Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

TẾT NÀY LẠI NHỚ.



Tôi có một anh bạn đồng niên làm báo. Tôi thì là họa sĩ biên tập viên của Nhà xuất bản.
Viết báo và biết chụp ảnh là việc quen thuộc của phóng viên. Anh ấy nghèo. Vợ bỏ anh cũng vì nghèo. Đất nước thống nhất rồi mà không mua nổi cái tủ lạnh sít cơn hen, hoặc cái xe máy bãi rác. Đi đâu cũng cọc cạch xe đạp, vợ chán. Bỏ. Anh một mình nuôi hai con trai nhỏ. Mỗi lần ra chơi , chúng đùa nhau chạy rúc rich như chuột, nghịch lắm.
Nhiều buổi tối tôi ra chơi, hai thằng ngồi hút thuốc lá sợi Cao Bằng cuốn tay, rồi nhâm nhi uống trà, chuyện trên trời dưới biển cho quên cái nghèo.
Tôi làm biên tập cho một nhà xuất bản nên ưu tiên đặt anh viết lời cho truyện tranh. Mỗi năm xuất bản vài cuốn. Nhuận bút còm nhưng được một đồng cũng quý. Có hôm ra nhận nhuận bút được mấy chục đồng, ngẩn ngơ một lúc, anh thọc tay vào túi: Tao mày đi làm bát phở ! Tôi nhìn vào nhìn thẳng mắt anh: thôi nào, cầm về góp vào nuôi con, phở phiếc gì! Chúng đói xanh họng kia kìa.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

BỨC ẢNH ÁM ẢNH


Mấy ngày giáp tết trên mạng lan truyền bức ảnh làm tôi cứ bị ám ảnh mãi.

1. Đây là bức ảnh thuộc một nhánh của nhiếp ảnh gọi là ảnh đường phố (street photography). Khác với ảnh nghệ thuật, ảnh phong cảnh, ảnh sắp đặt, nó ít chú trọng sắp đặt hay bố cục. Cuộc sống ngồn ngộn đi vào ảnh, xô bồ và tự nhiên.

2. Tôi đồ rằng tác giả bức ảnh là người không chuyên. Bức tôi thấy lần đầu hoàn toàn sai về bố cục, bức tôi dẫn ra đây đã được ai đó cắt cop cho gọn lại.

3. Thành công của bức ảnh không phụ thuộc vào anh dùng thiết bị gì để chụp, anh có tên tuổi hay không mà phụ thuộc cái cách anh nhìn cuộc sống và đưa ra cho người xem cái nhìn ấm áp nhân hậu của mình.

Cái nhìn đồng cảm với thân phận người nghèo nói riêng, với con người nói chung.

4. Vì sao bức ảnh lại ám ảnh ta đến vậy?

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

ĐẶT TRANH BẰNG ...THƠ



Cụ thì nhiều người biết quá rồi, nên giới thiệu cũng bằng thừa. Gọi là cụ, không phải vì cụ nhiều tuổi, chỉ vì thích gọi thế. Âm thầm đọc, âm thầm xem tranh, ít dám còm vì cảm thấy mình quá nhỏ bé và dốt nát, kém cỏi trước cụ, thấy ngại vì bạn FB của cụ toàn cao thủ. Mình chỉ gặp cụ được một lần hôm cụ tổ chức triển lãm tranh nhân sinh nhật tại nhà riêng ở quận 2. Lần ấy, định viết bài nhưng mình cũng chỉ len ven hỏi cụ được 1-2 câu, câu hỏi của mình thì nhạt, mà cụ bị bao quanh bởi đám nhà báo, nên đến lúc nói chuyện với mình thì cụ đã mệt lử và mất cả lửa.
Tóm lại mình nhạt nhòa giữa đám fan của cụ và đến giờ chắc chắn cụ không biết mặt mình.
Thế mà một ngày đầu tháng 7 năm ... ngoái (2019), mình đánh bạo nhắn tin nhờ cụ vẽ cho mình bức tranh hoa loa kèn, loài hoa mà mình yêu thích. Mê màu trắng ma mị trong tranh cụ, mình muốn cụ vẽ hoa loa kèn giống như trong bài thơ của mình gửi kèm.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

VỤ ĐỒNG TÂM: KÍNH CHIẾU YÊU



Vể vụ Đồng Tâm, mình rất ấn tượng với những bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh (Lao Ta), nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhà văn Văn Chinh, nhà văn HaPham Phu, nhà văn Phạm Thanh Khương (Lù Pò Khương), nhà văn Vũ Hữu Sự và một tài khoản là Dương Quốc Chính (mình không biết là ai) vv.... Họ là những người nhiều trải nghiệm, nên những điều họ viết sâu sắc và rung nhịp của trái tim con người.

Về sự rạn vỡ XH vì vụ Đồng Tâm, cũng nhiều người viết. Mình cũng muốn viết, nhưng trong lúc chưa viết được, thì share bài của anh Hùng “cụ” - một đồng nghiệp cùng cơ quan cũ để mọi người đọc. Vì bài viết rất khách quan, khách quan từ cách dùng đại từ với cụ Kình và rất con người.
Hằng Thanh
***
15 tháng 1 /2020
KÍNH CHIẾU YÊU

Kể từ 30/4/1975 đến giờ, tôi chưa thấy có một vụ việc nào gây phân hoá, chia rẽ, đối lập trong dư luận xã hội ta như vụ Đồng Tâm.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

TÒ MÒ CHUYỆN của THỦY




Số 12. VÌ SAO CHÍNH QUYỀN LẠI SỢ PHIM “CHUYỆN TỬ TẾ”?

Như số 11 đã nói, thấy ông Nguyễn Văn Linh tán thành phim “Hà Nội trong mắt ai” và bảo, anh nên làm tiếp tập 2, Thủy mừng vui và láu cá, đề ngay dưới tên phim “CHUYỆN TỬ TẾ” chữ “Tập 2 " . Thế là biến một phim đã làm nhưng chưa dám đưa duyệt, thành phim làm theo “chỉ đạo của Tổng bí thư”. Nhờ “vía” ông Linh, phim “Chuyện tử tế” và “Hà Nội trong mắt ai” được các tỉnh thành trên toàn quốc chiếu tưng bừng, phim tài liệu (lần đầu tiên trong lịch sử Điện Ảnh VN cho đến nay) bán vé đắt như tôm tươi, người ta chen nhau, xếp hàng, thu tiền rôm rả ... Riêng rạp THÁNG TÁM ở Hà Nội chiếu, bán vé liên tục hàng tháng trời.

Đến tháng 3/1988 tại Liên hoan phim Quốc gia Đà Nẵng, trong "Khí thế 'tạm cởi trói' cho Văn học - Nghệ thuật" phim “Hà Nội trong mắt ai” được Giải Vàng đặc biệt, giải Biên kịch suất sắc, giải Đạo diễn suất sắc, giải Quay phim suất sắc. Như một màn ảo thuật, từ một bộ phim "Chống Đảng"," Dạy Đảng cầm quyền", "Âm mưu..." bỗng trở thành minh tinh của màn bạc. Nhưng phim “Chuyện tử tế” bị lờ đi, không biết lệnh từ đâu, và Thủy vẫn bị an ninh theo dõi cả ở nhà riêng và khi di chuyển... Thủy nhớ lại: “Công an theo dõi từng bước đi, từng mối quan hệ của tôi”...

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Về với dân, đừng mang súng!


Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Về với dân, đừng mang súng
Cập nhật: 11:06, Thứ 2, 13/02/2012
Năm 1997, xảy ra "vụ Thái Bình", ông Nguyễn Công Tạn được phân công làm Tổ phó tổ công tác của Bộ Chính trị về Thái Bình xử lý vụ việc. Những kinh nghiệm xử lý "điểm nóng" của ông rất đáng được học hỏi, lưu tâm.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn
Ông bình luận ra sao về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng)?
Vụ này, tôi theo dõi ngay từ đầu qua đài, báo. Đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không xảy ra vì chúng ta có kinh nghiệm với nông dân rất nhiều, nhất là sau vụ biểu tình ở Thái Bình khi tôi là Tổ phó tổ công tác của Bộ Chính trị, ông Phạm Thế Duyệt làm tổ trưởng.
Nhà lãnh đạo mà biết rút kinh nghiệm thì không xảy ra vụ Tiên Lãng. Khi xảy ra rồi nếu giải quyết ngay lập tức và tốt thì không để phức tạp thêm. Để xảy ra như thế là không hay và để chậm thế là không tốt.
Xử lý vụ việc này theo tôi phải cân nhắc, phải phân tích đầy đủ các khía cạnh để đưa ra những giải pháp sao cho chuẩn xác, công bằng. Tất nhiên là rất phức tạp. Xảy ra rõ ràng do hai phía, một phía của dân, một phía của chính quyền. Cái gì đúng, cái gì sai? Nguyên nhân sai đúng thế nào? Biện pháp xử lý ra sao? Phải đầy đủ, nghiêm túc, có lý có tình để mọi bên chấp nhận được.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

NGƯỜI NÔNG DÂN 10.000 LẦN CHẠM MẶT TỬ THẦN

Ông Ngô Đức Nhựt bên căn chòi lá trên đồi cát

Con người sinh ra từ đất, rồi ồn ào hay câm lặng, cũng sẽ về với đất. Cục đất vô tri ám ảnh, đeo đẳng trọn kiếp con người. Cả đời đã sống, tôi không thấy con người trên xứ sở này làm được mấy điều hữu ích và to tát, chỉ thấy cả xã hội lên đồng vì đất. Giàu lên, vênh vang vì đất. Bi kịch vì đất. Đổ máu, chia rẻ, tù tội, bắn giết nhau vì đất ... Đời người là một cơn cuồng khát đất. Mà có khi vì cơn khát cháy bỏng ấy, một người vô danh cũng có thể lập nên kỳ tích vĩ đại.
Tôi muốn kể lại một câu chuyện đã kết thúc từ 15 năm trước, về người nông dân trong ảnh. Suốt 20 năm (1975 - 1995) lầm lũi, ông đã dọn sạch cả bãi mìn rộng trên mấy hécta với lý do giản dị: là nông dân nên ông khát đất. Ông gỡ mìn cho đám con nít có thêm mảnh đất chạy sướng chân, cho vợ con ông có thêm miếng rẫy trồng cà, trồng ớt.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

TRÍ THỨC BẤT HẠ HƯƠNG, BẤT ĐẲNG PHẨN



Có lần, sau một hội thảo khoa học, được ngồi trò chuyện với một giáo sư đại học Bắc Kinh, tôi hỏi thực hư chuyện Mao Chủ tịch nói "Trí thức không bằng cục phân". Giáo sư không chút ngạc nhiên mà rung đùi cười:
- Nguyên văn là: "Tri thức bất hạ hương, bất đẳng phẩn" - Giáo sư giải thích tiếp - Câu này Mao Chủ tịch nói vào những năm 50 của thế kỷ trước, ngay vào thời kỳ đầu cách mạng vô sản ở Trung Quốc. Khi giao Trương Hề Nhược làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Mao hỏi: "Làm cách nào để hình thành nên đội ngũ trí thức XHCN?" Trường Hề Nhược trả lời: "Giáo dục là con người. Con người trí thức XHCN là con người nhân văn". Mao vặn: "Thế nào là con người nhân văn?" Trương Hề Nhược lúng túng, vốn đã ngọng, càng ngọng líu ngọng lo: "Nhân văn nà... không cãi nhau, không đánh nhau,... phải đoàn kết một nòng...". Mao quát: "Trí thức có nhiều loại trí thức. Trí thức phong kiến thì cúc cung tận tụy phục vụ vua chúa, trí thức ăn phải bã tư bản thì coi thường nông dân vô học. Nói chung trí thức là thành phần ăn bám nhưng hỗn tạp nhất. Riêng trí thức XHCN thì phải xuống đồng ruộng với nông dân. Trí thức không xuống đồng ruộng thì không bằng cục phân. Hiểu chưa?" Trương Hề Nhược cúi đầu lãnh chỉ rồi biến thành triết lý của nền giáo dục mới.
Nghe đến đó, tôi sáng mắt lên:
- Hóa ra là thế! Dư luận lâu nay vẫn đồn Mao Chủ tịch ít học, hay đố kỵ và ghét trí thức nên mới có lời mạt sát như vậy!
Giáo sư cắt lời:
- Đố kỵ hay không thì không biết. Nhưng Mao Chủ tịch vẫn đứng trên trí thức nhiều bậc...

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

2020: VÀI CÂU CHUYỆN VỀ BIỂN ĐÔNG CHƯA GHI Ở ĐÂU CẢ.




Đầu tháng 7-2019, khi tàu khảo sát địa chấn HD 8 của Trung Quốc đang ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam khu vực Bãi Tư Chính, một “Hội nghị Diên Hồng” đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Không một tờ báo, một trang mạng hay một FB cá nhân nào đề cập đến sự kiện này. Bảo mật thông tin được như thế, chắc chắn Hội nghị Diên Hồng lần II không được tổ chức tự phát, mà phải được chuẩn bị bởi một đơn vị siêu quyền lực.

Khác với Hội nghị thời Trần, tham dự gồm toàn bô lão từ bách tính lê dân. Hội nghị lần này chỉ gồm toàn tướng lĩnh quân đội, đương chức hoặc đã về hưu. Có cả vài lão tướng lừng lẫy một thời nay đã gần trăm tuổi. Trẻ hay già, các vị tướng tham gia Hội nghị đều đồng thuận tuyệt đối ở 3 điểm.

Thứ nhất, tạo ra căng thẳng ở Biển Đông là sách lược chuyển mâu thuẩn nội tại quốc gia ra ngoài biên giới lục địa; xâm lấn Biển Đông là dã tâm hiện thực hóa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Chọn khu vực Bãi Tư Chính để “thăm dò điạ chấn”, mục đích dầu mỏ với Trung Quốc chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng, Bãi Tư Chính của Việt Nam đang chứa trong lòng nó khoảng 80% trữ lượng băng cháy toàn thế giới. Đây sẽ là nguồn năng lượng của tương lai thay thế kỷ nguyên dầu hỏa trong khoảng 800-1000 năm. Vì tất cả những lý do trên, Trung Quốc sẽ ngày càng lấn tới trên Biển Đông. Mọi cách giải quyết bằng con đường ngoại giao, kể cả ở cấp ngoại giao cao nhất đều vô ích. Nếu không muốn mất thêm chủ quyền, không còn cách nào khác, chúng ta phải chẩn bị cho chiến tranh!

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”: Đạo ý thơ?




 - Bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” (của Hàn Ngọc Bích) đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ nhiếu nhi Việt Nam. Tình cờ chúng tôi biết được lời bài hát lại rất giống với ý bài thơ cùng tên của một tác giả khác.

Tác giả đó là nhà thơ Tô Xuân Lựu, người thôn Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Chúng tôi đã tìm gặp nhà thơ Tô Xuân Lựu để tìm hiểu cho rõ ngọn ngành.

Ngồi trước mặt chúng tôi là một người đàn ông gầy gò, khắc khổ, mắt đã nhìn không còn rõ. Năm nay, nhà thơ Tô Xuân Lựu đã ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, cái tuổi được an hưởng tuổi già nhưng ông vẫn còn canh cánh một nỗi niềm trong ký ức năm xưa chưa biết tỏ cùng ai.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

QUÃNG ĐỜI ẤM ÁP.

Ảnh minh họa: các cựu HSMN lớp 10G niên khóa 1965 - 1966 về thăm lại bà con nơi sơ tán tại thôn Tân Lập, Đông Triều.


(Truyện ngắn về HSMN)

Tôi và Siu Noi thành bạn thật bất ngờ. Một buổi tối tháng tám oi ả, khi tôi cố đưa đầu que gỗ có đóng đinh để khèo trộm su hào trong bếp tập thể thì một bàn tay cứng như sắt chụp xuống vai tôi. “Thế là hết. Nghỉ học, đi nắm than cải tạo ba tháng”. – Tôi vụt nghĩ.
        - Mày là thằng Trung thường bị cờ đỏ nêu tên vì bỏ giờ tự học phải không?
        -  Ngửng lên thì ra Siu Noi, sinh viên khoa Sử cùng trường. Tôi ấp úng:
        - Dạ … phải.
        - Giờ lại thêm nghề đạo chích nữa?     
      - Bọn em đói quá.
        - Không sao: đói ăn vụng, túng làm liều. Để tao giúp một tay.

   Anh “biểu diễn” thật đẹp mắt. Loáng một cái, hai củ su hào đã trong tay tôi. Trên đường về, anh hỏi: 
     - Mày có muốn nhập hội chúng tao không?
     Muốn
        - Vậy chiều mai đến chỗ tao nghe.
        - Dạ

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Buổi lễ đặt Bia tri ân Cố Alexandre de Rhodes tại Ba Tư

mộ ALEXANDRE DE RHODE

KHỞI ĐẦU

Nhớ lại nay đã gần 2 năm, cuối năm 2017, một sự kiện văn hóa đã xuất hiện tại Việt Nam:  nguyên là Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, đã đưa ra đề nghị cải tạo cách viết chữ quốc ngữ. Cách viết của ông ấy làm cho tiếng Việt na ná giống tiếng Trung Quốc được phiên âm bằng ký tự la tinh.

Tôi rất buồn, nhưng tôi có thói quen phản ứng tích cực chứ không hành xử tiêu cực. Tôi không tìm cách phê phán ai, tôi chỉ nói tại sao mình không đưa ra một đợt tôn vinh chữ quốc ngữ, cách phản ứng tích cực hữu hiệu cho việc phản bác sai trái.

Bởi vì chúng tôi cho rằng chữ quốc ngữ đã quyện vào tâm hồn dân tộc. Tất cả người Việt nói tiếng Việt đều viết chữ quốc ngữ. Bây giờ cứ nhìn thấy chữ quốc ngữ thì người Việt đã tìm thấy tâm hồn, tìm ra ý thơ, nét nhạc. Cho nên mình phải bảo tồn và tôn vinh nó. Mà muốn làm vậy thì trước hết phải tri ân những người tiền bối đã khai sinh ra chữ quốc ngữ.