạ, một định mệnh, ông thuyền trưởng quyết định quay lại cứu thuyền nhân!

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

TIẾNG SÚNG CƯ KUIN, ĐAK LAK

 


PHẠM ĐÌNH TRỌNG
1. Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng sáu năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương bỗng tập hợp thành hai nhóm mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak, giết chết chín người gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác là sự việc vô cùng nghiêm trọng.
Nửa đêm khuya khoắt, ba người dân chết ở chỗ nổ súng tấn công chính quyền, chắc chắn không phải dân làm rẫy, chỉ có thể là nhân viên làm việc ở trụ sở công quyền bị tấn công. Nếu vậy, chín người chết đều là viên chức nhà nước.
Tấn công trụ sở công quyền nhà nước, thẳng tay bắn giết viên chức nhà nước đương nhiên là tội ác hoang dại, không biết đến pháp luật, không biết đến đạo đức, không thể chấp nhận, phải bị truy tố và nhận án thoả đáng. Nhưng tiếng súng đó cũng là tiếng nổ, là sức phá của mâu thuẫn xã hội, là tiếng chuông gióng giả vang lên cảnh báo sự bất ổn trong xã hội và sự bất an trong lòng người dân đã lan rộng, lan xa đến tận buôn làng người dân tộc hồn nhiên, chân chất.
Dù những người nổ súng tấn công cơ quan chính quyền, giết cán bộ nhà nước đều là người dân sắc tộc Tây Nguyên nhưng vụ việc không đơn thuần chỉ là xung đột sắc tộc mà còn là bộc lộ trong xã hội đã chứa chất mâu thuẫn tới mức đối kháng, một mất một còn. Mâu thuẫn giữa một bộ phận người dân yếu thế với chính quyền luôn ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước, ỷ vào lực lượng công an khổng lồ, được trang bị kĩ lưỡng, trang bị từ vũ khí tối tân đến trang bị tư duy nhận thức, không biết đến số phận con người, không biết ơn nghĩa nhân dân, không biết đến những giá trị nhân văn, chỉ biết còn đảng còn mình. Có công cụ trấn áp đầy sức mạnh, nhà nước ngạo nghễ áp đặt ý chí chủ quan của nhà nước chuyên chính vô sản với người dân, không quan tâm đến khát vọng, nhu cầu đơn giản, bình thường và chính đáng từ đời sống vật chất đến đời sống tâm linh của người dân.
Người dân các dân tộc ít người, nhỏ bé, lẻ loi ở Tây Nguyên có không gian sống riêng biệt và linh thiêng, không gian của Giàng, của thần linh, có tài sản riêng to lớn và quí giá không chỉ là đất đai núi rừng bát ngát mà nền văn hoá riêng rất đặc sắc, độc đáo và cuộc sống tự do cũng là tài sản vô giá của những con người ngàn đời kiêu hãnh là con của Cha Núi, con của Mẹ Rừng nhưng lại là những tộc người dân số ít ỏi, cuộc sống nghèo khổ, phụ thuộc và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, là nhóm người yếu thế, thân cô, thế cô nhất, bị coi thường, bị mất mát, bị dồn nén, ức chế lớn nhất.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

GIÁ CHÚNG TA GIỮ TÂY NGUYÊN NHƯ MỘT BHUTAN

 



Nhà văn Nguyên Ngọc
(TBKTSG Online) – Sáng ngày 17-9, nhà văn Nguyên Ngọc có buổi nói chuyện cùng các bạn trẻ TPHCM về Tây Nguyên, mảnh đất mà ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời. Câu chuyện nói về Tây Nguyên nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm trong bối cảnh hôm nay. TBKTSG Online lược ghi.
Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống.
Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật.
Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá.
Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2023

NHỚ MỘT NGÃ BA ĐƯỜNG PHỐ (Chuyện về vụ xử Tạ Đình Đề)

 


Hôm nay 12-6- 2023, 47 năm trước, 12-6-1976, Chủ tọa phiên tòa Phùng Lê Trân đã tha bổng bị cáo Tạ Đình Đề!
Bữa nay 12-6-2023, ở Nghệ An cũng diễn ra phiên tòa xét xử cô giáo Dung.
Cúi xin hương linh Bà Phùng Lê Trân trợ giúp để âm hưởng hai từ THA BỔNG lại được ngân vang, lại được lặp lại!
Nguyên tắc nghề nghiệp SUY ĐOÁN VÔ TỘI, tuân thủ pháp luật cùng sự thiên lương, lòng trắc ẩn của bà Phùng Lê Trân không thể TUYỆT CHỦNG trong lòng dân VIỆT và người XỨ NGHỆ!
NHỚ
MỘT
NGÃ BA ĐƯỜNG PHỐ
( Viết nhân 47 năm trước, ngày kết thúc vụ án Tạ Đình Đề)
Xuân Ba
Bài viết này không nói về một ca khúc “ ngã tư đường phố” nào đó của NS Phạm Tuyên mà nhắc đến một Ngã Ba, nơi hợp nhau của 3 con phố Lý Thường Kiệt, Bông Ruộm ( nhuộm) và Dã Tượng .
Bốn mươi bảy ( 47) năm trước, tại Tòa án NDTP Hà Nội trông ra Ngã Ba này đã diễn ra một phiên tòa (khai mạc ngày 7-6 và kết thúc ngày 12-6-1976) vụ xử ông Tạ Đình Đề.
Ngã Ba ấy vẫn đó, khi rộn rịp khi lặng lẽ như bao năm. Tòa án NDTP Hà Nội đã di dời đi nơi khác. Nhưng những điều bất biến về pháp luật và đạo lý mà Ngã Ba này chứng kiến về phiên tòa vẫn vẹn nguyên như gần nửa thế kỷ trước.
*
* *
Nếu không có cú năn nỉ cho đi nhờ xe ấy thì tôi trật lấc một sự kiện!
Trong đám sinh viên năm thứ 4 chúng tôi có anh Doãn Tấn, cán bộ công an được Bộ Nội vụ cử đi học có cái Java (?) rất oách. Bọn chúng tôi thi thoảng lại nèo anh cho phới nhờ một đoạn. Hồi ấy năm 1976, đường xá thông thống từ ký túc xá khoa Văn Mễ Trì vuột thẳng vô nội thành. Chiếc Java đang ngon trớn đến Ngã Ba Lý Thường Kiệt thì khựng lại bởi một đám đông choán kín đường. Tôi ngạc nhiên lạ lẫm chứng kiến một cảnh tượng lần đầu được thấy. Rất nhiều người hò reo rất phấn kích đương xúm nhau tung một người lên. Âm thanh hò reo lại dậy lên theo động tác tung bổng lên như thế.
Dừng xe lại nghe ngóng một hồi. Rồi tôi cũng được anh Doãn Tấn tường thuật lẫn giải thích vắn tắt rằng, người ta đang thể hiện niềm vui sướng vì có ông tù nhân Tạ Đình Đề vừa được tòa án tha bổng. Đấy cái ông đang được tung lên hạ xuống ấy đấy!
Bao năm đã qua đi.
… Có vài lần, mỗi khi cùng ông Tạ Đình Đề qua cái Ngã Ba ấy, tôi lại nhắc khẽ bằng khẩu khí đã quen thân rằng “ Này có nhớ chỗ này không đấy!” Ông Đề khi thì cười khì khì, khi thì chỉ im lặng!
Năm 1991, viết “Tạ Đình Đề, huyền thoại và sự thật” tôi cùng ông Đề từng ngồi lỳ giờ lâu trong cái quán nước sát Ngã Ba này.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

HÃY TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO THẾ TỔ GIA LONG




Lịch sử là dòng chảy của những câu chuyện mà đáp án đúng sai phải trái trắng đen khó lòng rạch ròi phân định. Chỉ có một màu xám miên trường trải dài theo dòng thời gian. Nhưng những bài học rút ra từ câu chuyện của tiền nhân mới chính là màu xanh của lịch sử muốn để lại cho hậu thế,dù ở thời đại nào đi chăng nữa...

Gia Long - Nguyễn Ánh là một trong những cái tên gây nên nhiều tranh luận bậc nhất trong những năm gần đây. Từ thủa nhỏ chúng ta luôn được học câu chuyện "cõng rắn cắn gà nhà" của vị vua sáng lập triều Nguyễn, như là một nguyên nhân trọng yếu dẫn đến cuộc xâm lăng của thực dân Pháp sau này.

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ NHÀ VĂN HÓA PHẠM QUỲNH, KẾT CỤC BI THẢM CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

  


Cụ tổ của Phạm Quỳnh là Cử nhân Dưỡng Am Phạm Hội (1791-1854). Cụ có hai đời vợ và một bà thiếp. Nhưng đến năm bốn mươi tuổi mới sinh được một trai là ông Khiêm Trai Phạm Ngạch. Ba mươi hai tuổi, ông Ngạch đỗ tú tài, có hai con đều chết khi mới mười bảy tuổi. Nên khi ông mất sớm, đã cho ông nội Phạm Quỳnh thừa tự gia sản của cụ Phạm Hội để lại: một căn nhà nhỏ hình ống ở số 1 phố Hàng Trống Hà Nội, do học trò xây dựng nên để thờ thầy.

 

Ông nội lại chỉ sinh được một trai là Phạm Hữu Điển (thân phụ Phạm Quỳnh), rồi bị cảm mà chết trẻ ngay khi vừa làm xong bài thi, cho vào ống quyển còn đeo ở cổ, chưa kịp nộp. Sau được xét chấm đỗ tú tài. Phạm Hữu Điển cũng đỗ tú tài, sinh được Phạm Quỳnh mới chín tháng thì vợ ra đi mãi mãi, mẹ phải bế cháu nội sang hàng xóm xin bú chực và mớm cơm cho ăn, rồi sớm khuya chăm sóc tận tình khi cháu bị đậu mùa. Mãn tang vợ ít lâu, ông Điển tục huyền, sinh được một trai nữa, đặt tên là Phạm Bái. Năm Phạm Quỳnh lên chín, thì ông mất; sau đó chú bé Bái cũng chết yểu. Bà vợ kế còn trẻ, đi bước nữa. Phạm Quỳnh thơ dại sống với bà nội và cụ Tú, vợ ông Ngạch, người cho gia đình thừa tự. Và ông đã lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc chu đáo của hai bà cụ nghèo khổ, vắt kiệt sức tàn gìn giữ giọt máu hiếm hoi của cả dòng họ. Côi cút, cô đơn từ nhỏ, Phạm Quỳnh tha thiết quý mến từng người ruột thịt thân yêu của mình. Điều đó ăn sâu vào tiềm thức của ông. Suốt đời ông yêu thương chăm sóc những người thân như luôn e sợ có thể có ngày ông lại mất họ…như đã từng mất mát quá nhiều từ thuở lọt lòng.

 

Cụ Tú và cụ Cả là bà nội Phạm Quỳnh, sống trong cảnh gieo neo, chật vật, bòn từng quả táo, trái bồ hòn, ít rau cỏ lèo tèo trong vườn sau nhà và buôn bán lặt vặt nuôi cháu khôn lớn. Đến năm mười sáu tuổi, Phạm Quỳnh đi làm, đời sống gia đình mới bớt khó khăn. Hằng ngày, đi bộ từ Hàng Trống vòng qua hồ Hoàn Kiếm đến làm việc ở trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaise d’Extrême Orient), Phạm Quỳnh đi qua một cửa hiệu bán đồng hồ, bao giờ cũng dừng lại ngắm nghía chiếc đồng hồ quả quýt xinh xắn bày trong tủ kính, thèm thuồng mà không dám nghĩ đến chuyện mua. Sau này, khi ông nhận thêm việc dạy tiếng Việt tính theo giờ cho một vài người Pháp ở trường, thu nhập có khá hơn, ông mới dành dụm mua cho mình chiếc đồng hồ đúng như thế, ở hiệu ấy, và giữ luôn bên mình như một vật báu suốt nhiều năm ròng, kể cả khi đã trở thành Thượng thư triều đình Huế.

 

Hồi trẻ, say mê văn minh Pháp, nên khi hai bà cụ bảo về quê thăm và sửa sang phần mộ ông cha thì ông từ chối không đi, nói là: “Người đã mất rồi thì nên để cho người ta yên”; cho là: “Người mất rồi thì kỉ niệm để trong lòng là đủ”. Nhưng đến khoảng năm 1915, khi ông chừng hai mươi hai tuổi, bà cụ Tú qua đời, thì ông lại giữ đúng lễ xưa, khiến Hoàng Đạo Thuý, người bà con kém ông bảy tuổi, cũng là người say mê văn minh Pháp phải ngạc nhiên: Đầu đội mũ dứa, tay chống gậy trúc, đưa tiễn cụ đến tận nơi yên nghỉ cuối cùng ở cánh đồng Bạch Mai, cạnh một bờ rào.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

NGUYỄN TRỌNG TẠO, YÊU VÀ GHÉT, ĐỐI LẬP VÀ SONG HÀNH


NTT: Năm 2010 nhà thơ Võ Văn Trực đã yếu lắm rồi, nhưng anh vẫn gượng bên bàn viết. Một hôm tôi nhận được bài anh viết về tôi. Tôi cảm động được anh bị ốm vẫn cố gắng viết về thằng em cùng quê quí nhau từ thời thuở trẻ. Thỉnh thoảng ghé nhà thăm anh, nói chuyện rất ít. Anh vốn ít nói, lại thích lắng nghe. Gần đây tôi có đưa các nhà thơ Thạch Quì, Đoàn Xuân Hòa thăm anh ở nhà khi chưa đi Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi ORIHOME, Bắc Linh Đàm. Ngồi với anh. Nhìn anh. Chụp ảnh với anh. Rồi chia tay anh... Anh sinh năm 1936.
Dưới đây là bài viết gần như cuối của anh Trực về tôi:
NGUYỄN TRỌNG TẠO, YÊU VÀ GHÉT, ĐỐI LẬP VÀ SONG HÀNH
(VÕ VĂN TRỰC)
Khi cảm thấy cô đơn, buồn bã, Nguyễn Trọng Tạo thường trốn vào tình yêu và rượu. Anh sống như một người thái quá. Yêu không chừng mực. Rượu không chừng mực. Khi yêu, anh yêu quên trời đất. Khi gặp bạn bè, anh rượu tràn cung mây. Nghe nói đã có lần anh “lập kỷ lục” uống rượu liên tục 25 giờ, bạn bè phải thay phiên nhau cụng chén cùng anh. Có những đêm khuya, sau cuộc rượu, bạn về mỗi người mỗi ngả, anh cảm thấy cô đơn đến nỗi:

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023

DIỄN BIẾN MỚI TRÊN CHIẾN TRƯỜNG UKRAINA VÀ XUNG QUANH

 


@
Preambula
* Putin nói:
- Chiến dịch diễn biến tuyệt đối theo kế hoạch, đúng theo lịch trình.
* Prigojin nói:
- Shoygu là "phân khô", Gerasimov là "phân khô".
- "Wagner là đội quân mạnh nhất thế giới, chiến đấu với mọi loại đối thủ ở khắp thế giới - Syria, Trung Phi, Sudan, Mali và Ukraina...".
- "Quân đội Ukraina là quân đội mạnh thuộc hàng nhất thế giới. Họ sử dụng tốt mọi hệ vũ khí, tổ chức tốt, chỉ huy tốt, động cơ tinh thần cao, hơn hẳn quân đội chúng ta (Nga).
* Solovyov nói:
- Chúng ta bị lừa dối. Putin đâu rồi?
* Mardan nói trên HTB:
- Chúng ta không đương đầu được với trên 50 quốc gia. Rút về là hợp lý nhất.
* Girkin nói: Thua cuộc là nhìn thấy. Với đội quân không chuyên nghiệp như vây, lại với các tướng bạc nhược thì thua cuộc là trong tầm với...!
* Nebenzia:
- Mỹ sử dụng các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraina để tung ra chiến trường "muỗi chiến đấu" (Fighting Mosquito) đã được cấy virus vào nhằm tiêu diệt lính Nga...
* Định lý Medvedev-Putin qua tuyên bố của họ như sau:
- Quốc gia hạt nhân như Nga không thể là bên thua cuộc.
Comment: Chắc bị lú cho nên không nhớ lịch sử, chẳng hạn Mỹ đã thua cuộc ở Việt Nam, Liên Xô đã thua cuộc ở Afganistan...
1. Những sự kiện đáng chú ý
1.1) Erdogan trúng cử tổng thống nhiệm kỳ mới.
Đất nước dậy lên những cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Cảnh sát sử dụng vòi rồng dẹp biểu tình...
Chuyên gia bình luận rằng, ông Erdogan tuy là trung gian thân Nga nhưng cũng không thể lộ liễu ủng hộ Nga... Kiểu của ông là nhằm mục đích gây ảnh hưởng với thế giới đạo hồi mà bằng chứng rõ nhất là hợp tác với Bacu - "hai quốc gia, một quân đội". Nước thiệt hại về địa chính trị chính là Armenia, vì bị kẹp giữa Thổ và Azerbaijan mà không được Nga ủng hộ, trong khi cộng hòa tự trị Nagorny Karabakh với đa số dân Armenia sinh sống vẫn thuộc Ba Cu...